Tuesday, July 26, 2016

NỀN Y TẾ CHÔN XÁC KẺ SỐNG


‪#‎GNsP‬ - Theo tờ Tuổi trẻ online đưa tin ca mổ diễn ra chiều 19-7, thay vì phẫu thuật điều trị chứng liệt ở chân trái cho nam bệnh nhân bị chứng liệt chân trái, bác sĩ ở Khoa Chấn thương chỉnh hình 3 của Bệnh viện Việt Đức lại mổ nhầm sang chân bên phải.
Sự việc nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân xem ra rất là khôi hài trước một nền y khoa ngày càng tiên tiến lại được bác sĩ ở đây ví von là do ‘chứng bệnh nan y’ của bác sĩ là do “tôi lại có những nhược điểm cố hữu, mà dù cẩn thận đến đâu tôi cũng vẫn cứ bị mắc sai lầm. Đó là phân biệt bên phải và bên trái”.
Với một vị bác sĩ chuyên ngành phải đào tạo rất nghiêm túc trong ít nhất 7 năm trời để có thể trở thành một bác sĩ thực thụ. Thế mà ông Phan Văn Hậu là người trực tiếp mổ thừa nhận với gia đình nạn nhân là “do sơ suất không kiểm tra bệnh án trước khi mổ dẫn đến sự việc trên".
Đây là sự tắc trách hay là quan liêu, hay là thói tư duy coi mạng sống của bệnh nhân như những con chuột bệnh để thí nghiệm trong những trạng thái tùy hứng ?
Trong hệ thống bệnh viện thì Bệnh viện Việt Đức được cho là bệnh viện ngoại khoa hàng đầu Việt Nam và là một trong số ít bệnh viện được xếp hạng đặc biệt, cùng với Bệnh viện Bạch Mai, Chợ Rẫy, 108...
Việt Nam có câu cứu mạng người còn hơn xây bảy tòa tháp để cho thấy giữ tấm lòng thiện mới là đáng quý nhất trên đời, nhất là với nghề y.
Ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam, các thầy thuốc phải đọc Lời thề Hippocrates khi chuẩn bị ra trường để hành nghề. Lời thề này được các sinh viên Y khoa đọc và nguyện làm theo trong lễ tốt nghiệp.
Trong 7 lời thề đó đều quy hướng đến người bệnh nhân của mình để phục vụ, chăm sóc chữa trị cho bệnh nhân một cách vô tư và thân thiết nhất. Nhưng than ôi, có quá nhiều sự việc trong hệ thống y tế của Việt Nam khiến cho ta cảm thấy như là họ đang trao thuốc độc cho bất kỳ ai.
Chúng ta không quên vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức. Nhiều bệnh nhân cùng chung một kết quả xét nghiệm máu, mặc cho độ tuổi, bệnh tật của họ khác nhau hồi năm 2013 được phanh phui hay như việc ăn bớt vắc-xin tại Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, một số trẻ tử vong do tiêm vắc-xin.
Mới hồi tháng 3 năm 2016, cháu Lê Thị Hà Vi 15 tuổi, ở Đắk Lắk - nạn nhân bị cưa chân do bác sĩ Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin thiếu kinh nghiệm, tắc trách trong quá trình điều trị.
Để điểm hết các trường hợp bệnh nhân trở thành nạn nhân của bác sĩ và thành bệnh nhân kép suốt cả đời hoặc mất mạng thì giường như nó diễn ra thường xuyên, liên tục và có hệ thống trong nền Y tế tại Việt Nam
Thiếu chuyên môn, tay nghề không vững hoặc những tai nạn nghề nghiệp sẽ là lí do để vấy lên cho một số các cá nhân gây ra đau khổ cho người bệnh. Những thứ lí do đó không thể thuyết phục được dư luận để khỏa lấp một nền văn hóa Y tế què quặt, thậm chí thiếu tâm đức của hệ thống Y tế tại Việt Nam.
Trước những sự thật như cơ sở vật chất chật trội, không đảm bảo hay thái độ tiếp xúc của nhân viên y tế không thân thiện, thậm chí cáu gắt, quát mắng với bệnh nhân vẫn còn phổ biến. “ Đây là biểu hiện thói quen từ thời bao cấp vẫn còn duy trì tới nay” hay nạn phong bì trong bệnh viện nên bà Bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến đành phải thừa nhận.
Bộ Y tế Việt Nam là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Vậy tại sao một Chính phủ lại để cho khu vực bảo vệ sự sống của nhân dân xảy ra quá nhiều tiêu cực dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và tính mạng của nhân dân như vậy.
Phải chăng đó là một Chính phủ yếu kém được điều hành bởi những người cầm quyền yếu kém cả về năng lực, trí lực và tâm lực và hậu quả là nhân dân phải gánh chịu ?
Paulus Lê Sơn
Theo FB Tin Mừng cho người nghèo

Thác Bản Giốc thuộc về nước nào?


Thác Bản Giốc là một thác nước đẹp nổi tiếng của Việt Nam nằm ở vùng biên giới Việt – Trung. Vào thời nhà Nguyễn và thời Pháp thuộc, toàn bộ thác này nằm trong địa phận của huyện Thượng Lang (ngày nay là huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng).
Nếu xét theo rất nhiều tài liệu lịch sử thì chúng ta hoàn toàn có đủ cơ sở để chứng minh toàn bộ thác Bản Giốc là của Việt Nam.
Ngày 30-12-1999, Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa được ký kết. Sau Hiệp ước này, từ chỗ thác Bản Giốc hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam, nay một phần thác chính đã trở thành sở hữu của Trung Quốc. Từ chỗ toàn bộ bờ phía bắc tính từ phía trên thác cho đến tận chân thác đều là của Việt Nam, ngày nay toàn bộ bờ bắc, tính từ cột mốc 835 mới cho đến hạ lưu, lại nằm trong lãnh thổ Trung Quốc.
Kể từ khi sở hữu được phần thác chính đẹp như tranh vẽ nằm ở bờ bắc của sông Quây Sơn, nhà cầm quyền Trung Quốc đã đưa Thác Bản Giốc vào danh sách các điểm du lịch với cái tên mới là Đức Thiên (德天 , Detian). Trong khi ngành du lịch Trung Quốc thu hút được gần một triệu du khách hàng năm nhờ vào thắng cảnh này thì về phía Việt Nam, số lượng du khách đến thăm Thác Bản Giốc chỉ vào khoảng 30 ngàn người.
Hình dưới là bưu ảnh số 832 của Pierre Dieulefils với chú thích: BẮC KỲ - Vùng Cao Bằng - Thác Bản Giốc – Một đại đội lính bản xứ Bắc Kỳ lội qua sông. Nhìn vào tấm bưu ảnh này, chúng ta thấy những người lính Việt dưới sự chỉ huy của một người Pháp đang lội qua sông từ phía bên kia (tả ngạn) vào mùa nước cạn. Thác trong ảnh là thác chính ba tầng chứ không phải thác phụ ba dòng. Điều này chứng minh bờ phía bắc (tả ngạn sông Quây Sơn) ngay dưới chân thác là đất của Bắc Kỳ (Việt Nam) chứ không phải đất của Trung Quốc, vì thế chỉ huy người Pháp và binh lính người bản xứ mới có thể đi tuần tra bên kia bờ sông và từ bên đó trở về.
FB Lịch sử Việt Nam qua ảnh

Chỉ xử lý Võ Kim Cự có ngăn được những Formosa trong tương lai?

Cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (phải), Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (trái), ông Võ Kim Cự (thứ hai từ trái) gặp nhau trước khi khai mạc kỳ họp Quốc hội tại Hà Nội vào ngày 20/5/2014.
 AFP photo
Vậy là sau hơn 3 tháng kể từ khi thảm họa cá chết xảy ra, Võ Kim Cự, cựu Chủ tịch và Bí thư Hà Tĩnh, người trực tiếp cấp giấy phép cho Formosa - thủ phạm gây ra thảm họa, đã lần đầu tiên trả lời báo giới.
Quả là không uổng phí cho nhiều tháng im tiếng, ông đã có câu trả lời không thể khôn khéo hơn cho những chất vấn về trách nhiệm cá nhân, bằng cách quy cho 'quy trình', 'cơ chế' và sự đồng thuận của cả một tập thể lãnh đạo các cơ quan cao nhất của Trung ương:
"Không phải đơn giản mà Hà Tĩnh cấp phép cho Formosa. Đầu tiên là báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chấp thuận chủ trương. Sau đó nhà đầu tư lập dự án với nhiều bước. Trước khi thẩm định đã có ý kiến của 12 bộ chuyên ngành, kể cả các cơ quan trong khối nội chính, quốc phòng, an ninh... đồng ý với các nội dung. Sau đó là thẩm định rồi báo cáo Chính phủ. Cuối cùng, Chính phủ đồng ý để cho Hà Tĩnh được cấp phép."[1]
Nếu không chứng minh được những gì ông Cự nói bên dưới là SAI thì rõ ràng việc quy toàn bộ trách nhiệm cho ông ta trong việc cấp phép Formosa vừa không thỏa đáng, vừa có dấu hiệu chạy tội cho những cá nhân, tổ chức bên trên của ông ta, mà ai cũng rõ bao gồm các Bộ trưởng, Thủ tướng và cả Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khóa trước.
Đổ hết lỗi lầm của một hệ thống từ địa phương tới trung ương lên đầu một cán bộ cấp dưới chắc chắn không phải là cách công lý được thực thi, càng không phải là cách giúp ngăn ngừa những thảm họa tương tự xảy đến trong tương lai, khi mà trách nhiệm không được đặt vào đúng địa chỉ của nó.
Tuy nhiên truy cứu trách nhiệm tất cả những kẻ đáng phải chịu trách nhiệm lại bất khả thi ở chỗ:
(1) Tổ chức chịu trách nhiệm cao nhất trong việc rước Formosa về là Bộ Chính trị trên thực tế là cơ quan nắm quyền cao nhất trong hệ thống, sao có thể truy cứu chính nó, sao có thể tự lấy đá ghè chân mình?
(2) Ông Cự khẳng định cấp phép cho Formosa có sự chấp thuận của Thủ tướng, 12 bộ chuyên ngành, các cơ quan nội chính, an ninh, quốc phòng. Mỗi người trong số này lại liên đới tới nhiều bộ phận khác trong tiến trình ra quyết định của họ. Trừ vài người đã nghỉ hưu, đa số họ hiện đang nắm giữ những vị trí cao cấp trong guồng máy.
Truy cứu trách nhiệm tất cả họ được không?
Hoàn toàn không.
'Kỷ luật hết lấy ai mà làm việc hả các đồng chí?' - chỉ một câu buột miệng của Nguyễn Sinh Hùng 6 năm về trước nhưng đã toát lên toàn bộ sự tự tin của người cộng sản chóp bu ở Việt Nam, tin rằng vị trí của họ là bất khả thay thế chừng nào mà đảng của họ vẫn nắm quyền.
Cầm quyền là một dịch vụ, và bi kịch của xã hội Việt Nam là hiện nay chỉ có một nhà cung ứng.
Thông thường, khi gặp dịch vụ tồi tệ, người dân chúng ta - những người tiêu dùng - không hơi sức đâu nghĩ cách giúp nhà cung ứng nâng cao chất lượng, vì đấy là việc của họ.
Chúng ta làm một việc đơn giản mà hiệu quả hơn là trừng phạt họ bằng cách chọn một nhà cung ứng khác, để chính họ muốn tồn tại phải chủ động đổi mới.
Phương cách đơn giản đó hiện chưa được áp dụng trong thị trường chính trị đất nước, khiến đa số người cộng sản chóp bu dẫu chỉ biết vinh thân phì gia, cung ứng những dịch vụ tồi tệ cho xã hội, vẫn có thể ôm lấy Nguyễn Sinh Hùng trong giấc mộng 'vĩnh viễn không bị ai thay thế' với câu thần chú 'kỷ luật hết thì lấy ai làm việc?'
Đất nước đang thiếu cạnh tranh chính trị, chúng ta thì lại không dám dấn thân để thiết lập một xã hội cạnh tranh chính trị, chấp nhận toàn bộ thị trường cầm quyền bị thao túng chỉ bởi một nhà cung ứng, thế thì có khả thi không nếu chúng ta đòi hỏi được thụ hưởng những chính sách công tốt đẹp vốn là sản phẩm của dịch vụ cầm quyền?
Cùng logic đó, chúng ta dựa vào đâu để tin rằng sẽ không có những Formosa khác trong tương lai?
Nguyễn Anh Tuấn

Get paid to share your links!