Trump có thể kiếm tiền được đấy, nhưng không phải là người có cái đầu về chính trị và nhãn quan chiến lược.
Hillary thì là một luật sư kỳ cựu, hoạt động nữ quyền rộng khắp thế giới chứ không riêng gì ở Mỹ. Và chính trị gia thường là luật sư đắc cử vào vị trí tổng thống (gần 30 trên 44 đời tổng thống đã qua).
Obama là vị tổng thống da màu đầu tiên của Hoa Kỳ, người mà đã hiện thực lời tuyên bố của Fidel Castro từ hơn 50 năm trước, rằng, Cuba sẽ từ bỏ chủ nghĩa xã hội một khi Mỹ có tổng thống da màu đầu tiên.
Và điều đó đã xảy ra từ 2 nhiệm kỳ trước, nhưng Obama gặp khó khăn khi tiếp quản nhà trắng, là thời điểm rơi sâu vào khủng hoảng tài chính toàn cầu mà ngay cả Mỹ cũng điêu đứng suốt một thời gian sau đó. Tuy nhiên, ông cũng có những di sản nhất định như đạo luật ObamaCare được ban hành để giúp bệnh nhân được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn hay việc xoay trục chính trị sang châu Á, nhất là sau khi thất bại tại Trung Đông và không dấn sâu ở châu Phi thêm nữa.
Trump đại diện cho sự độc tài, thô lỗ, quyết đoán nhưng nóng vội, lợi ích bảo thủ và cực đoan chứ không dùng bạn bè hay phương tiện văn minh, ông ta sẵn sàng làm "mạnh tay" để thoả mãn ý muốn của mình.
Chính trị đương nhiên là dối trá, tuy nhiên đó chỉ là thủ đoạn bề mặt, nhất là trong một nền chính trị công khai và dân chủ như Mỹ, mọi sự dối trá, thủ thuật, đều được sử dụng một cách hợp lệ nếu chúng hợp pháp và phải công khai, bởi ở Hoa Kỳ không có khái niệm đạo đức đơn thuần (mà nhiều khi là hủ bại như ở xứ ta). Họ tranh luận công khai, đối đáp và hùng biện, ở đó họ tìm kiếm tài năng dẫn dắt và thuyết phục đám đông chứ không phải thông qua hình ảnh đạo đức thông thường. Anh có thể dùng đạo đức để tấn công, nhưng khả năng chống đỡ và giải quyết vấn đề đó như thế nào mới khiến cử tri quyết định lựa chọn ứng viên cho mình. Chồng bà ta có thể không được thoả mãn bởi bà ấy, nhưng nước Mỹ lại có thể an toàn khi bà ấy đảm nhận chức vị lãnh đạo. Giống như những thiên tài, làm được những điều phi thường nhưng cái ống nước bị vỡ chưa chắc đã biết cách sửa chữa.
Việt Nam, còn bao nhiêu triệu người có tri thức và lương tâm mà đang từng ngày thèm khát sự tự do và một nền chính trị dân chủ như vậy hiện diện trên đất nước này?
Như ông Obama đã nói khi đứng ở đây vài tháng trước, rằng, chính bản thân chúng ta là thứ chúng ta đang tìm kiếm, nên để biến chúng (những ước uốn) thành hiện thực mà bất kỳ ai cũng có thể trở thành một nhân vật của lịch sử tham gia vũ đài chính trị văn minh và dân chủ sôi động, thì ngay từ lúc này, hãy lên tiếng và hành động, để không còn chỉ là kẻ đóng vai khán giả đứng nhìn lá phiếu của mình khi rời khỏi bàn tay là sẽ trở thành bí mật.
Và,
Không phải chúng ta, thì là ai?
Không phải lúc này, sẽ là khi nào?
Luân Lê
No comments:
Post a Comment