Thursday, October 13, 2016

Từ quán “Bún chửi” đến bài thơ “Bánh vẽ”

ảnh internet

Quán bún chửi ở đường Ngô Sĩ Liên, Hà Nội của bà chủ quán Hán Thị Kim Thảo là một hiện tượng đáng được lưu ý xét về mặt tâm lý xã hội học.
Người ăn đến quán chịu đựng ngôn ngữ đanh đá, bổ bã, hỗn xược, hết sức phản văn hóa ứng xử của bà chủ quán để được ăn một bát bún ngon, điều đó nói lên điều gì? Phải nghĩ thế nào khi có người cứ cúi đầu vào bát bún sẵn sàng bỏ qua những lời cạnh khóe, mắng mỏ chỉ vì mình ngồi trong quán hơi lâu hoặc dám hỏi thêm một chút gia vị ? 
Hiện tượng đó chính là sự chấp nhận hoặc thỏa hiệp với cái xấu để đổi lấy một chút lợi lộc nho nhỏ. 
Có một thời trong hệ thống bao cấp và tem phiếu, cái ăn là mối quan tâm hàng đầu. Gạo, thịt, mỡ, đường, cả củi đốt cũng được phân phối theo tiêu chuẩn, người dân không thể nghĩ đến cái gì khác hơn là miếng ăn bỏ vào mồm hằng ngày. Thời đó chị mậu dịch viên có mắng một đôi câu nhưng được mua mấy cân gạo ít mối mọt thì cũng đành ngậm miệng. Phải chăng tâm lý cam chịu đó đã “di truyền” đến thời nay mặc dù điều kiện sống đã thay đổi, cái ăn không còn là sự thúc bách cấp thiết như trước? Nếu không thế thì tại sao ở Sài Gòn không có hiện tượng bún chửi, cháo mắng, ốc quát? Tôi đoan chắc bà Hán thị Kim Thảo mà dời quán vào miền Nam thì sẽ sập tiệm trong vòng vài tuần.
Chẳng phải chỉ có giới bình dân mới cúi đầu cam chịu. Nhiều người được gọi là văn nghệ sĩ cũng có thái độ tiêu cực đó. Nhà văn Nguyễn Tuân chẳng hạn, có lần ông thú thật với người quen sở dĩ ông tồn tại được là vì ông biết sợ. Nhạc sĩ Tô Hải khi tuổi đã gần đất xa trời mới dám viết “Hồi ký của một thằng hèn”. Đặc biệt thi sĩ Chế Lan Viên là quan chức có cấp bậc cao trong làng văn nghệ, nhà lý luận văn nghệ Mác xít thường đi rao giảng trong các hội nghị văn hóa, nhà tụng ca chuyên nghiệp đã viết hằng trăm bài ca ngợi lãnh tụ, ca ngợi thời đại; thế mà cũng chấp nhận sự dối trá, thỏa hiệp với những điều bịp bợm chỉ để được … ăn! Hãy đọc bài “Bánh vẽ” được công bố trong di cảo của ông vì ông không dám đưa ra bài thơ thời còn sống:
BÁNH VẼ
Chưa cần cầm lên nếm,anh đã biết là bánh vẽ
Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn
Cầm lên nhấm nháp.
Chả là nếu anh từ chối
Chúng sẽ bảo anh phá rối
Đêm vui
Bảo anh không còn có khả năng nhai
Và đưa anh từ nay ra khỏi tiệc...
Thế thì đâu còn dịp nhai thứ thiệt?
Rốt cuộc anh lại ngồi vào bàn
Như không có gì xảy ra hết
Và những người khác thấy anh ngồi,
Họ cũng ngồi thôi
Nhai ngồm ngoàm...
Ai cũng biết thứ bánh vẽ mà Chế Lan Viên nhai ngồm ngoàm đó là gì. Đó là những chủ trương, chính sách, nghị quyết mà cấp trên dồn nhét vào đầu nhà thơ, rồi đến phiên mình nhà thơ lại sáng tác những bài tụng ca như một hình thức nhai lại cái bánh vẽ đó cho nhuần nhuyễn để nhỏ từng giọt vào mồm người đọc thơ ông. Thảo nào một anh bạn tôi là nhà thơ có vai vế trong Hội Nhà văn Hà Nội có lần bảo nhỏ tôi: “Sáng tác của bọn ngồi trên bàn chủ tọa đa phần không phải do rung động của trái tim mà vì sự co bóp của dạ dày đó thôi.”
Sự thật trần trụi và đáng buồn biết bao nhiêu!

FB Song Tran.

NHữNG NGƯờI RấT TRẻ ở HONG KONG


“Các người có thể xiềng xích tôi, các người có thể tra tấn tôi, các người thậm chí có thể tàn phá cơ thể này nhưng các người không bao giờ có thể cầm tù được tâm hồn tôi” – thay vì đọc lời tuyên thệ cho kỳ họp Hội đồng lập pháp Hong Kong (Legco), hôm nay, 12-10-2016, tân nghị viên Nathan Law Kwun-chung, 23 tuổi, đã phát biểu như vậy (dẫn lại lời Mahatma Gandhi). Nathan Law, một trong những thủ lĩnh Phong trào Dù Vàng 2014, từng là tổng thư ký Liên đoàn Sinh viên sau 79 ngày Hong Kong sục sôi với chiến dịch Dù Vàng. Cậu cũng là một trong 5 thủ lĩnh sinh viên ngồi trên bàn đàm phán mặt đối mặt với đại diện chính quyền Hong Kong. Tháng 4-2016, Nathan Law cùng một số bạn, trong đó có Joshua Wong Chi-fung (Hoàng Chi Phong) thành lập đảng Demosisto…
Vài phút trước tuyên bố đanh thép của Nathan Law, nghị viên trẻ Sixtus “Baggio” Leung Chung-hang, 30 tuổi, thành viên đảng Youngspiration, cũng gây sốc khi quấn băngrôn xanh ghi hàng chữ “Hong Kong không phải Trung Quốc”. Và thay vì nói “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, Sixtus Leung nói “Cộng hòa Nhân dân Tàu Chệt” (tạm dịch từ chữ “Shina”, cách nói miệt thị Trung Quốc của người Nhật). Trong khi đó, tân nghị viên Yau Wai-ching, 25 tuổi, cũng thuộc đảng Youngspiration, nói rằng cô ủng hộ Hong Kong độc lập khỏi Trung Quốc và từ chối tuyên bố trung thành với Bắc Kinh. “Tôi, Yau Wai-ching, trang trọng thề rằng tôi sẽ trung thực và trung thành với tổ quốc Hong Kong và sẽ cố gắng hết sức để bảo vệ và che chở cho những giá trị Hong Kong”. Được yêu cầu phải tuyên thệ đúng, Yau Wai-ching sửa lại rằng cô sẽ trung thành với “đặc khu Hong Kong thuộc Cộng hòa Nhân dân chó chết Tàu Chệt” (tạm dịch từ “People’s Refucking of Shina”).
Eddie Chu Hoi-dick, 38 tuổi, một tân nghị viên khác, đọc đúng bản tuyên thệ nhưng ở phần cuối lại thêm câu: “Dân chủ và tự quyết. Chuyên chế sẽ chết!”. Eddie Chu không là gương mặt mới trong phong trào dân chủ Hong Kong. Năm 2006, anh từng tham gia chiến dịch cứu cầu tàu Star Ferry và sau đó là cầu tàu Queens trước nguy cơ hai di tích lịch sử này bị xóa sổ để làm đường. Chu, tốt nghiệp Đại học Trung Quốc Hong Kong (Chinese University of Hong Kong), từng là thông tín viên quốc tế của tờ Minh Báo, từng đến Pakistan, Afghanistan và Iran. Sau vụ cầu tàu Queens, Eddie Chu thực hiện một chiến dịch lớn hơn chống lại dự án đường xe lửa cao tốc xuyên biên giới với kế hoạch xóa sổ nhà ở của hơn 100 gia đình tại làng Tsoi Yuen ở Yuen Long…
Cần nhắc lại, cuộc bầu cử Legco (4-9-2016) thu hút hơn 2 triệu cử tri (chiếm gần 60% cử tri đăng ký) với sự tham gia nhiều đảng mới do các chính trị gia trẻ tuổi thành lập. Sonny Shiu-Hing Lo, giáo sư Viện giáo dục Hong Kong, tác giả quyển “Hong Kong’s Indigenous Democracy”, nói rằng, một chương mới đã mở ra cho chính trị Hong Kong khi ngày càng có nhiều thủ lĩnh trẻ mang khuynh hướng cấp tiến và chống đối mạnh mẽ sự lệ thuộc Trung Quốc. “Cuộc bầu cử này cho thấy một sự thay đổi thế hệ trong phong trào ủng hộ dân chủ” - Sonny Shiu-Hing Lo nói. “Không chỉ chiến thuật của thế hệ mới này là mới mẻ mà ý tưởng của họ cũng mới mẻ. Vì thế, có thể thấy Bắc Kinh sẽ phải nhức đầu. Bắc Kinh không thể áp dụng các chiến thuật cũ chẳng hạn đồng hóa để nói chuyện với thế hệ dân chủ mới này, bên trong cũng như bên ngoài Legco” - Sonny Shiu-Hing Lo nhận định tiếp.
Jason Ng, tác giả quyển “Umbrellas in Bloom”, dự báo sự xuất hiện của những cuộc trình diễn “pháo hoa chính trị”, khi mà những người trẻ tuổi có thiên hướng chính trị cao đã giành lấy tấm áo choàng từ những nhân vật dân chủ chính quy truyền thống được biết dưới cái tên “nhóm những nhà ủng hộ dân chủ” (pan-democrat – “phiếm dân chủ phái”). Cần nói thêm, nhóm “pan-democrat” là những nhà hoạt động thoát thai từ các phong trào thanh niên từ thập niên 1970. “Muốn hay không, “pan-democrat” cũng phải thấy rằng một sự chuyển giao thế hệ đang hình thành” - Jason Ng nói. Khác biệt giữa “pan-democrat” với những nhà dân chủ trẻ hiện nay là thế hệ trẻ sẵn sàng “chơi liều cao” và "đô mạnh", dám phá vỡ nguyên tắc truyền thống để đòi hỏi một nền dân chủ rộng mở hơn và đặc biệt phải độc lập với sự cai trị từ Bắc Kinh. Nếu cần đối đầu với bạo lực đàn áp từ Bắc Kinh, họ luôn sẵn sàng.
Họ đã thể hiện điều đó rồi, vào hôm nay, trong phiên tuyên thệ. Chưa bao giờ trong lịch sử Legco lại có một buổi tuyên thệ như thế!
………
(Shina viết theo kanji là 支那, có thể dịch là "Tàu Chệt"? Xin các vị giỏi tiếng Hoa và tiếng Nhật chỉ giúp)
La to “độc tài, độc tài”, các nghị viên trẻ Hong Kong đã làm náo động… Bắc Kinh sáng nay (ảnh: Nathan Law đang phát biểu - CNN)

Manh Kim

MUỐN VĂN MINH, HÃY THOÁT TRUNG (......IS NOT CHINA)

Ông Lý Quang Diệu đã quyết định để dân tộc Singapore tiếp cận văn minh Tây phương và không để đất nước mình bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc, dù lúc lập quốc thì dân số của Singapore hầu hết (đến 90%) là người gốc Hoa. Và đồng nghĩa với việc đó, Ông cho người dân đảo quốc này học tiếng Anh và coi đó như là ngôn ngữ thứ 2 của quốc gia mà không cho học tiếng Trung. Kết quả là họ trở thành cường quốc châu Á sau 60 năm tồn tại, nhiều mặt còn vượt Mỹ và một số nước châu Âu phát triển khác.
Hồng Kông, cũng luôn đấu tranh một cách kịch liệt để chống trả quyết liệt sự ảnh hưởng hoặc cố tình thâu tóm từ Bắc Kinh (Hong Kong IS NOT China). Vì họ đã từng được sống và thụ hưởng nền văn minh Âu châu (Anh cai quản) trong một thời gian khá dài. Nên họ hiểu thế nào là sự mọi rợ của cộng sản Trung Quốc.
Đài Loan, cũng tương tự, khi luôn tranh đấu để chứng minh sự độc lập như một quốc gia trước thế giới mà hoàn toàn không dính dáng gì đến chính quyền Trung Hoa.
Nhật Bản, Hàn Quốc, đều tiếp cận và theo văn minh Tây phương, Âu-Mỹ. Nên giờ họ trở thành những con rồng không chỉ ở châu lục này mà còn vươn tầm ra thế giới với nhiều lĩnh vực.
Còn chúng ta, đang cho thông xe cho dân Trung Quốc lái trực tiếp vào lãnh thổ Việt Nam dưới dạng du lịch tới 100 lượt xe qua cửa khẩu mỗi ngày, và cùng lúc là phổ cập việc học tiếng Hán trong các trường học trên toàn quốc.
Hiện tại, Trung Quốc, là một nước "to", nhưng hầu hết không ai chơi, vì chúng dùng những thủ đoạn bẩn thỉu như mua chuộc (bằng tiền, lợi ích, quyền lực, gái), hoặc nếu không được thì dằn mặt, bành trướng, không tuân theo bất cứ nguyên tắc hay luật pháp văn minh nào. Và ngay cả dân chúng của chúng, chúng còn sẵn sàng đàn áp hay giết chóc một cách dã tâm, đầy man rợ.

Luân Lê

Get paid to share your links!