Saturday, October 1, 2016

LÀM BÁO THỜI MẠT

Ảnh internet
Triết gia Karl Marx, cha đẻ của CNXH đã từng nói: "Chỉ có súc vật mới quay lưng lại nỗi đau khổ của đồng loại để chăm lo riêng cho bộ da của mình". Người chắc là phải khác vật, nhất là người ở "xứ sở kỳ diệu bạo tàn và chốn tận cùng thế giới".
Có ai đó đề xuất nên học Hán Nôm để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, nhưng thiết nghĩ chả cần đâu, vì chưa bao giờ Tiếng Việt lại trong sáng như thời nay. Phóng viên tuổi trẻ bị đánh ngay giữa thanh thiên bạch nhật, đúng sai thì còn tùy, nhưng những người cầm súng đã dùng từ "gạt tay vào má" để miêu tả, nghe thật là thân thương đậm tình quân dân. CSGT đập gậy vào mặt người đi đường thì được miêu tả bằng "người dân vô tình vướng gậy", nhận tiền hối lộ thì miêu tả bằng "nhận một vật giống tiền"... Ngôn ngữ trong sáng, hình tượng, sáng tạo đến thế là cùng, học Hán Nôm làm gì, học các anh ấy được rồi.
Tuổi trẻ là báo có truyền thống lâu đời, có thể nói có vị thế rất cao trong làng báo, nhưng phóng viên của mình vẫn bị phạt 14,4 triệu sau khi bị đánh và trưởng CA huyện đã nhận sai. Nó khiến cho những ai đang không muốn im lặng cảm thấy đắng nghét và tởm lợm cho cái thời mạt, cái thời không phải chỉ bạo lực đạp trên pháp luật mà những người thực thi pháp luật thản nhiên dung dưỡng. Những thứ rõ ràng còn như thế, mơ hồ kiểu như "buồn bã tự tử trong đồn" thì biết làm sao?
Khi chúng ta im lặng, khi đứng giữa thiện và ác, không chọn gì cả là nghiễm nhiên đứng về cái ác. Khi chúng ta nghĩ rằng đấy là chuyện đời, chuyện người thì đừng ngạc nhiên đến một ngày nào đó sẽ nhận được một cú đấm chí mạng mà đến lúc gục cũng không hiểu vì sao.
Làm báo cũng được coi là nói thay tiếng nói, nói thay nguyên vọng của nhiều người. Làm báo dưới thời mà cú đấm và dùi cui có thể vung vào mặt mình bất cứ lúc nào thì ngoài lòng dũng cảm, họ còn cần những bàn tay của nhân dân, chứ không phải sự thờ ơ đến bàng hoàng.

Bui An

Phỏng vấn GS-TS Ngô Trường An.


- Pv: Thưa gs! Ông có nhận xét gì về cơn mưa chiều 26-9 ở Tphcm vừa qua ?
- Gs: À, nhận xét của tôi cũng không ngoài sự nhận xét của đồng chí chủ tịch thành phố! Nhìn chung, cơn mưa CỰC con mẹ nó ĐOAN chiều 26-9 mang lại nhiều mặt tích cực!
- Pv: Tích cực thế nào? Xin ông nói rõ ạ.
- E hèm, Ừm..Ừm!!! Như phát biểu của đồng chí Nguyễn Thành Phong - chủ tịch UBND Tp thì : « trong mấy ngày qua, NHỜ trời mưa nước ngập nhiều tuyến đường nên hạn chế xảy ra nạn cướp giật trong Tp».
Tương tự như vậy, tôi sẽ dẫn chứng thêm nhiều mặt tích cực như: NHỜ trời mưa ngập đường mà tai nạn giao thông không xảy ra. Không có cảnh giàn hàng 2, hàng 3 lạng lách đánh võng trên đường. CSGT đuợc nghỉ ngơi, ăn nhậu thỏai mái. 
Về lợi ích kinh tế: NHỜ ngập đường trên diện rộng nên công ty cây xanh khỏi phải tưới nước . NHỜ cây cỏ ngập sâu và trong nước có nhiều chất độc, chất nhờn nên cây cỏ sẽ không phát triển trong một thời gian dài. Như vậy, công ty cây xanh khỏi tốn tiền cắt cỏ. Chỉ tính riêng 2 khoản này, Tp đã tiết kiệm được hàng tỷ đồng, chứ chưa nói việc bội thu ngân sách do cơn mưa cực đoan đó mang lại
- Pv: xin ông nói rõ hơn về khoản bội thu ngân sách ạ.
- Gs: Theo quan sát của tôi, Chỉ riêng trong đêm 26-9 đã có hàng chục ngàn chiếc xe chết máy trên đường và hàng ngàn chiếc bị ngập sâu dưới tầng hầm chưa mò lên được. Như vậy, hàng triệu lít nhớt sẽ được bán ra thị trường, cộng với các phụ kiện như IC, Tua bin, tép lửa, bu gi..... Rồi nước tẩy rửa, cây lau nhà, xà phòng v.v.... Tất cả các mặt hàng đưa ra thị trường, đồng nghĩa với việc chuyển tiền thuế của dân vào ngân sách nhà nước. Như thế không bội thu thì là gì?
- Pv: Dạ, còn về mặt thiệt hại của người dân. Gs có nhận xét gì không ạ?
- Gs: Người dân bị thiệt hại à? Thiệt hại thế nào?
- Pv: Theo điều tra của báo « Tủi Thân » thì hàng ngàn hộ dân bị ngập nước, hư hại nhiều thiết bị điện máy. Các hộ bán hàng tạp hóa bị ướt, phải tiêu hủy hàng hóa rất nhiều. Các quán ăn, quán nhậu bị ế chổng gọng. Các công nhân, công chức bị dầm mưa ướt, lạnh, hư xe không đi làm được ngày hôm sau.v.v...
- Gs: Nè, nè... Tui không rãnh để trả lời mấy dzụ này nhé! Chuyện ảnh hưởng trực tiếp đến họ, họ không thắc mắc, không có ý kiến, không khiếu nại thì thôi. Mắc mớ chi ông biểu tui trả lời cho họ hả? Cái đồ phóng viên dzô dziên!

Ngô Trường An

SÀI GÒN KHÔNG PHảI Của TÔI

ảnh minh hoạ
4g15 sáng nay tôi đã bị dựng ngược dậy dù mệt đừ vì trước đó gần như không ngủ được. Lý do: mùi thối kinh khủng lại tiếp tục tấn công. Nhiều tháng qua, không khí đặc quánh mùi thối chưa bao giờ dứt điểm. Nó đến rất nhanh và mùi nặng đến mức như thể quyện sệt vào không khí. Nó mạnh đến mức có thể làm bạn chóng mặt. Thế mà trong báo cáo gửi ông thủ tướng ngày 29-9, UBND thành phố nói rằng “đây không phải là sự cố môi trường do mức độ phát tán mùi hôi xảy ra không liên tục (theo mùa và hướng gió), ở vào từng thời điểm thời tiết nhất định" và "qua làm việc với Công ty TNHH xử lý chất thải Việt Nam, công ty này đã áp dụng các biện pháp cần thiết nên trong thời gian gần đây tình trạng phát tán mùi hôi đã giảm hẳn" (VNE 30-9-2016). Chẳng giảm gì cả. Báo cáo ấy là báo cáo láo, làm cho xong chuyện. Xin mời xuống đây vừa cùng chúng tôi ngửi mùi vừa làm báo cáo!
Cho đến giờ này, qua gần nửa năm, vẫn chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng như vậy tại khu vực quận 7 và Nhà Bè. Mùi thối vẫn ám ảnh mà chính quyền không rõ vì sao thì là chuyện quá kỳ lạ. Mỗi chiều, khi đón con về, suốt đường Nguyễn Hữu Thọ, từ cầu Ông Lớn đến giao lộ Phạm Hữu Lầu, tôi có thể ngửi thấy mùi thối nồng nặc đến nghẹt thở. Khu vực Nguyễn Lương Bằng vào Phú Mỹ Hưng cũng thoang thoảng dù mùi có nhẹ hơn. Tóm lại, mùi thối đó đến từ đâu?
Nhân tiện nói thêm về quy hoạch dân cư khu vực tôi ở. Cách đây hơn ba năm, khi tôi mới dọn về, khu vực này còn thưa vắng. Từ nhà đến trường chỉ mất khoảng 15 phút. Bây giờ là 45 phút cho bận đi vào buổi sáng. Các chung cư mới đang mọc lên ào ạt. Chung cư nào cũng xây gần sát lề đường. Ai chịu trách nhiệm quy hoạch thiết kế đô thị mà cho phép chung cư dựng sát lề đường như thế? Làm sao thoát nạn kẹt xe? Cách xây như thế cũng cho thấy rằng con đường chạy ngang trước mặt dãy chung cư đồ sộ chắc chắn không thể mở rộng thêm được. Kẹt xe cầu Kênh Tẻ là nỗi ám ảnh man rợ đối với bất kỳ người nào từ quận 7 đi vào quận 1 mỗi sáng và mỗi chiều. Quận 7 mỗi ngày mỗi chật. Dân ngày càng nhiều. Chỉ sau hơn ba năm mà mật độ dân tăng như vậy là quá kinh khủng. Giao lộ Nguyễn Văn Linh là một cơn ác mộng khác. Xe tải chen với xe gắn máy từng centimet.
Hồi tôi mới về, đường Nguyễn Hữu Thọ (đoạn từ cầu Ông Lớn đến giao lộ Phạm Hữu Lầu) còn mấp mô ổ gà. Khoảng một năm sau, đường được tráng nhựa. Vấn đề ở chỗ nó lại được nâng lên cao đến gần 1m nhằm tránh thảm cảnh nước ngập khi triều cường hoặc mưa to. Tôi không biết có bao nhiêu con đường khác ở Sài Gòn được “chống ngập” theo kiểu ấy. Đó là kiểu làm lưu manh và không phải là giải pháp để chống ngập. Không thể chống ngập chỗ này mà lại dồn ngập xuống chỗ khác được.
Chỉ một khu vực nhỏ quanh tôi ở đã bao nhiêu chuyện như thế về quy hoạch và môi trường thì thành phố này có biết bao nhiêu chuyện tương tự, cũng liên quan quy hoạch chụp giật, làm ăn chụp giật, tạo ra một môi trường sống nhếch nhác chụp giật. Rồi khi cần “giải thích”, chính quyền cứ đổ lỗi cho dân. Dân, nếu có lỗi, thì cũng chỉ lỗi một phần, chủ yếu ở lối sống, còn quy hoạch sai và lôi thôi khiến xã hội lôi thôi lếch thếch thì dân chẳng có tội gì mà bắt họ chịu. Chung cư (chẳng hạn Sunrise) xây sát lề đường gây kẹt xe chẳng liên quan gì đến dân cả. Khi các chung cư đang xây hoàn thành trong nay mai và một lượng dân cư nữa lại nhập thêm vào, khu vực này sẽ càng điên đảo bội lần. Khắp Sài Gòn, đâu cũng vậy cả. “Thành phố của chúng ta” rồi sẽ ngày càng trở nên “đáng sống” bội lần.

Manh Kim

Get paid to share your links!