Thursday, June 23, 2016

Cái thời người ta sống để...hại nhau?

Ảnh chỉ mang tính moinh hoạ
Mấy hôm nay các trang mạng xã hội lẫn nhiều tờ báo Việt Nam nhuốm đậm màu xám. Xám vì nhiều nỗi buồn cứ chồng chất lên nhau. Xám vì hầu hết các tin tức nóng nhất là các tin thương tâm, đau lòng hay ghê sợ. Xin cúi đầu vĩnh biệt những người lính đã nằm xuống thời bình, dù bất cứ lý do gì phải ra đi, thì các anh cũng là những người đáng được trân trọng, đáng để ghi tên cho những thế hệ trẻ sống một cách không hèn mọn.
Tôi xin phép gác màu xám đầy thương tâm của vụ những người lính biển ra đi rồi chẳng thấy về. Thương tâm đủ rồi, đau đớn và xót xa tràn ngập rồi. Gạt nước mắt quay về thực tại, người ta lại hoảng hồn. Bên cạnh sự ra đi đầy nhân văn, thì những người ở lại phía sau vẫn còn đang lo sợ, hãi hùng trong một xã hội mà nhiều người bảo “sống để...tự hại nhau”. Tôi xin phép đặt tên cho cái lối sống, không phải bao trùm xã hội nhưng hiện diện khắp mọi nơi, chính là lối sống “không tử tế, thiếu tính con người”.
Khái niệm tử tế quả thật không phải cao siêu hay xa xỉ. Và sống thiếu tử tế xuất phát từ những hành động nhỏ bé nhất, nhưng mang lại những hậu quả to lớn không cùng. Không tử tế là khi người ta coi thường nhân mạng hàng chục người, hàng vài chục người trên những tuyến xe mang danh là cao cấp, ba bốn năm sao, nhưng tài xế thích chạy sao thì chạy, lấn đường vượt tuyến, đua nhau tranh khách,... để rồi hết vụ tai nạn này đến tai nạn khác: xe cháy, người chết không nhận dạng, gia tình tan nát, điêu linh. Không tử tế là khi hàng chục người ăn bánh mì rồi phải nhập viện, có người tử vong. Chưa có kết luận chính thức của các cơ quan chức năng, nhưng nỗi sợ về việc đồng bào hại đồng bào vẫn cứ len lỏi một khách khó nắm giữ và vô cùng khó chịu. Không tử thế là khi biến hóa thịt heo thành hàng loạt thứ thịt “quý hiếm” như nai, cừu, đà điểu... để rồi miếng thịt nào cũng nhiễm vi sinh, đe dọa sức khỏe, an toàn tính mạng của người tiêu dùng: tiền mất, tật mang. Còn chưa kể, thiếu tử thế là khi bán thức ăn cho sinh viên, những thế hệ tương lai của đất nước, mà trong thức ăn tràn lan những con giòi khiến người xem còn buồn nôn nói chi đến người dùng.
Những câu chuyện thiếu tử tế, sống hại nhau như vậy vẫn cứ xuất hiện đều đặn và dường như có xu hướng ngày càng tinh vi hơn, nguy hiểm hơn, ghê rợn hơn. Sự thiếu tử tế ấy một phần có thể xuất phát từ một môi trường thiếu đạo đức, thiếu niềm tin vào đạo đức. Con người được sinh ra với tính bản ác hay tính bản thiện, đó hiện vẫn còn là điều gây tranh cãi. Tuy nhiên, nếu người đó lớn lên trong môi trường có giáo dục và hướng đến bản thiện, ắt sẽ có khuynh hướng bản thiện nhiều hơn, tử tế nhiều hơn. Nhớ câu chuyện người Việt hay kể, rằng khi kêu gọi dân làng góp rượu mở hội cho làng, thì kết quả hồ rượu thành hồ...nước lả. Ai cũng tin rằng nếu chỉ có mình mang nước lả, thì không ảnh hưởng đến hồ rượu chung, không ngờ ai cũng mang nước thay vì góp rượu. Phải chăng xã hội chúng ta nghĩ rằng chỉ có vài ba người xấu, cái xấu sẽ không ảnh hưởng đến xã hội, hóa ra thành một bể người xấu, đang ngoài kia, làm những chuyện thiếu tử tế: từ chén cơm, bó rau, con cá, miếng thịt đến những đại dự án sặc mùi nhóm lợi ích.
Sự thiếu tử tế còn xuất phát từ một bộ phận lãnh đạo thiếu tử tế. Đó là câu chuyện hàng ngày mà người Việt nào có quan tâm đều nghe, hoặc có khi không quan tâm đến thời cuộc cũng vô tình thấy nhắc ở đâu đó: trong quán chè lá vỉa hè, trong quán ăn hàng rong, hay thậm chí trong nhà hàng sang trọng, trên báo chí truyền hình. Nhiều nhà nghiên cứu lẫn báo chí phản ánh, và dường như chưa ai đủ thuyết phục để phủ nhận sự tồn tại của các nhóm lợi ích, những gã độc quyền đang thao túng phía sau những ông lớn của nhiều ngành kinh doanh mang tính thiếu lành mạnh. Vụ việc cán bộ công an lại dám tự ý kinh doanh, chống lưng cho doanh nghiệp sân sau của mình là một điển hình như vậy. Đó là chưa nói đến sự tắc trách, hoặc đôi khi trở thành nạn nhân và bất lực của ngành quản lý trước thời cuộc vốn tồn tại nhiều tiêu cực: từ tuyên bố “thực phẩm đa phần là sạch nhưng người dân không biết”, đến việc “cá này được chứng nhân sạch, nhưng an toàn lại là chuyện khác”. Những phát ngôn ấy cho thấy sự bế tắc về quản lý, sự nhút nhát trước việc đối diện với những nguy cơ bệnh tật, sống chết đang tràn đến từng nhà, leo lên bàn ăn, chui vào nhà bếp.
Sự bế tắc là khi trên một tuyến đường thênh thang, dẫu có quanh co cũng không ngặt nghèo như những tuyến đường vượt rừng vượt biển tại nhiều nơi ở Mỹ, châu Âu hay như Thái Lan, nhưng tai nạn thương tâm cứ ngày đêm âm ĩ. Mới hôm trước là tông nhau hàng chục người chết, vài hôm sau lại một vụ tương tự xả ra. Ai cũng hoảng hồn, ai cũng mất niềm tin, dù không đi xe (vốn chỉ có vài ba hãng lớn) thì cũng chẳng biết đi bằng gì. Ngành chức năng lúc thì lên tiếng, lúc chẳng thấy tăm hơi. Không lẽ việc quản lý đường bộ với vài ba tuyến xe khách khó khăn đến mức như vậy hay sao?
Cuối cùng, cá nhân tôi cho rằng việc những kẻ thiếu tử tế tràn lan ngoài kia phần lớn cũng vì cơ chế xử lý vẫn còn nhẹ nhàng quá. Có một nghịch lý về môi trường pháp lý ở Việt Nam, mà một vị đại biểu quốc hội Việt Nam từng thẳng thừng tuyên bố, đó là môi trường pháp lý thiếu an toàn. Vài ba người tốt thì không được bảo vệ, trong khi lắm kẻ xấu vẫn cứ ung dung. Xây quán cà phê, mở cái chuồng gà có khi phải hầu tòa hình sự, trong khi vi phạm kỷ luật ngành công an, tự ý kinh doanh khi còn làm quan chức, chống lưng cho doanh nghiệp sân sau,... thì cũng chỉ bị điều đi nơi khác mà vẫn tiếp tục làm nghề. Doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng xã hội thì đền bồi cũng ở mức thấp, xá gì với cái lợi chất ngất mà họ làm trong suốt chục năm. Nhiều doanh nghiệp ảnh hưởng môi trường vẫn cứ trốn chui giấy phép, chẳng hiểu sao với cơ chế giám sát chặt chẽ đến tận gánh bún lề đường của quân nhà mình mà lại để sót những ông lớn doanh nghiệp không giấy phép?
Than ôi, cái thời nhiều người sống chỉ biết để...hại nhau!

CAO HUY HUÂN

Sai phạm 657 tỷ đồng ở dự án đường 5 kéo dài, ai chịu trách nhiệm?


Dự án đường 5 kéo dài đã bị chậm tiến độ 6 năm, phải điều chỉnh tổng mức đầu tư lên hơn 6,6 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 3,1 nghìn tỷ đồng so với mức đầu tư được duyệt ban đầu.
Ngày 22/6, tại Thông báo kết luận thanh tra dự án đường 5 kéo dài đoạn cầu Chui - cầu Đông Trù - Phương Trạch - Bắc Thăng Long (Hà Nội), Thanh tra Chính phủ cho biết, đã phát hiện sai phạm về tài chính số tiền 658 tỷ đồng.
Chậm 6 năm, đội vốn hơn 3 nghìn tỷ đồng
Dự án đường 5 kéo dài đoạn cầu Chui – cầu Đông Trù – Phương Trạch – Bắc Thăng Long (Hà Nội) thuộc dự án nhóm A, do Ban quản lý dự án hạ tầng Tả Ngạn làm chủ đầu tư. Dự án có tầm quan trọng đặc biệt về giải quyết mạng lưới giao thông thành phố Hà Nội, kết nối khu vực kinh tế, khu công nghiệp, đô thị và giao thông liên tỉnh, khu vực phía Bắc.
Theo quyết định số 1881 ngày 15/4/2005 của UBND TP Hà Nội, dự án được thực hiện trong 3 năm (từ 2005-2008) và được Thủ tướng chấp thuận trong danh mục các dự án công trình chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long. 
Tuy nhiên, dự án đã bị chậm tiến độ 6 năm (đến năm 2014 dự án mới thông xe), phải điều chỉnh tổng mức đầu tư lên hơn 6,6 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 3,1 nghìn tỷ đồng so với mức đầu tư được duyệt ban đầu.
Kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã chỉ rõ một số nguyên nhân làm tăng tổng vốn đầu tư dự án lên hơn 3 nghìn tỷ đồng, đó là nhiều hạng mục công trình điều chỉnh dự toán không tuân thủ quy định để giá trị dự toán vượt quá cao. 

Quốc lộ 5 kéo dài đoạn cầu Chui - cầu Đông Trù - Phương Trạch - Bắc Thăng Long (Hà Nội) đội vốn hơn 3 nghìn tỷ đồng. Ảnh: Như Ý

Đặc biệt, gói thầu số 13 khi thay đổi thiết kế kỹ thuật – dự toán, thay đổi nhà thầu phụ đã tăng giá trị quá cao, chậm tiến độ 2 năm… Mặt khác, việc thiếu quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng cũng là nguyên nhân khiến dự án bị chậm trễ, kéo dài. 
Đáng chú ý, việc tổ chức giải phóng mặt bằng đối với đất dân cư, cơ quan tổ chức và các công trình trên tuyến kéo dài cho tới năm 2014. Hơn nữa, công tác quản lý giá thành đầu tư yếu cũng là nguyên nhân làm tăng chi phí đầu tư, lãng phí ngân sách nhà nước.
Vi phạm xảy ra trong suốt quá trình đầu tư
TTCP cho rằng, việc tổ chức quản lý, điều hành dự án có nhiều hạn chế, nhiều vi phạm xảy ra trong suốt quá trình đầu tư; một số nội dung chưa tuân thủ quy trình, trình tự thủ tục đầu tư, chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong quá trình tổ chức thực hiện dự án. 
Đặc biệt, vai trò trách nhiệm của một số lãnh đạo UBND TP Hà Nội đã được phân công trong chỉ đạo điều hành không xử lý kịp thời, vi phạm nguyên tắc, thiếu quyết liệt đối với những tồn tại phát sinh khi thực hiện dự án. Qua thanh tra đã phát hiện việc chi trả tiền hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho một số tổ chức, đơn vị, cá nhân sai quy định với số tiền hơn 77 tỷ đồng.
Cũng theo TTCP, tổng số tiền sai phạm về tài chính được phát hiện qua thanh tra là gần 657,9 tỷ đồng, trong đó số tiền hơn 273 tỷ đồng đã được xác định, số còn lại hơn 384 tỷ đồng (gói thầu 12 là 48,2 tỷ đồng và gói thầu 13 là 336 tỷ đồng) cần phải tính toán chi tiết cụ thể để xử lý.
Cùng yêu cầu về xử lý tài chính, TTCP cũng đề nghị UBND thành phố Hà Nội làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân (các thời kỳ) liên quan và có hình thức xử lý theo quy định, nhất là trách nhiệm trong chỉ đạo, quản lý theo phân công, phân cấp trong cả quá trình triển khai dự án.
Đồng ý với kiến nghị của TTCP, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan khuyết điểm, sai phạm có biện pháp khắc phục và báo cáo Thủ tướng trước ngày 30/6.

Theo VTC News

LỊCH SỰ KIỂU MỸ

nguồn ảnh : FB Lich sử VN qua ảnh
Hồ Chí Minh là tên "Nói Dốc" siêu việt, là cha đẻ của Đảng Cộng Sản Dốc Láo Việt Nam. Xét thấy trình độ nói dốc của HCM  là SUPER-LIAR  không ai sánh bẳng, nên Đảng Cộng Sản đã ra sức vận động phong trào " học tập và làm theo tư tưởng đạo đức HCM".  "Lịch Sự Kiểu Mỹ" là một trong những bài báo được ông ông ta viết với bút danh "T.L.". Chắc có lẻ HCM được phân công "kiểm tra" những vật dụng sau buổi tiệc chiêu đãi của Ông Ken, nên HCM biết rấ chính xác sô lượng ly tách, khăn lau miệng... Đặc biệt là HCM còn biết rõ áo choàng của người phục vụ được ăn cắp để sửa thành "áo tắm" mới ghê. Hơn nữa kiến thức của HCM thật đáng khâm phục, ông ta dùng từ "áo choàng của người phục vụ" để chỉ cái "tạp dề" của những người bồi bàn. Nghe nói, HCM cũng rất giỏi tiếng nước ngoài, đặ biệt là tiếng Pháp, và cũng từng có kinh nghiệm về lĩnh vực phụ bếp trên tàu Pháp (https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh#Th.E1.BB.9Di_k.E1.BB.B3_1911-1919), không lẻ ông không phân biệt được cái tạp dề có nghĩa tiếng Pháp là tablier và áo choàng có nghĩa là manteau hay sao?   

*Nếu ai thắc mắc về bút danh "T.L." có đúng hay không thì xin vô đây tham khảo.(http://www.baotanghochiminh.vn/TabId/495/ArticleId/8040/PreTabId/465/Default.aspx)


TL.

Get paid to share your links!