Friday, July 15, 2016

Chai nước mắm của người Việt sau thảm họa cá chết

Một nhân viên đứng bên cạnh gian hàng nước mắm Long Hải được trưng bày tại một hội chợ sản phẩm chất lượng cao tại Hà Nội, ngày 29/3/2004.
 AFP photo
Kể từ khi biến cố cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh vùng biển miền Trung hồi đầu tháng 4 năm 2016 cho đến nay, bữa cơm hàng ngày của người Việt bị tác động như thế nào, đặc biệt những món ăn quen thuộc như mắm, muối, nước mắm…bị ảnh hưởng ra sao?
Người dân biết tin vào đâu?
Hàng triệu người ở Việt Nam dù giàu sang hay nghèo khó cùng có chung nỗi lo lắng khi bữa ăn hàng ngày của họ trong nhiều năm qua không được bảo đảm an toàn thực phẩm. Những món ăn được làm từ thực vật, ngũ cốc cho đến gia cầm, gia súc, thủy hải sản…hầu hết bị tiêm nhiễm hóa chất hay thậm chí những sản phẩm này bị chế biến giả mạo gây nguy hại cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Sự lo lắng về vệ sinh an toàn thực phẩm của dân chúng trong nước càng hoang mang đến mức khủng hoảng khi hàng trăm tấn cá chết ở vùng biển 4 tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế; thậm chí hàng chục tấn cá nuôi trên các sông, hồ từ Bắc chí Nam cũng bị chết mà không biết lý do vì đâu.
Bây giờ đồ bán trong siêu thị ăn còn hồi hộp chứ đừng nói chi đến đồ bán bên ngoài. Đã vậy mà còn dịch bệnh tùm lum nữa.
- Cô Hai, Đồng Nai 
Trong suốt 3 tháng chờ đợi chính phủ Việt Nam công bố nguyên nhân cá chết, việc ăn uống hàng ngày của người dân luôn trong tâm trạng nơm nớp lo sợ. Đa số người tiêu dùng chọn lựa cá và hải sản vì thịt bẩn tràn lan khắp nơi nhưng kể từ khi biến cố cá chết xảy ra, những sản phẩm này bị hạn chế một cách tối thiểu trong các mâm cơm gia đình. Cô Hai, một cư dân ở vùng Trị An, Đồng Nai chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do rằng mỗi ngày đi chợ thì cứ bị ám ảnh là mình đang ăn những chất độc rồi khi nào sẽ ngã bệnh. Cô Hai nói:
“Lo chứ, chúng tôi lo lắm. Tự nhiên đột xuất rồi cá chết tùm lum hết trơn. Ăn thì dĩ nhiên buộc phải ăn rồi nhưng ăn trong tâm trạng âu lo. Ăn mà hồi hộp bị bệnh này bệnh kia mà biết khi nào nguồn nước bao giờ sạch lại được. Người dân đang hoang mang đủ thứ từ Bắc vô tới Nam, vô tới lòng hồ Trị An luôn rồi. Bây giờ đồ bán trong siêu thị ăn còn hồi hộp chứ đừng nói chi đến đồ bán bên ngoài. Đã vậy mà còn dịch bệnh tùm lum nữa.”
Cô Hai cũng như nhiều người dân ở Việt Nam, Đài RFA tiếp xúc, cho biết tránh không ăn cá thì còn có thể chứ làm sao mà không ăn muối hay nước mắm. Hai loại gia vị quan trọng này này cũng giống như cơm, không thể thiếu được.
Trước thông tin muối biển có thể bị nhiễm kim loại nặng cũng như hàng tấn cá chết không bị tiêu hủy mà được thương lái thu gom làm nước mắm, nhiều người đã mua mắm, muối và nước mắm để tích trữ ăn dần. Tuy nhiên, các sản phẩm nước mắm hiện được bán trên thị trường cũng khó để phân biệt đâu là nước mắm truyền thống hay đâu là nước mắm công nghiệp.
Nước mắm có còn an toàn?
000_HKG2004091513024.jpg-400.jpg
Một hãng nước mắm ở đảo Phú Quốc chụp ngày 14/9/2004. AFP photo
Hồi cuối tháng 6 năm nay, báo giới trong nước đăng tải thông tin mỗi năm thị trường Việt Nam tiêu thụ 200 triệu lít nước mắm, trong đó số liệu thống kê cho thấy có đến 75% là hàng công nghiệp. Trong khi nước mắm truyền thống là loại nước mắm lọc ra từ hỗn hợp cá và muối được ủ trong thời thời gian từ 6 đến 12 tháng thì nước mắm công nghiệp bao gồm nước, tinh chất cá hoặc hương cá, đường, muối, chất điều vị, chất bảo quản, chất tạo ngọt…Và chất lượng của các sản phẩm nước mắm công nghiệp chưa hề có cuộc thanh tra chuyên đề nào trong hơn 10 năm qua, theo lời của chánh Thanh tra Bộ Y Tế, ông Đặng Văn Chính.
Nước mắm được sản xuất ở đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang là sản phẩm nước mắm được các nhà phân phối nội địa yêu chuộng. Tám mươi phần trăm nước mắm Phú Quốc bán dạng nguyên liệu nhưng khách hàng mua về, trước khi bán ra thị trường có chế biến gì thêm thì không ai biết. Trao đổi với Hòa Ái qua điện thoại, anh Duyệt, một chủ cơ sở sản xuất nước mắm nhà thùng ở Phú Quốc cho biết suốt thời gian sau khi xảy ra hiện tượng cá chết, nước mắm được sản xuất tại Phú Quốc đắt hàng:
“Đợt này ở Phú Quốc, tụi em bán tốt lắm. Mọi nơi đổ về Phú Quốc mua. Em bán cho Thành phố Hồ Chí Minh là nhiều nhất. Các cơ sở đóng chai đều mua của tụi em nhưng về đến Thành phố Hồ Chí Minh có pha chế hay không thì em không rõ nhưng nước mắm của tụi em là làm từ cá cơm.”
Mặc dù anh Duyệt cho biết sản lượng cá cơm ở vùng biển Kiên Giang không có dấu hiệu bị ảnh hưởng bởi thảm họa môi trường biển miền Trung nhưng bà Nguyễn Thị Thanh, chủ tịch Hội nước mắm Phú Quốc, nói rằng trong tương lai nguồn nguyên liệu cá cơm ở vùng biển này để làm nước mắm có xu hướng giảm.
Tự làm nước mắm tại nhà
Trong khi người dân tại Việt Nam loay hoay trong mớ bòng bong liên quan đến loại muối và nước mắm nào thực sự bảo đảm an toàn chất lượng thì cộng đồng người Việt hải ngoại có xu hướng tự làm nước mắm để ăn. Chúng tôi liên lạc với ông Tiến Nguyễn, ở tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ, là người làm nước mắm trong nhiều năm. Ông Tiến cho biết vì sống ở vùng biển có nhiều cá nục nên ông tự câu và tự làm nước mắm. Quá trình làm nước mắm không khó, cứ 4 phần cá và 1 phần muối, ủ trong một cái hũ kín, để ngoài sân khoảng một năm là có nước mắm thơm, ngon, nguyên chất để dùng.
Các cơ sở đóng chai đều mua của tụi em nhưng về đến Thành phố Hồ Chí Minh có pha chế hay không thì em không rõ nhưng nước mắm của tụi em là làm từ cá cơm.
- Anh Duyệt, Phú Quốc
“Tôi thấy ở chợ bán lẻ giá khoảng 2 USD/1 pound thì một chai 20 lít thì cần khoảng hơn 30 pounds cá, tức là khỏang 60 USD. Thêm một số muối thì tổng cộng khoảng 65 USD. Khi lọc ra thì nước mắm nhất được khoảng 3 lít. Còn nước mắm nhì là đổ thêm nước hòa với muối vào chai đó thì lọc được thêm 5 lít nữa. Nước mắm nhất thì ngon lắm. Nước mắm nhì thì ăn cũng được mà nêm cũng được. Nếu ai tiết kiệm lắm thì làm thêm nước mắm ba nhưng tôi nghĩ 2 lần là đủ. Tức là khoảng 7, 8 lít nước mắm tốn chừng 60 USD thì một lít nước mắm không tốn bao nhiêu tiền.”
Ông Tiến cho biết thêm trong mấy tháng qua kể từ khi cá chết hàng loạt tại Việt Nam, nhiều người Việt từ khắp nơi đã kết nối, liên lạc với ông qua Facebook, hỏi thăm cách tự làm nước mắm như là một cách an toàn nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cho gia đình.
Hòa Ái xin được kết thúc bài phóng sự này với lời chia sẻ vui của nhiều người rằng khía cạnh tích cực duy nhất từ thảm họa môi trường biển do Formosa gây nên có lẽ là nhờ đó mà cách làm nước mắm truyền thống của người Việt không bị mai một về sau.
Theo RFA

Thursday, July 14, 2016

Formosa hết sai dưới biển lại sai trên bờ




Nghe có đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên - môi trường, nhiều người dân đến trang trại của ông Lê Quang Hòa - giám đốc Công ty Môi trường đô thị thị xã Kỳ Anh - để xem nơi chôn chất thải của Formosa - Ảnh: VĂN ĐỊNH
Ông Võ Tá Đinh cũng khẳng định sở đã chỉ đạo chấm dứt ngay hợp đồng chôn lấp rác giữa Công ty Môi trường đô thị thị xã Kỳ Anh với Formosa.
Formosa thừa nhận sai
Theo ông Đinh, phía Formosa báo cáo 100 tấn chất thải chôn lấp ở trang trại ông Lê Quang Hòa (giám đốc Công ty Môi trường đô thị thị xã Kỳ Anh) là bùn thải công nghiệp thông thường.
Qua kiểm tra cho thấy việc Formosa ký hợp đồng vận chuyển xử lý bùn thải với Công ty Môi trường đô thị thị xã Kỳ Anh trong khi đơn vị này không có chức năng xử lý chất thải công nghiệp là vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Hiện Công ty Môi trường đô thị thị xã Kỳ Anh đã tiếp nhận, vận chuyển, xử lý hơn 260 tấn bùn thải từ Nhà máy Formosa (trong đó bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt là 77,39 tấn, bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải công nghiệp là 189,44 tấn).
Formosa còn ký hợp đồng xử lý chất thải nguy hại với Công ty TNHH môi trường Phú Hà từ tháng 8-2015 đến nay với khối lượng 145,4 tấn.
Theo hợp đồng được ký với Formosa, Công ty Môi trường đô thị thị xã Kỳ Anh sẽ thực hiện việc thu gom vận chuyển và xử lý bùn bánh của tổ xử lý nước thải công nghiệp của Formosa. Trong hợp đồng, phía đơn vị xử lý phải đưa bùn bánh đến các khu xử lý chất thải trong tỉnh Hà Tĩnh đã được cấp phép hoạt động, đồng thời cùng đơn vị chủ rác thải đến hiện trường kiểm tra. Nghiêm cấm tự ý vứt bỏ hoặc xử lý không đúng với quy định.
Tuy nhiên, ông Võ Tá Đinh cho biết Công ty Môi trường đô thị thị xã Kỳ Anh không chuyển giao số bùn thải đã tiếp nhận của Formosa cho đơn vị có chức năng xử lý khác mà tự chôn lấp tại vị trí chưa được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền là sai hoàn toàn.
Ông Dương Tất Thắng, phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, cho biết ngày 13-7, các sở, ban ngành chức năng đã báo cáo bước đầu quá trình vào cuộc xử lý 100 tấn bùn thải của Formosa được chôn trái phép ở Kỳ Trinh.
Theo ông Thắng, hiện UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo cảnh sát môi trường tỉnh vào cuộc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm nếu có sai phạm.
Formosa hết sai dưới biển lại sai trên bờ
Đoàn cán bộ của Bộ TN-MT kiểm tra trang trại chôn lấp 100 tấn chất thải của Formosa - Ảnh: VĂN ĐỊNH
Lấy mẫu xét nghiệm độc lập
Chiều 13-7, đoàn Bộ TN-MT kiểm tra việc chôn lấp rác thải của Formosa tại trang trại của giám đốc Công ty Môi trường đô thị thị xã Kỳ Anh.
Trước khi vào kiểm tra hiện trường chôn 100 tấn chất thải của Formosa trái phép, đoàn Bộ TN-MT đã làm việc với một số cơ quan chức năng Hà Tĩnh.
Tại buổi làm việc, đoàn của bộ nghe báo cáo tình hình về vụ chôn lấp chất thải, trước mắt yêu cầu địa phương này phải khoanh vùng và cô lập điểm chôn chất thải, nếu có vấn đề gì thì phải nhanh chóng bốc chất thải đi nơi khác để xử lý.
Tại hiện trường hố chôn 100 tấn chất thải, ông Nguyễn Thượng Hiền - cục trưởng Cục Quản lý chất thải Bộ TN-MT - cho biết bộ sẽ lấy mẫu đánh giá độc lập. Trên cơ sở này bộ sẽ có kết luận chất thải của Formosa chôn ở phường Kỳ Trinh là chất gì thì mới đưa ra phương án xử lý.
“Tinh thần của bộ trưởng là chỉ đạo làm quyết liệt ngay vụ việc. Đoàn của bộ 
vào đây để phối hợp với địa phương tổ chức làm rõ” - ông Hiền khẳng định.
Theo ông Hiền, thứ nhất, đoàn của bộ vào để kiểm tra, xác minh xem chất thải có phải là bùn thải từ sinh hoạt hay bùn thải từ công nghiệp của Formosa. Sau đó đoàn sẽ sớm xác định rõ các hàm lượng, thông số ô nhiễm bao nhiêu so với quy chuẩn cho phép. Nếu đó là chất thải độc hại thì sẽ có giải pháp xử lý.
Thứ hai, phải xem đơn vị xử lý nguồn thải có chức năng xử lý chất thải của Formosa hay không. Nếu trường hợp có thì việc chôn lấp chất thải như thế là không đúng quy định.
Ngoài ra, phải làm rõ trách nhiệm của chủ nguồn thải (Formosa), đó là xem chủ nguồn thải ký hợp đồng với đơn vị xử lý chất thải có chức năng xử lý không. Nếu đơn vị xử lý chất thải không có chức năng thì chủ nguồn thải phải chịu trách nhiệm liên đới.
Sáng cùng ngày, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Bộ Công an đã vào Hà Tĩnh phối hợp với một số cơ quan chức năng để điều tra vụ 100 tấn chất thải được phát hiện chôn lấp ở trang trại Kỳ Trinh.
Người dân lo ngại
Chiều 13-7, hàng chục người dân phường Kỳ Trinh đã kéo đến trang trại của ông Lê Quang Hòa - nơi được chôn lấp 100 tấn chất thải của Formosa. Bà Nguyễn Thị Vân, ở khối phố Quyền Thượng, xã Kỳ Trinh, nói: “Dân chúng tôi không ngờ trang trại của ông Hòa này lại là bãi tập kết rác thải công nghiệp Formosa. Trang trại này lại ở vùng thượng nguồn của hồ Mộc Hương khiến chúng tôi lo ngại nó gây ảnh hưởng đến hồ và nước ngầm”. Còn ông Nguyễn Văn Dũng ở khu phố Quyền Thượng bày tỏ mong muốn chính quyền sớm bốc số rác thải này đi nơi khác và xử lý môi trường ở khu vực này.
Ông Võ Tá Đinh cho biết đã buộc Công ty Môi trường đô thị thị xã Kỳ Anh cam kết bằng mọi giá không để số chất thải này gây ảnh hưởng ra bên ngoài như người dân lo lắng.
VĂN ĐỊNH/Tuổi Trè online

Trí thức công cụ của một chế độ đã gây ra cuộc chiến tranh VN không có quyền lên tiếng

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chúc mừng các sinh viên tốt nghiệp Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP) ở TP.HCM ngày 14/12/2013. Ngoại trưởng Kerry và Bí thư Đinh La Thăng đã chính thức tuyên bố thành lập Đại học Fulbright Việt Nam trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama.
Như mọi người đã biết, nhân chuyến thăm Việt Nam 3 ngày vào cuối tháng 5 vừa qua của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Trường Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) đã chính thức được thành lập ngày 25-5-2016 như món quà giáo dục tặng cho Việt Nam, không phải của chính phủ Hoa Kỳ mà của một tổ chức thiện nguyện tư nhân hoạt động bằng tiền học phí và quỹ đầu tư phi lợi nhuận do Ông Bob Kerrey, một cựu chiến binh trong chiến tranh Việt Nam đứng đầu và là người góp nhiều công sức trong việc vận động, quyên góp tài chánh nhiều năm qua để hình thành được FUV hôm nay.
Thế nhưng, ngày 1-6-2016, bà Tôn Nữ Thị Ninh, một nhà trí thức từng là chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại trong Quốc hội và Chính phủ CSVN, đã phản bác một cách đầy hận thù việc ông Bob Kerrey giữ chức Chủ tịch Hội đồng Tín thác của Đại học Fulbright Việt Nam. Ngày 2/6 một ngày sau khi bà Tôn Nữ Thị Ninh nổ phát súng quan điểm hận thù trên mạng Zing News, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình trong cuộc họp báo ở Hà Nội đã tuyên bố rằng, sự kiện ông Bob Kerrey, người từng chịu trách nhiệm trong một vụ thảm sát thời kỳ chiến tranh, được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng tín thác Đại học Fulbright, cần được xem xét phù hợp với xu thế quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Như vậy là đã có sự phản đối mang tính cá nhân và nhà cầm quyền CSVN cũng đã gần như chính thức bầy tỏ thái độ không muốn Ông Bob Kerrey là người đứng đầu Đại học Fulbright Việt Nam. Lý do được đưa ra là vì trong cuộc chiến Việt Nam cựu chiến binh này, vào năm 1969 đã chỉ huy một toán biệt kích tấn công vào làng Thạnh Phong ở tỉnh Bến Tre, nơi đảng và nhà cầm quyền Cộng sản Bắc Việt khởi phát cuộc chiến tranh thôn tính Miền Nam (Bến Tre đồng khởi tháng 12-1960). Vì trước đó có tin mật báo về một phiên họp của các nhân vật quan trọng thuộc Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, một công cụ phát động và thực hiện cái gọi là “cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, giải phóng Miền Nam”. Trong cuộc tấn công này đã gây ra cái chết cho 23 thường dân, ngoài ý muốn của lực lượng tấn công. Mặc dầu không cố tình gây ra vụ thảm sát, nhưng sau này, nhiều lần trên báo chí Hoa Kỳ, ông Bob Kerry tỏ ra ân hận và nói rằng sự việc xảy ra ám ảnh ông suốt đời. Và ông tự nhủ mình sẽ làm mọi việc có thể, mà thực tế Ông đã làm được nhiều việc đáng kể để giúp đỡ Việt Nam xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn, mà việc thành lập FUV là một điển hình.
Đúng ra, cá nhân Bà Tôn Nữ Thị Ninh, một trí thức công cụ của chế độ đương quyền tại Việt Nam, không có quyền lên tiếng phê phán về những tội ác do đối phương gây ra trong cuộc nội chiến Quốc-Cộng kéo dài hơn 20 năm (1954-1975). Bởi vì trong quá khứ, đảng cầm quyền và chế độ đương quyền kế tục quyền bính quốc gia, chính là thủ phạm đã gây ra cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn này, trong đó Hoa Kỳ cũng như các quốc gia đồng minh khác tham gia cuộc chiến chỉ đóng vai trò đồng minh trợ giúp cho một bên (Việt quốc) chống lại cuộc xâm lăng của bên kia (Việt cộng), tương tự như vai trò của Liên Xô và Trung Quốc hỗ trợ Việt cộng phát động cuộc chiến thôn tính Miền Nam, nhuộm đỏ cả nước.
Ai cũng biết, sau Hiệp Định Genève 1954 chia đôi đất nước, Việt Nam có số phận không may đã rơi vào thế gọng kìm của một cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu (cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa). Nếu đảng và nhà cầm quyền CSVN sau khi thống trị được một nửa nước Miền Bắc, đã không tình nguyện làm tên lính xung kích cho cộng sản quốc tế, phát động và tiến hành cuộc chiến tranh xâm lăng Miền Nam thuộc chính quyền quốc gia, để mở mang bờ cõi cho các tân đế quốc Đỏ Nga-Hoa…Nếu đảng CSVN biết khôn ngoan hơn, chỉ tìm cách tranh thủ viện trợ kinh tế, tài chánh, khoa học kỹ thuật của Liên Xô, Trung Quốc và các nước “Xã hội chủ nghĩa anh em” để xây dựng thành công chế độ “xã hội chủ nghĩa ưu việt” của mình trên Miền Bắc, cạnh tranh hòa bình để giành thắng lợi sau cùng với chính quyền quốc gia trong chế độ dân chủ pháp trị “Việt Nam Cộng Hòa” ở Miền Nam; thay vì nhận viện trợ vũ khí, đạn dược và các phương tiện giết người của ngoại bang, với quyết tâm củng cố và xây dựng Miền Bắc thành “hậu phương lớn xã hội chủ nghĩa” để phát động và tiến hành cuộc chiến tranh xâm chiếm Miền Nam, thì cuộc chiến tranh “nồi da xáo thịt” đã không xẩy ra và đã không có thảm cảnh sát hại hàng triệu người Việt Nam trên cả hai chiến tuyến; và tất nhiên cũng không có các cuộc thảm sát những người dân vô tội, không có các tội ác trong chiến tranh do các bên tham chiến gây ra.
Nếu xét tính chất các vụ thảm sát thì dù do bên nào trong cuộc chiến gây ra đều là tội ác. Nhưng xét về trách nhiệm của kẻ gây ra thảm sát sẽ không bị kết án như một tội ác chiến tranh, nếu chủ thể đã hành động ngay tình đúng theo thầm quyền, trách nhiệm và tình thế chiến đấu, với hậu quả không thể tiên liệu được. Trường hợp cựu chiến binh Bob Kerrey khi chỉ huy một đơn vị chiến đấu tấn công vào làng Thạnh Phong ở Bến Tre để tiêu diệt một đầu não cũa đối phương là thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của một chỉ huy đơn vi quân đội, theo lệnh cấp trên đã thực hiện nhiệm vụ tấn công một mục tiêu đối phương trà trộn trong dân vốn là một trong những chiến thuật “dùng dân đỡ đạn” mà đối phương thường dùng để lẩn tránh. Cuộc tấn công này đã gây ra cái chết cho hơn 20 thường dân là ngoài ý muốn của toán biệt kích, Bob Kerrey chỉ huy không thể bị kết án, nhưng do lương tâm của một con người chân chính tự cảm thấy hối tiếc, ray rứt do mặc cảm tội lỗi vì đã vô tình gây ra những cái chết cho người dân vô tội.
Nếu nhìn lại cuộc chiến hơn 20 năm (1954-1975) đã kết thúc hơn 40 năm qua (1975-2016),đã có biết bao vụ thảm sát nhiều người dân vô tội do cả hai phía gây ra. Nhưng điều đáng nói là nhiều vụ thảm sát do phía gây chiến (Việt cộng) thực hiện còn khủng khiếp hơn nhiều so với vụ thảm sát do toán biệt kích dưới quyền chỉ huy của Bob Kerrey gây ra tại làng Thạnh Phong, Bến Tre. Một trong những vụ gây kinh hoàng là các cấp chỉ huy chính trị quân sự của cộng sản Bắc Việt, trước khi rút chạy khỏi thành phố Huế đã ra lệnh tàn sát khoảng 5000 người ở Huế trong cuộc tổng tấn công các đô thị Miền Nam vào Tết Mậu Thân 1968. Trong số này, phần đông là những người dân vô tội bị giết chỉ vì tình nghi có liên hệ gia đình với quân, cán chính chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam lúc bấy giờ. Theo nhân chứng, vật chứng tồn tại đến nay, tất cả đã bị xử bắn và chôn chung trong những ngôi mồ tập thể. Ngoài ra, Việt Cộng còn đêm đêm bắn hỏa tiễn vào các thành thị đông dân cư hay đặt chất nỗ những chỗ đông người để khủng bố nhằm gây hoang mang, rối loạn cho đối phương (VNCH) dù họ biết chắc là sẽ có nhiều người dân vô tội phải chết oan. Nếu xét về tính chất các vụ thảm sát này thì ở mức độ tàn ác cao hơn nhiều so với những vụ mà quân đội Hoa Kỳ và các đồng minh tham chiến đã gây ra. Nếu xét về trách nhiệm của những kẻ bên gây chiến gây ra các vụ tàn sát thì đã đủ yếu tố cấu thành tội ác chiến tranh. Vì những kẻ thủ ác, dù nhận lệnh của cấp trên hay tự ý hành động đều là tri tình, chủ động, biết rõ hậu quả nghiêm trọng của việc làm. Do đó, cả kẻ chủ mưu (đảng và nhà cầm quyền CSVN) chánh phạm và tòng phạm (là những kẻ trực tiếp thủ ác) đều phải bị lên án và kết tội. Nếu đưa ra xét xử trước công lý về tội ác chiến tranh, cả chủ mưu, chánh phạm và tòng phạm còn bị gia trọng về hình phạt vì tội ác gây ra cho những người cùng huyết thống (dân tộc Việt), khác với tội ác chiến tranh do ngoại chủng gây ra. Vậy mà cho đến nay, việc những nạn nhân của các vụ thảm sát này chưa có ai khởi động tố quyền đối với những kẻ thủ ác, trước một tòa án hình sự quốc tế có thẩm quyền đã là dấu hiệu của sự tha thứ, hòa giải dân tộc.
Vậy thì, cá nhân Bà Tôn nữ Thị Ninh, một trí thức công cụ của chế độ đương thời mà trong quá khứ đã là thủ phạm gây ra cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng tại Việt Nam, không có tư cách và quyền lên tiếng kết án các hành vi tội ác trong chiến tranh do bất cứ ai gây ra. Người có tư cách và quyền lên tiếng chỉ có thể là nhân dân dân Việt Nam, những nạn nhân của cuộc nội chiến ý thức hệ do hai công cụ bản xứ là đảng và nhà cầm quyền cộng sản Bắc Việt (đóng vai trò xung kích, phát động chiến tranh) và chính quyền quốc gia Miền Nam (đóng vai trò ngăn chặn, đẩy lùi). Vì cả hai công cụ bản xứ này đều đã nhận viện trợ nhân lực, tài lực, vũ khí đạn dược và những phương tiện giết người của ngoại bang để sát hại anh em, sát hại nhiều người dân vô tộ và làm tan hoang đất nước; có khác chăng một bên là công cụ tri tình cho ngoại bang (Việt Cộng: tình nguyện, chủ động làm công cụ…) bên kia là công cụ ngay tình (Việt Quốc: bị ép buộc làm công cụ…). Vì vậy, cả hai công cụ tri tình hay ngay tình này đều không có quyền lên tiếng về các tội ác của bất cứ ai gây ra trong chiến tranh do vô tình hay cố ý.
Giờ đây, cuộc nội chiến đã kết thúc hơn 40 năm qua (1975-2016) nhân dân Việt Nam, người có tư cách và quyền lên tiếng về những tội ác do các bên tham chiến nội thù (Việt Cộng-Việt Quốc) hay ngoại nhân (Hoa Kỳ và đồng minh – Liên Xô và Trung Quốc), thì đã thể hiện qua thực tế sinh động theo chiều hướng “đẩy lùi quá khứ đen tối, hướng đến tương lai tốt đẹp”. Nhân dân Việt Nam đã nồng nhiệt đón tiếp Tổng thống Barack Obama như một cứu tinh, với tình cảm chân thành, trong chuyến đi ba ngày tại Việt Nam vào cuối tháng 5 vừa qua. Quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng đã được thể hiện qua các hoạt động hợp tác song phương nhiều mặt, hiệu quả trong hơn hai thập niên qua (1995-2016). Tất cả đều đi theo chiều hướng chung phù hợp với ý nguyện của nhân dân Việt Nam, đối với Hoa Kỳ, quá khứ hận thù chỉ nên ghi nhớ như một kinh nghiệp, để hiện tại cùng hợp tác hành động hướng đến tương lai tốt đẹp cho cả đôi bên.
Thật là nghịch lý và trái với thực tế khi trí thức công cụ của chế độ Tôn Nữ Thị Ninh và người phát ngôn Bộ Ngoại Giao của chế độ Lê Hải Bình, lại chống lại việc cựu chiến binh Bob Kerrey làm người đứng đầu Đại Học Fulbright ở Việt Nam, vì cho rằng ở vị thế này “sẽ gợi lại những đau thương mất mát mà người dân Việt Nam phải trải qua trong chiến tranh là rất to lớn và không gì có thể bù đắp được”, chỉ vì Bob Kerrey là người có trách nhiệm về một vụ thảm sát trong chiến tranh. Nghịch lý vì không lẽ trách nhiệm và ảnh hưởng hành vi thảm sát của một cá nhân cựu chiến binh Bob Kerrey lại lớn hơn trách nhiệm và hành vi của pháp nhân “đế quốc Mỹ” trong chiến tranh. Trái với thực tế vì giờ đây sau chiến tranh, từ vị thế đối phương Hoa Kỳ đã trở thành đối tác với Việt Nam và sự xuất hiện của ba vị Tổng thống Hoa Kỳ trong vòng 20 năm qua (1995-2016) đã được đảng và chính phủ CSVN đón tiếp trang trọng và được nhân dân Việt Nam nồng nhiệt đón chào chân tình, tuyệt nhiên không thấy “phản cảm” nào của quá khứ. Vậy không lẽ sự xuất hiện của cá nhân cựu chiến binh Bob Kerrey lại gây “phản cảm” trong nhân dân Việt Nam đến độ không thể giữ vị thế đứng đầu Đại học Fulbright, một quà tặng cho nhân dân Việt Nam do một tổ chức phi chính phủ thực hiện mà Ông Kerrey là người có công đầu.
Không hiểu trí thức công cụ Tôn Nữ Thị Ninh và người phát ngôn Bộ Ngoại giao của chế độ đương quyền nghi sao mà đã có lời nói, hành động nghịch lý, trái chiều như vậy.
Thiện Ý

Get paid to share your links!