Ảnh internet |
Triết gia Karl Marx, cha đẻ của CNXH đã từng nói: "Chỉ có súc vật mới quay lưng lại nỗi đau khổ của đồng loại để chăm lo riêng cho bộ da của mình". Người chắc là phải khác vật, nhất là người ở "xứ sở kỳ diệu bạo tàn và chốn tận cùng thế giới".
Có ai đó đề xuất nên học Hán Nôm để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, nhưng thiết nghĩ chả cần đâu, vì chưa bao giờ Tiếng Việt lại trong sáng như thời nay. Phóng viên tuổi trẻ bị đánh ngay giữa thanh thiên bạch nhật, đúng sai thì còn tùy, nhưng những người cầm súng đã dùng từ "gạt tay vào má" để miêu tả, nghe thật là thân thương đậm tình quân dân. CSGT đập gậy vào mặt người đi đường thì được miêu tả bằng "người dân vô tình vướng gậy", nhận tiền hối lộ thì miêu tả bằng "nhận một vật giống tiền"... Ngôn ngữ trong sáng, hình tượng, sáng tạo đến thế là cùng, học Hán Nôm làm gì, học các anh ấy được rồi.
Tuổi trẻ là báo có truyền thống lâu đời, có thể nói có vị thế rất cao trong làng báo, nhưng phóng viên của mình vẫn bị phạt 14,4 triệu sau khi bị đánh và trưởng CA huyện đã nhận sai. Nó khiến cho những ai đang không muốn im lặng cảm thấy đắng nghét và tởm lợm cho cái thời mạt, cái thời không phải chỉ bạo lực đạp trên pháp luật mà những người thực thi pháp luật thản nhiên dung dưỡng. Những thứ rõ ràng còn như thế, mơ hồ kiểu như "buồn bã tự tử trong đồn" thì biết làm sao?
Khi chúng ta im lặng, khi đứng giữa thiện và ác, không chọn gì cả là nghiễm nhiên đứng về cái ác. Khi chúng ta nghĩ rằng đấy là chuyện đời, chuyện người thì đừng ngạc nhiên đến một ngày nào đó sẽ nhận được một cú đấm chí mạng mà đến lúc gục cũng không hiểu vì sao.
Làm báo cũng được coi là nói thay tiếng nói, nói thay nguyên vọng của nhiều người. Làm báo dưới thời mà cú đấm và dùi cui có thể vung vào mặt mình bất cứ lúc nào thì ngoài lòng dũng cảm, họ còn cần những bàn tay của nhân dân, chứ không phải sự thờ ơ đến bàng hoàng.
Bui An
No comments:
Post a Comment