Saturday, August 27, 2016

Ngán Đến Buồn Nôn!

ảnh: internet



Những thông tin về sự lạm quyền bẩn thỉu của chính quyền địa phương với người dân khiến tôi phát chán. Thủ tướng kêu gọi "lấy lại lòng tin" của người dân. Việc đầu tiên là làm sao hàng ngày người dân chúng tôi không phải nghe những tin như vậy nữa. Không phải bằng cách bịt mồm báo chí mà thực sự phải cải thiện bộ máy mà ông gọi là để "phục vụ" chứ không phải "hưởng thụ".
Để làm được điều ấy, không có cách nào khác là phải thẳng tay trừng trị bọn quan chức, cán bộ tham nhũng hay chèn ép người dân một cách phi pháp. 
Vụ "Bùm Bùm Bùm" vừa qua chẳng phải là một thước đo rõ ràng về sự chán ghét của người dân với chính quyền hay sao? Thay vì nhìn nhận vấn đề một cách hằn học và tiêu cực, hãy học cách nhìn tích cực. Đấy là một phép thử rất tốt để chính quyền hiểu lòng dân và để các vị thấy sự cải tổ là vô cùng cần thiết trước khi quá muộn. 
Đừng nói miệng, hô hào sáo rỗng nữa, người dân chúng tôi đã nghe quá nhiều suốt mấy chục năm rồi. Hệ thống loa phường của các ông đã làm việc cần cù quá mức cần thiết, khiến những người đi làm ca đêm muốn phát điên. Những chương trình trên ti vi, những phát biểu hội nghị đã có quá nhiều những lời hay ý đẹp, đã khiến người dân bội thực rồi.
Hệ thống thiếu cán bộ giỏi bởi nạn mua quan bán chức, cất nhắc nhờ quan hệ. Kẻ có đôi chút khả năng thì cũng bị nhuộm mầu đểu giả bởi hệ thống, đầu óc rồi cũng chỉ nghĩ cách đấu đá giữ ghế thì làm sao có thể tập trung cải thiện phương cách làm việc. Một hệ thống mà một kẻ có tiếng là làm thất thoát mấy nghìn tỉ mà vẫn ung dung quan lộ thì là một hệ thống gì? Thuế nào của dân đủ để nuôi những con mọt khổng lồ như vậy? 
Ở đây tôi muốn nói tới một nỗi buồn chán toàn tập, bao trùm ở mọi cấp độ. Formosa gây ra một thảm hoạ, một tổn thất kinh hoàng đến vậy. Hàng triệu ngư dân khốn đốn, hàng chục nghìn người kinh doanh hải sản, nhà hàng, khách sạn phải bỏ nghề đi kiếm việc khác vậy mà đến giờ này họ đã được hỗ trợ những gì? 
Cả một xã hội be bét ở tất cả các khâu, các ngành. Nếu không quyết liệt trong xử lý sai phạm thì sự be bét ấy có thể sẽ thành một đại nạn của đất nước. Đến lúc ấy, các ông có nghìn mắt nghìn tay cũng không thể làm gì. 
Theo tôi, hệ thống của các ông thiếu những người mạnh mẽ, có lý tưởng đưa dân tộc đi lên. Đã làm quan mà kẻ nào còn lấn bấn tiền bạc thì kẻ ấy là tiểu nhân đáng khinh. Hãy dùng quyền lực của mình để thanh lọc hệ thống, đưa ra những cải tổ táo bạo và thông minh. Hãy xử lý không thương xót những con sâu lớn nhỏ. Làm được thế, các ông sẽ ghi tên vào sử sách, vào lòng dân chúng, còn không thì các ông sẽ chỉ nhận được sự CHÁN GHÉT.


FB Chau Doan

TỈNH GIẤC ĐI THÔI Và ĐẾN LÚC LÀM NGƯỜI RỒI


Vụ 5 công an dùng nhục hình đánh chết người cũng vậy, chúng đổ vấy hết toàn bộ hành vi đánh đập nạn nhân cho một mình thiếu uý trẻ tuổi nhất chịu tội.
Thế mới biết đời nó rất bạc, khi được lợi thì nó đòi chia, nhưng khi gặp nạn nó phủi bỏ không thương tiếc. Mà thường thì chết thằng bị sai khiến chứ không phải thằng chủ mưu, đầu vụ.
Tướng Phạm Quý Ngọ còn chết bất đắc kỳ tử nên tốt nhất là cứ làm đúng theo pháp luật, lẽ phải và tình người, nếu có ai bắt ép làm sai thì nên từ chối và có thể rời bỏ hội, đoàn đó. Đừng ngu dại để làm con tốt, ăn không được ăn, hoặc có thì quá ít, nếu có công trạng thì thằng cấp trên nó chiếm hết, còn nếu xảy chân chịu tội thì thằng cấp dưới gánh cả.
Thôi thì đã đến lúc sống làm người, chết cũng không hổ thẹn, đó mới là đạo lý sống và hành xử ở đời.
FB Lê Luân

Tôi thông cảm

Nhìn câu "Cấm nghe đài địch" trong những tờ chứng nhận sở hữu radio này tôi thấy thông cảm cho những người sống dưới chế độ VNDCCH. Trong một môi trường như vậy nên tư tưởng của họ như vậy, đến nỗi tận ngày nay những vị đã già, đã chứng kiến biết bao sự kiện nhưng vẫn một lòng cho rằng không có con đường sai mà chỉ có những cá nhân sai. Họ tin tưởng vào đạo đức của những nhà lãnh đạo và đặt cược vận mệnh dân tộc vào đó một cách may rủi trong khi cái cần là một cơ chế dân chủ, bình đẳng để không có ai tùy tiện lạm quyền.
Một vấn đề cần thông cảm nữa, đó là chuyện biết ơn với cái gọi là "đổi mới mở cửa":
Người ở chế độ VNDCCH có đời sống kinh tế khó khăn, sau này được "đổi mới mở cửa" nên khấm khá hơn. Bởi vậy họ biết ơn cái sự "đổi mới mở cửa" đó.
Người ở chế độ VNCH và con cháu họ đói khổ trong thời bao cấp nhưng trước đó họ có một thị trường tự do. Bởi vậy nếu như sau "đổi mới mở cửa" mà họ có no cơm ấm áo hơn thời Bao cấp thì họ cũng không cần phải biết ơn ai cả, và họ có quyền đó. Nới lỏng, trả lại phần nào cái Cũ thì không thể được gọi là Đổi Mới.
Hai thái độ dựa trên hai cách tiếp cận khác nhau nên cũng khác nhau. Và mỗi bên nên tôn trọng thái độ của nhau đối với cái sự "đổi mới mở cửa" này.
Do đó đừng mất công tranh cãi nhau về chuyện "biết ơn".
Fb Hien Chi Vo

Get paid to share your links!