Saturday, September 3, 2016

*** Bạn chửi cộng sản để làm gì ? Bạn khen cộng sản để làm gì ?

ảnh: internet
Nếu bạn là người chọn lựa mạng xã hội Facebook làm phương tiện đấu tranh cho Việt Nam , thì chắc chắn không nhiều thì ít bạn đã từng mở miệng chê hay chửi cộng sản . Cộng sản làm sai , làm xấu , làm ác ( Cái này hơi bị nhiều ) thì chê thì chửi , đó là điều đương nhiên và bình thường , không ai thắc mắc . Nhưng nếu cộng sản làm tốt , làm hay , làm đúng ( Cái này hơi bị ít ) thì bạn làm gì ? Bạn sẽ khen , bạn sẽ im lặng hay bạn vẫn chửi ?
Và có bao giờ bạn tự hỏi mình : Chửi CS để làm gì ? Khen CS để làm gì không ? Chửi và khen là có mục đích hẳn hoi hay chỉ là phản ứng máy móc xấu thì chửi , tốt thì khen ?
Theo Nhi nghĩ , thì câu trả lời tùy theo mỗi người .
1- Có người lên FB để đọc thông tin , chia sẻ suy nghĩ cá nhân , không có mục đích gì rõ rệt , thì những người này thường khen chê tùy hứng , xấu thì chửi , tốt thì khen , có khi vừa khen xong quay ra chửi ! Vì khen hay chửi không có tác dụng gì đặc biệt .
2- Có người lên FB để tố cáo tội ác CS , để thức tỉnh người dân bị lừa bịp nhồi sọ , để thúc giục người dân sớm thấy là CS quá sai quá ác nên cần phải đứng lên dẹp bỏ . Những người nay đương nhiên là tập trung vào chửi , và sẽ không bao giờ khen , cho dù thấy điều tốt , vì mục đích của họ là thúc giục người dân đứng lên chống CS 1 cách triệt để .
3- Cũng có người lên FB để thực tập làm dân chủ , học hỏi thế nào là dân chủ . Họ chửi khi CS sai , khen khi CS đúng , để thể hiện cái dân chủ của mình , thể hiện rằng mình công bằng , công đạo , mình không cực đoan . Mục đích của họ thiên về việc chứng minh thế nào là dân chủ hơn là chống CS để có dân chủ .
4- Lại cũng có những người lên FB để xả xú bắp . Họ ghét CS thì họ chửi cho bõ ghét . Những người này thì thường họ chửi tuốt ! Đúng sai hay dở gì cũng chửi hết . CS hay dân chủ gì mà làm cho họ bực là họ phang tuốt , chả chừa thằng nào !
5- Còn 1 loại nữa là loại cho rằng mình lên FB để khai dân trí , bằng cách đem sự thật đến cho ai chưa biết , đưa ra những ý kiến khác biệt , những góc nhìn mới lạ , những tư tưởng của người nước khác ... để thúc đẩy người đọc suy nghĩ . Những người này không quan tâm lắm đến việc khen chê , chửi hay không chửi , mà quan tâm nhất là tư duy có cởi mở không ? Nhận định có đa chiều không ? Ý kiến có mới mẻ không ?
Những nhóm người này mục đích khác nhau , nên cách suy nghĩ và hành động cũng khác nhau , nên nếu cùng ngồi lại mà tranh luận đúng sai thì sẽ thành cãi nhau ỏm tỏi , chẳng ai chịu ai và chẳng đi đến đâu .
Có lẽ vì vậy mà trên FB mới có các hiện tượng cãi nhau , giận nhau , ghét nhau , thậm chí chửi nhau , block nhau .... chẳng qua là vì không nhìn được từ vị trí của nhau , mà chỉ nhìn người khác qua lăng kính của mình . Đó cũng là lý do vì sao người VN không đoàn kết được !
Trở lại chuyện chửi hay khen cộng sản để làm gì ?
Nếu bạn muốn thức tỉnh người dân , không bị CS lừa , sớm thấy CS là xấu là ác để đứng lên chống lại đòi dân chủ , tự do , thì bạn nên tập trung vào chuyện chê và chửi .
Nếu bạn tin rằng đảng CS sẽ biết thay đổi tốt hơn , và khen nó thì nó sẽ khoái mà thay đổi mau hơn để VN sớm có tự do và dân chủ thì bạn nên ráng tìm điểm tốt của CS mà khen nhiều vào .
Còn nếu bạn chỉ muốn thực thi dân chủ thì phải khen chê cho đúng mức và cho công bằng , còn đảng CS có tiếp tục tồn tại và cai trị hay không , thì không quan trọng lắm .
Còn bạn thì sao ? Bạn chửi CS để đạt được mục đích gì ? Và khen CS để làm gì ?

Ngoc Nhi Nguyen

NGƯỜI NGHÈO

ảnh mang tính minh hoạ
Một câu chuyện làm Mẹ Têrêsa cảm kích thường hay được Mẹ kể:
Năm 1982, một hôm có 2 người trẻ tới nhà chúng tôi tại Calcutta. Họ đã nghe rằng, hàng ngày chúng tôi nấu ăn cho 7 ngàn người, nên họ tới và tặng cho chúng tôi một món tiền lớn để chúng tôi giúp người nghèo.
Ở Calcutta, mọi người đều biết là mỗi ngày tất cả các cơ sở dòng Nữ Tử Bác Ái của chúng tôi phải cung cấp thực thẩm cho khoảng 9 ngàn người. Bởi lẽ đó, không lạ gì hai bạn trẻ này muốn dùng số tiền họ tặng vào mục đích trên".
Sau khi giải thích, mẹ Têrêsa kể tiếp:
"Thấy họ còn quá trẻ, tôi tò mò hỏi:
- Hai con có thể cho mẹ biết tiền đâu mà hai con có nhiều thế?
Họ trả lời:
- Chúng con vừa cưới nhau được hai ngày. Trước ngày cưới, chúng con đã suy nghĩ nhiều. Sau cùng, chúng con quyết định không may đồ cưới, cũng không tổ chức yến tiệc linh đình, và chúng con muốn dùng khoản tiền chi phí cho đám cưới để tặng những người không được may mắn như chúng con".
Tôi phân vân, vì đám cưới tại Ấn là một chuyện lớn. Quyết định làm như 2 bạn trẻ này thực là điều ngoại lệ, nên tôi hỏi thêm:
- Tại sao anh chị lại quyết định như vậy?
- Vì chúng con yêu nhau, chúng con muốn có cái gì đặc biệt cho nhau, cái gì đẹp đẽ, và chúng con quyết định hi sinh.
Mẹ Têrêsa cắt nghĩa:
"Ở Ấn Ðộ, đối với một người Hin-đu thuộc giai cấp thượng lưu khá giả, đám cưới mà không có quần áo cưới và tiệc cưới là một điều nhục nhã. Vì thế, chắc chắn mọi người, nhất là những thân nhân họ hàng của đôi vợ chồng trẻ đó đã rất lấy làm lạ và cho quyết định của họ là một việc làm gây tủi hổ cho cả hai gia đình, đàng trai cũng như đàng gái".
Ðể biết rõ thêm, mẹ Têrêsa hỏi:
- Tại sao chúng con lại quyết định táo bạo như thế, chúng con không sợ rằng việc làm như thế sẽ làm phật lòng cha mẹ và họ hàng sao?
Hai bạn trẻ ấy trả lời:
- Chúng con yêu nhau tha thiết. Vì thế chúng con muốn tặng cho nhau một món quà cưới thật đặc biệt. Chúng con muốn khởi đầu cuộc chung sống của chúng con bằng một hy sinh mà cả hai đều dự phần vào.
Thật là tuyệt vời khi nghĩ đến tình yêu cao quí như thế. Tôi luôn luôn cầu nguyện: Lạy Chúa, xin ban cho những người trẻ ơn Thánh và sức mạnh, để trong ngày thành hôn, họ có thể cho nhau trái tim trong sạch, trái tim trinh khiết, thân xác trong trắng là món quà lớn lao của tình yêu nhau.
Theo Internet

GIÁO LUẬN

Buổi chiều, ngồi trước cổng trường trung học Trưng Vương, nhâm nhi ly cafe đen đá ngọt. Nghe tiếng trống trường và các bạn nhỏ rộn ràng chạy vào sân, chắc để tập rượt cho ngày khai giảng sắp tới. Nhìn các bạn trẻ nhỏ ấy tươi vui với chiếc khăn quàng đỏ lại thấy thương các em với nền giáo dục với quá nhiều vấn nạn đè nặng lên trí não mà các em không hề biết.
Phụ huynh thì gánh hàng chục loại phí, quỹ và kể cả việc dạy thêm, học thêm hay chuyện chạy chọt cho học hành. Các em thì đeo ba lô đến trường nặng đến cả gần chục kilogam, mà rồi cũng chỉ để phục vụ các cuộc thi nặng nề hoặc các bảng thành tích của giáo viên giỏi, trường chuẩn hay thành tích cá nhân trong các cuộc thi chọn học sinh giỏi các cấp. Nhưng có khi bảo các em dọn nhà, nấu ăn hay vặn cái át tô mát để ngăn chập điện chưa chắc đã làm được. Hay vứt xuống ao thì cuống cuồng lên mà chìm dần chứ không biết cách thoát thân hoặc được dạy kỹ năng cứu người khác khi đuối nước. Các em không được dạy về phát triển kỹ năng, giáo viên thì quát mắng, chỉ trích hoặc thậm chí trù dập các em khi khác ý kiến hoặc khi làm không tốt một bài tập nào đó.
Giáo dục, tức thày cô phải khai sáng chứ không phải áp đặt. Giáo dục, tức thày cô dẫn dắt chứ không phải nhồi nhét. Giáo dục, tức thày cô là thúc đẩy chứ không phải gò ép, định hướng. Giáo dục, tức thày cô khích lệ chứ không phải phán xét. Giáo dục, tức thày cô để tương tác chứ không phải thể hiện quyền lực.
Nhưng giáo dục, chúng ta đang làm ngược lại.
Học sinh giỏi ở đất nước chúng ta là phải thạo toán, giỏi văn, còn khả năng của nhiều thứ khác thì lại xem nhẹ, như nhạc họa, hội hoạ, thể thao,...Học sinh giỏi của chúng ta là phải đạt thành tích cao trong các cuộc thi kiểu gà nòi từ cấp trường, huyện, tỉnh, quốc gia và quốc tế. Còn không có bảng thành tích nào hoặc điểm số tổng kết thấp thì hẳn nhiên được coi là kém trí và thiếu tài.
Thiên tài Galois, ông Einstein, Bil Gates hay nhà bác học Thomas Edison nếu không may sinh ra ở Việt Nam thì cũng sẽ bị khinh khi và vùi dập vì là những kẻ dốt nát không có học hay bằng cấp nào.
Giáo dục đã không thể khai sáng cho học sinh, không để các em tự do sáng tạo, mà là tạo ra sản phẩm gần như kế thừa và mang đúng bản sắc giáo viên dẫn dạy mình. Đó chính xác là giáo dục của Việt Nam. Giáo viên là chuẩn mực, được nhận xét cả khả năng không thuộc phạm vi chuyên môn, mà vốn dĩ rất nửa vời, và cả mặt đạo đức của các em, rồi từ đó chỉ trích, có khi miệt thị và tìm cách khống chế những tính cách, nếp nghĩ hoặc hành động khác thường của các em. Điều lạ lùng là giáo viên chủ nhiệm cứ thản nhiên đánh giá học sinh theo cách nhìn của mình, coi kinh nghiệm của mình là chuẩn mực đem vào giáo dục và bắt các em phải nghe theo. Vậy là gây ra sự phản kháng từ các em, vốn đang cần sự chia sẻ và trao đổi tích cực, nhưng không được tiếp nhận và lắng nghe từ đại diện của nền giáo dục. Vậy là gây ra tổn thương cho cả hai bên, cả người dạy và người học (theo Mạnh Tử răn dạy). Và từ đó mới có chuyện giáo viên đánh đập học sinh khi không làm được bài tập. Vì vậy mới có việc có tâm lý ghét học sinh không nghe lời mình, không làm đúng bài tập hoặc quên không quan tâm cô giáo, hoặc vì cá nhân mà làm mất thành tích tập thể mà cả năm thày cô hoặc cả trường cố gắng phấn đấu mà lại sôi hỏng bỏng không.
Lão Tử thì nói rõ trong Đạo Đức Kinh, đúng-sai, tốt-xấu, thiện-ác, hoặc các mặt đối lập khác là do con người (thiên hạ) quy ước mà thành, và chuyện đó chỉ là tương đối, nên trước khi chỉ trích hoặc phán xét người khác thì nên biết nhìn lại bản thân mình trước, không nên áp đặt vì đứng ở góc nhìn khác thì mọi thứ không còn theo chuẩn của người đó nữa.
Các em, như những con chuột bạch, được thí nghiệm bởi chương trình VNEN, giáo viên thì khổ sở với Thông tư 30, và nền giáo dục thì oằn mình lên vì bị áp đặt quá nặng nề về chính trị.
Giống như Mỹ, lương bổng bác sỹ và thẩm phán rất cao, từ đó lương y và công lý được đảm bảo, và căn bản những nghề đó cũng độc lập với chính trị, nên họ đã không vướng phải những thứ đất nước này cứ cố đi vá víu những mảng thủng trên chiếc áo đã tàn tạ chứ không chịu giải quyết tận gốc rễ vấn đề.

 Luân 

Get paid to share your links!