Monday, October 10, 2016

CHÚNG TÔI KHÔNG SỢ

Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (aka Mẹ Nấm), người từ rất sớm đã bền bỉ lên tiếng đòi khởi tố và đóng cửa Formosa, vừa bị công an Khánh Hoà bắt trưa nay theo Điều 88 Bộ luật Hình sự, tội Tuyên truyền chống Nhà nước.
Vậy là, thay vì tìm cách khôi phục sinh kế cho người dân và khắc phục hậu quả môi trường của thảm hoạ Formosa, chính quyền lại, một mặt tung quân trấn áp biểu tình tại miền Trung, mặt khác bắt bớ nhà hoạt động là ngòi nổ ở những địa phương khác.
Tất cả những động thái này không nằm ngoài mục đích gieo rắc nỗi sợ hãi cho bất kỳ ai có ý định phản kháng, ngay cả khi sự phản kháng đó là nhằm bảo vệ không gian sinh tồn cho nhiều thế hệ người Việt.
Nhưng chắc chắn chính quyền sẽ thất bại.
Hãy hỏi những ngư dân miền Trung xem họ có sợ không?
- Không. Mất biển, bỏ ghe rồi thì còn gì mà sợ nữa. Tương lai chỉ mở ra khi cánh cửa Formosa đóng lại, nên cứ phải tiếp tục đấu tranh cho đến khi nào chúng rút khỏi Việt Nam mới thôi.
Hãy hỏi những người hoạt động khác xem họ có sợ mà rút khỏi con đường họ đã chọn không?
- Không. Bắt một người có thêm cả trăm người mới tham gia, cả ngàn người cảm tình viên với các hoạt động đòi quyền làm người. Bắt bớ cả vài chục năm rồi có dập tắt được ao ước của con người ta muốn sống với đúng phẩm giá của mình đâu.
Và cuối cùng, hãy nhìn thẳng vào mắt chị Nấm và hỏi xem chị ấy có sợ không?
- Dĩ nhiên là không.
Vậy nên, các ông nhầm rồi. Chúng tôi không sợ!

Nguyen Anh Tuan


BÊN BỜ KIA THIÊN ĐƯỜNG

Trump có thể kiếm tiền được đấy, nhưng không phải là người có cái đầu về chính trị và nhãn quan chiến lược.
Hillary thì là một luật sư kỳ cựu, hoạt động nữ quyền rộng khắp thế giới chứ không riêng gì ở Mỹ. Và chính trị gia thường là luật sư đắc cử vào vị trí tổng thống (gần 30 trên 44 đời tổng thống đã qua).
Obama là vị tổng thống da màu đầu tiên của Hoa Kỳ, người mà đã hiện thực lời tuyên bố của Fidel Castro từ hơn 50 năm trước, rằng, Cuba sẽ từ bỏ chủ nghĩa xã hội một khi Mỹ có tổng thống da màu đầu tiên.
Và điều đó đã xảy ra từ 2 nhiệm kỳ trước, nhưng Obama gặp khó khăn khi tiếp quản nhà trắng, là thời điểm rơi sâu vào khủng hoảng tài chính toàn cầu mà ngay cả Mỹ cũng điêu đứng suốt một thời gian sau đó. Tuy nhiên, ông cũng có những di sản nhất định như đạo luật ObamaCare được ban hành để giúp bệnh nhân được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn hay việc xoay trục chính trị sang châu Á, nhất là sau khi thất bại tại Trung Đông và không dấn sâu ở châu Phi thêm nữa.
Trump đại diện cho sự độc tài, thô lỗ, quyết đoán nhưng nóng vội, lợi ích bảo thủ và cực đoan chứ không dùng bạn bè hay phương tiện văn minh, ông ta sẵn sàng làm "mạnh tay" để thoả mãn ý muốn của mình.
Chính trị đương nhiên là dối trá, tuy nhiên đó chỉ là thủ đoạn bề mặt, nhất là trong một nền chính trị công khai và dân chủ như Mỹ, mọi sự dối trá, thủ thuật, đều được sử dụng một cách hợp lệ nếu chúng hợp pháp và phải công khai, bởi ở Hoa Kỳ không có khái niệm đạo đức đơn thuần (mà nhiều khi là hủ bại như ở xứ ta). Họ tranh luận công khai, đối đáp và hùng biện, ở đó họ tìm kiếm tài năng dẫn dắt và thuyết phục đám đông chứ không phải thông qua hình ảnh đạo đức thông thường. Anh có thể dùng đạo đức để tấn công, nhưng khả năng chống đỡ và giải quyết vấn đề đó như thế nào mới khiến cử tri quyết định lựa chọn ứng viên cho mình. Chồng bà ta có thể không được thoả mãn bởi bà ấy, nhưng nước Mỹ lại có thể an toàn khi bà ấy đảm nhận chức vị lãnh đạo. Giống như những thiên tài, làm được những điều phi thường nhưng cái ống nước bị vỡ chưa chắc đã biết cách sửa chữa.
Việt Nam, còn bao nhiêu triệu người có tri thức và lương tâm mà đang từng ngày thèm khát sự tự do và một nền chính trị dân chủ như vậy hiện diện trên đất nước này?
Như ông Obama đã nói khi đứng ở đây vài tháng trước, rằng, chính bản thân chúng ta là thứ chúng ta đang tìm kiếm, nên để biến chúng (những ước uốn) thành hiện thực mà bất kỳ ai cũng có thể trở thành một nhân vật của lịch sử tham gia vũ đài chính trị văn minh và dân chủ sôi động, thì ngay từ lúc này, hãy lên tiếng và hành động, để không còn chỉ là kẻ đóng vai khán giả đứng nhìn lá phiếu của mình khi rời khỏi bàn tay là sẽ trở thành bí mật.
Và,
Không phải chúng ta, thì là ai?
Không phải lúc này, sẽ là khi nào?

Luân Lê

KHI “VÕ ĐÀI ĐẫM MÁU” KếT THÚC

Ảnh: NYTimes

Cuộc tranh luận lần thứ hai (kết thúc lúc 9:37AM giờ VN; xem trên trang NBC News) là một võ đài thật sự. Hai đối thủ tấn công nhau quyết liệt không thương tiếc. So với cuộc tranh luận đầu tiên thì cuộc tranh luận này dữ dội và khốc liệt hơn. Như một trận ác đấu. Donald Trump vẫn áp dụng chiến thuật áp đảo bằng cách liên tục cắt lời. Trump thiếu bình tĩnh. Ông gần như không ngồi. Ông nhăn nhó, căng thẳng, đi lòng vòng một cách bồn chồn, micro luôncầm sát miệng để chực cướp lời. Khi trả lời, Trump đi đường vòng, tránh đề cập trực tiếp nội dung câu hỏi. Khi được hỏi sẽ làm gì với Syria nếu đắc cử, Trump không trả lời thẳng mà dồn “đạn” công kích cá nhân Hillary. Ứng cử viên Dân chủ kiểm soát “sân khấu” tốt hơn. Bà tự tin và không bị sập bẫy khiêu khích của Trump. Tuy nhiên, Hillary đã không thắng được Trump như lần tranh luận trước. Trump không bị hố nhiều như cuộc tranh luận đầu tiên. Ông đã chuẩn bị tốt cho hiệp hai này. Tỷ số trận đấu có thể được xem là huề.
Điều đáng chú ý nhất ở cuộc tranh luận này là câu hỏi cuối cùng của một cử tri, rằng điều tích cực mà hai người biểu thị sự tôn trọng nhau là gì. Hillary nói bà tôn trọng con cái Trump. Trong khi đó, Trump nói: “Tôi sẽ nói thế này về Hillary. Bà ấy không từ bỏ. Bà ấy không khoan nhượng. Tôi nể trọng điều đó. Tôi nói như thế này: bà ấy là một chiến binh. Tôi không đồng ý với hầu hết những gì bà ấy chiến đấu để giành được. Tôi rất không đồng ý với cách bà ấy phán xét trong nhiều trường hợp nhưng bà ấy chiến đấu rất quyết liệt và bà ấy không từ bỏ cũng như không khoan nhượng. Tôi cho rằng đó là một phẩm chất rất tốt”.
Như trên võ đài quyền anh, sau khi đấm nhau máu me đầm đìa, lúc kết thúc trận, hai võ sĩ lại bắt tay và thậm chí ôm nhau. Cuộc chiến của họ là trận so găng không khoan nhượng để quyết định kẻ thắng người thua. Họ luôn tìm cách móc vào quai hàm đối thủ để hạ đo ván. Điều đó không ngăn được họ nể nhau nếu đối thủ đánh trúng mình hoặc đối thủ né được đòn của mình. Họ vừa đánh nhau vừa đánh giá mức độ thông minh và khéo léo của đối thủ. Tuy nhiên, họ xem nhau như đối thủ chứ không phải kẻ thù.
Sau khi gục ngã hay chiến thắng, họ thường thể hiện sự nể phục dành cho đối thủ, đặc biệt khi đối thủ ngang tài ngang sức. Họ hiểu cả hai đều nỗ lực nhiều như thế nào. Người Mỹ luôn thích chiến thắng và giành vị trí dẫn đầu. Văn hóa cạnh tranh khốc liệt luôn đẩy họ đến nỗ lực chiến thắng, trước hết là chiến thắng bản thân. Có thể hiểu tại sao họ luôn khao khát chiến thắng và tự hào với chiến thắng. Tuy nhiên, họ không lấy chiến thắng để sỉ nhục kẻ thua trận. Đó không chỉ là thói quen trong văn hóa ứng xử của người Mỹ. Nó còn là kết quả của một nền giáo dục. Trong nhiều trường hợp, kẻ thua trận thường để lại rất nhiều bài học cho kẻ chiến thắng (và ngược lại).

Manh Kim

Get paid to share your links!