Thursday, July 7, 2016

CHUYỆN QUÁI Ở KÌ ANH-CÁN BỘ HUYỆN BỊ KỶ LUẬT VÌ SÁNG TÁC BÀI THƠ TÊN "EM"


Đó là chuyện một cán bộ huyện, bị xét kỉ luật vì sáng tác một bài thơ khóc biển trên FB. 
Chủ nhân đã gỡ bài thơ khóc biển đó, nhưng nhiều người đã copy lại vì thích nó.

Mình không tin được, vì câu chuyện quá kì quái. 
Mình đã tiếp xúc với một số cán bộ chức trách của tỉnh, không hề thấy ai nhận thức đến mức đòi kỉ luật một FB vì người ấy đã làm một bài thơ hay.

Mình đoán chuyện này chắc là do mấy cậu thừa hành ở Kì Anh đã nhanh nhẩu đoảng.
Mình chứng kiến nhiều vụ, khi cấp trên chỉ nhắc nhở hoặc khuyến cáo về một vấn đề nào đó, thế là mấy cậu cấp dưới tâng công bằng cách họp kiểm điểm, xét kỉ luật, đề nghị đuổi việc....
Ngoài chuyện họp xét kỉ luật anh Quân, nghe nói ở Kì Anh còn có chuyện các HT yêu cầu giáo viên không được viết về "Formosa", về "cá chết", thậm chí không like, comment sau các stt viết về chúng.
Lại nghe chuyện nếu bệnh nhân bị ngộ độc hải sản, BS được khuyên nên ghi sang một bệnh khác, tránh tên bệnh "nhạy cảm"....
Rồi cũng nghe chuyện cấp trên tác động qua vợ để "ngăn" chồng, hay tác động chồng để "hãm" vợ, nếu họ là những FB gai góc.
Những chuyện này cho thấy, nhận thức về pháp luật của một số cán bộ địa phương ở KA là có vấn đề.
Về chuyện họp xét kỉ luật tác giả một bài thơ, mình rất ưng statut sau, của nhà báo Phan Xuân Hồng:
Copy nguyên xi stt của nhà báo:
Phan Xuân Hồng
2 giờ ·

"Có ông Trần Hồng Quân ở uỷ ban Kỳ Anh vừa làm bài thơ tình "EM". Sau khi ra thơ, nghe nói, ông bị cấp trên họp bàn kỷ luật. Bài thơ thế này:
"EM !!!
Em đã chết rồi, buông bỏ cả sau lưng
Để lại cho anh những cánh buồm rũ nát
Đám tang em trắng bồng bềnh những xác
Anh cũng chẳng buồn, buông lưỡi bẻ cần chơi.

Em đã chết rồi, em đã xa xôi!
Ừ mới đó một trăm ngày đấy nhỉ?
Em ra đi con cháu buồn đổ lệ
Cúng mâm này, anh mới rõ nguồn cơn.

Em đã chết rồi, nhạt thếch, có gì hơn
Vì mất điện, tối trời nên em chết
Ôi! Cảnh chia ly, cả nhà mình mỏi mệt
Kiếp nạn này, giờ đã hiểu vì đâu.

Một trăm ngày rồi, thời gian cũng trôi mau
Tưởng em ốm đau, anh dặn lòng nhỏ nhẹ
Mong em dậy, mím môi cười rất khẽ
Hát tặng em bài " Biển hát chiều nay".

Ôi! Hết thật rồi, em buông bỏ từ đây
Anh chẳng đủ sức cứu con mình được nữa
Trái tim ốm đau, quặt què, trăn trở
Nên đến mai này, có đủ lực hồi sinh?".

Nếu cấp trên của ông Quân mà kỷ luật tác giả vì bài thơ này thì rất ất ơ, rất phản động, rất nâng quan điểm, rất xuẩn... Phải tập huấn thơ cho các vị ngay! Nếu phê bình hay kỷ luật tác giả vì bài thơ này, thì quả thật, họ xem pháp luật này không ra gì.
PXH"

Nguồn FB Trần Đình Trợ

Báo chí nên đối thoại thay vì siết chặt kiểm duyệt fanpage trên Facebook?

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, "Trong cái thời đại thông tin phát triển như hiện nay và ở một cái xã hội dân chủ thì chúng ta cũng phải tôn trọng những dư luận ngược chiều. Thế còn có những ý kiến trái chiều thì mình cũng có thể trao đổi lại. Điều đó là bổ ích."
Một người đàn ông đang lướt mạng xã hội Facebook tại một quán cà phê ở Hà Nội ngày 28/11/2013. Cục Báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam mới đây yêu cầu các cơ quan báo chí tăng cường quản lý nội dung trên các trang Facebook của họ.
Mới đây, Cục Báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã yêu cầu các cơ quan báo chí tăng cường quản lý nội dung trên các trang Facebook của họ.
Một công văn do Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc ký cách đây ít ngày viết rằng trong thời gian qua, nhiều cơ quan báo chí trong nước đã mở fanpage trên Facebook, nhưng lại chưa “kiểm duyệt chặt chẽ” các ý kiến bình luận. Công văn cho rằng vì điều đó nên “một số đối tượng đã lợi dụng tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bôi nhọ uy tín, danh dự lãnh đạo cấp cao, gây dư luận xấu trên không gian mạng”.
Thông qua công văn, Cục Báo chí yêu cầu các cơ quan báo chí “rà soát toàn bộ hoạt động cung cấp nội dung thông tin trên fanpage chính thức, tránh bị đối tượng xấu lợi dụng”.
Lâu nay, nhiều người ở Việt Nam cho rằng có một thực thế là do nhà chức trách kiểm duyệt báo chí chặt chẽ và đôi khi có những động thái trừng phạt một số nhà báo có những bài viết mạnh bạo, nên trong nhiều trường hợp khi báo chí muốn chỉ trích hoặc phản đối một hành động hay chính sách nào đó của chính quyền, họ không dám viết thẳng trong bài, mà chỉ nêu ra các hàm ý, kích thích để độc giả phê phán, chỉ trích trong phần bình luận bên dưới bài.
Cũng như nhiều người trong công chúng Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, một cựu đại biểu Quốc hội, cho rằng việc các cơ quan báo chí có fanpage và để cho độc giả bình luận là một cách làm báo mới, giúp mọi người thể hiện ý kiến về nội dung bài báo hoặc về các hành động, chính sách của nhà nước. Ở chiều ngược lại, các cơ quan báo chí khi nhận được các ý kiến độc giả sẽ rút kinh nghiệm về cách đưa tin, viết bài, còn các cơ quan công quyền có thể hiểu được suy nghĩ, tâm lý của một bộ phận dân chúng. Ông Thuyết lập luận rằng không cho công chúng bình luận trên các fanpage của báo chí có thể tạo ra hiệu ứng ngược:
“Nếu mà giả sử mình không cho người ta bình luận ở các trang fanpage của báo chí thì người ta cũng sẽ bình luận ở trên các mạng xã hội. Người ta không phải sẽ không bình luận. Mà như thế có thể còn bất lợi hơn”.
Vị giáo sư từng ở cương vị Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội chỉ ra rằng tuy cần phải có đội ngũ quản lý fanpage song công việc của họ chỉ nên là bảo đảm rằng các ý kiến được thể hiện bằng ngôn ngữ đúng mực, lành mạnh chứ không phải là ngăn các ý kiến trái chiều với nhà nước.
“Dĩ nhiên là cái bình luận nào mà nó quá tục tĩu hoặc là nó vi phạm những quy chuẩn về mặt đạo đức xã hội thì mình không nên đưa. Thế còn những ý kiến mà người ta bình luận nghiêm túc, kể cả những ý kiến trái chiều theo tôi cũng không có vấn đề gì mà mình phải lo lắng. Trong cái thời đại thông tin phát triển như hiện nay và ở một cái xã hội dân chủ thì chúng ta cũng phải tôn trọng những dư luận ngược chiều. […] Thế còn có những ý kiến trái chiều thì mình cũng có thể trao đổi lại. Điều đó là bổ ích. Qua trao đổi thì có thể hai bên cùng hiểu nhau hơn. Cái gì mà cơ quan báo chí nói chưa đúng hoặc là cái gì mà các cơ quan nhà nước hành xử chưa đúng cũng phải rút kinh nghiệm”.
Không lâu sau khi biết tin về công văn của Cục Báo chí đòi các cơ quan báo chí phải tăng cường quản lý fanpage, trên các trang mạng xã hội, nhiều người cho rằng về mặt kỹ thuật các báo, đài có thể làm được việc duyệt và xóa các lời bình luận, nhưng điều đó chỉ góp phần làm cho đa số các fanpage của họ vốn đã buồn tẻ sẽ càng trở nên đìu hiu hơn.
Theo An Tôn VOA

Wednesday, July 6, 2016

VỢ LUẬT SƯ NGUYỄN VĂN ĐÀI BỊ CÂU LƯU TRÁI PHÉP KHI VỪA TRỞ VỀ NƯỚC SAU CHUYẾN ĐI VẬN ĐỘNG TỰ DO CHO CHỒNG

Chị Vũ Minh Khánh, vợ LS Nguyễn Văn Đài

Anh em đang đợi trong khi vợ LS
Đài bị câu lưu ở sân bay Nội Bài


Hôm nay 06/07/2016, chị Vũ Minh Khánh, vợ LS Nguyễn Văn Đài, trở về VN sau một thời gian xuất ngoại vận động chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế ủng hộ chồng mình đang bị nhà cầm quyền bắt giam trái phép.
Chị đi trên chuyến bay mang số hiệu VN610 từ Bangkok xuống sân bay Nội Bài vào hồi 13h45.
Tuy nhiên, đã một tiếng đồng hồ trôi qua, mặc dù hành khách cùng chuyến bay đã ra hết, nhưng chị vẫn chưa xuất hiện.
Nguồn: fb Le Anh Hung.


Get paid to share your links!