Thursday, June 16, 2016

'Những vụ việc liên quan đến các quan chức báo hiệu sự thay đổi'

Cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, vừa rời chức vụ cách đây 2 tháng, đã bị chất vấn về việc đưa con trai là Vũ Quang Hải vào các vị trí lãnh đạo trong bộ và trong doanh nghiệp nhà nước.


Truyền thông và công luận Việt Nam trong những ngày gần đây đang nóng lên về một số vụ việc gắn với các quan chức chính quyền.
Mới nhất là việc cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, người mới rời chức vụ cách đây 2 tháng, bị Hiệp hội Đầu tư Tài chính Việt Nam (VAFI) chất vấn trong một lá thư đề ngày 13/6 về việc đưa con trai là Vũ Quang Hải vào các vị trí lãnh đạo trong bộ và trong doanh nghiệp nhà nước.
Chức vụ cuối cùng mà ông Hải nắm giữ từ tháng 2/2015 là Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Bia Sabeco, một doanh nghiệp nhà nước lớn.
Nhận xét về lý do công luận bất bình về việc bổ nhiệm này, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, nói với VOA Việt ngữ:

“Đây là một cái việc sai trái rất rõ ràng. Một ông bộ trưởng là đại diện chủ sở hữu nhà nước ở cái tổng công ty đó lại bổ nhiệm con mình vào chức vụ là phó tổng giám đốc ở đấy là một cái điều sai hẳn Luật Doanh nghiệp”.
Trước vụ việc này, truyền thông và công luận Việt Nam cũng tập trung sự chú ý, kể cả bày tỏ thái độ bực bội về trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh, Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, đi xe tư nhân rất sang trọng nhưng lại gắn biển xanh chỉ dành cho xe nhà nước, bên cạnh đó là những nghi vấn về việc ông trúng cử đại biểu quốc hội.
Tổng Bí thư Đảng CSVN

Sự ồn ào về ông Thanh trên truyền thông đã dẫn đến việc Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngày 9/6 yêu cầu các ủy ban của đảng, Bộ Công an và một số cơ quan nhà nước, kể cả Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, nơi ông Thanh từng làm lãnh đạo, phải kiểm tra, xác minh những nội dung mà báo chí phản ánh về ông này. Ông tổng bí thư yêu cầu phải “coi đây là việc cần làm ngay”.
Trên mạng xã hội, một số người cho rằng những vụ này là dấu hiệu của một cuộc bài trừ nạn bè phái, lạm quyền, song ở một quy mô nhỏ hơn và ít ầm ĩ hơn nhiều so với chiến dịch “Đả hổ diệt ruồi” ở Trung Quốc. mặc dầu vậy, với con mắt chuyên gia, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh đưa ra nhận định:
“Tôi nghĩ rằng đó là các dấu hiệu của sự chuyển động chứ không phải đây là một chiến dịch mà giống như là ông Tập Cận Bình đã thực hiện trong nhiều năm nay. Hai cái sự việc nó khác nhau”.

Ông nói thêm một cách cụ thể:Tiến sỹ Doanh cho rằng những hành động mới đây của lãnh đạo đảng cầm quyền có thể bị thúc đẩy bởi những mong muốn thay đổi của người dân sau nhiều năm chứng kiến rất nhiều điều bất hợp lý trong cách thức điều hành chính quyền và vận hành xã hội. Ông cho rằng “có dấu hiệu” là sự thay đổi - được giới lãnh đạo chính trị điều khiển, kiểm soát - đang “thật sự chuyển dịch, có tính chất mạnh mẽ và đồng bộ hơn”.
“Tôi nghĩ rằng đây là sự chuyển động từng bước và có căn cứ và được sự ủng hộ của người dân. Đây cũng phản ánh đòi hỏi của công luận, của người dân và doanh nghiệp. Nó thể hiện cái yêu cầu của sự phát triển của kinh tế, của xã hội Việt Nam, thể hiện khát vọng dân chủ”.

Thời gian gần đây, đảng cầm quyền đã chịu nhiều sức ép từ người dân khi họ liên tục lên tiếng thông qua truyền thông và mạng xã hội về tình trạng ô nhiễm môi trường, nạn lợi ích nhóm, và các cái sai trái khác. Sức ép này dường như đã dẫn đến một số thay đổi nhưng chưa to lớn và có tính cơ bản như nhiều người mong đợi.
Theo VOA, An Tôn

BỌN DU KHÁCH CHINA HÁCH DỊCH

Đêm 14/6/2016, một du khách Trung Quốc đã có hành vi châm lửa đốt tiền Việt Nam tại quán bar TV Club trên đường Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, Đà Nẵng.

Sau khi thực hiện hành vi ngạo mạn này, vị khách Trung Quốc (áo trắng trong ảnh) đã rút tiền Trung Quốc ra boa cho nhân viên tại đây.
Theo lời của bạn Võ Văn Trung, một nhân viên có mặt đã nhận xét:
"Bất cứ người Việt nào có lòng tự trọng đều không thể chấp nhận được hàn
Chủ quán bar trong sự phẫn nộ nói với nhân viên sau đó: "Sao không ném tiền vào mặt nó?". Cũng có mặt tại đó tôi muốn lao đến bẻ gãy đôi tay của kẻ đang chà đạp lên lòng tự tôn dân tộc trong tôi. Nhưng tôi đã phải lý trí để ngăn cản mình, hành động ấy của tôi chỉ có thể đem lại cho tôi một án tích mà không thể chấm dứt những hành vi sỉ nhục người Việt của Trung Quốc.
h vi ngang ngược ấy. Nhân viên của quán không ai nhận tiền boa của người Trung Quốc kia.
Không cần súng ống hay quân đội, Trung Quốc đang chiếm đóng Việt Nam một cách công khai, người TQ di cư sang VN bằng con đường du lịch. Tiền Trung Quốc được sử dụng như tiền tệ phổ thông trên đất Việt mà không bị kiểm soát từ phía chính quyền VN.
Trong mắt người TQ, Việt Nam chỉ là một tỉnh của chúng, một đứa con hoang đàng lạc mẹ. Chính sự buông lỏng trong quản lý và hèn nhược trong Ngoại giao khiến người Việt trở nên thấp kém trong mắt bọn cướp nước.
Trên biển, tàu Trung Quốc bắn giết ngư dân, đâm chìm tàu Việt. Trong đất liền, dân TQ đầu độc, đồng hóa, chà đạp dân Việt. Hiểm họa mất nước đang đến rất gần với dân tộc Việt Nam.
P/s: Tôi không sợ mình mất việc khi nói lên sự thật và tôi cũng không thể im lặng trước hành động ngạo mạn này."
Vì đâu nên nỗi?!
Vì cơ chế nào mà dân mình phải chịu đựng loại khách ngạo mạn này?!
Tính từ đầu năm 2015 đến nay, số khách Trung Quốc nhập cảnh trái phép tại Việt Nam khá cao.
Người Trung Quốc đi lao động chui tại Việt Nam cũng khá nhiều.
Đất đai những vùng nằm gần bờ biển Đà Nẵng cũng bị người Trung Quốc thâu tóm bằng nhiều cách.
Các cam kết từ hội nghị Thành Đô 1990 đang biến thành hiện thực.
Nguồn tin và ảnh: FB Võ Văn Trung

Wednesday, June 15, 2016

TU SỸ LÀM CHÍNH TRỊ CÓ PHẠM LUẬT KHÔNG ?

ảnh minh hoạ

Pháp luật Việt Nam và pháp luật của nhiều nước không hề có điều luật nào cấm Tu Sỹ các tôn giáo làm chính trị.
Trong quá khứ có nhiều Tôn Giáo thực hiện vai trò điều hành nhà nước. Đó là Tôn Giáo làm chính trị toàn phần. Ngày nay vẫn có một số quốc gia luật pháp được lấy từ một phần căn bản của giáo luật Tôn Giáo.
Hồi tôi ở Malaysia. Tôi tìm hiểu biết được luật pháp của Malaysia có nhiều điều luật được áp dụng từ chính giáo luật Hồi Giáo. Theo giáo luật Hồi Giáo tín đồ Hồi Giáo mà uống rượu sẽ bị xử phạt rất nặng. Luật pháp của một số quốc gia Hồi Giáo cũng được thực hiện cụ thể hóa những xử phạt như là giáo luật Hồi Giáo.
Có nhiều Tôn Giáo trong quá khứ tới nay tham gia làm chính trị toàn phần hoặc một phần. Đồng thời cũng có những Tôn Giáo nghiêm cấm Tu Sỹ tuyệt đối không làm chính trị. Vậy hiểu vấn đề sao cho đúng cho đủ?!
Anh trai kết nghĩa của tôi là Vũ Quang Thuận (Võ Phù Đổng). Anh ấy là nhà nghiên cứu về lĩnh vực Tôn Giáo. Anh Võ Phù Đổng từng nghiên cứu về nhiều Tôn Giáo khác nhau như: Phật Giáo, Hin Du Giáo, Hồi Giáo, Nho Giáo, Khổng Giáo, và nhiều Tôn Giáo khác nữa.
Phật Giáo và một số Tôn Giáo khuyên Tu Sỹ không lên làm chính trị. Bởi giáo lý các Tôn Giáo ấy khuyên Tu Sỹ không tham danh lợi. Vướng vào chính trị làm cho Tu Sỹ dễ bị sa ngã đam mê danh lợi.
Do sự hiểu theo cách cũ từ thời hình thành Tôn Giáo cách nay hàng ngàn năm về trước. Khi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học còn rất giản đơn. Khi ấy về ngôn ngữ người ta hiểu làm chính trị là đồng nghĩa với làm Vua hoặc làm Quan. Sau này xã hội ngày càng phát triển thì ngôn ngữ sử dụng hiểu nghĩa cụm từ CHÍNH TRỊ về bản chất đã có nhiều sự khác so với cách nay hàng ngàn năm.
Mặt khác do vấn đề dịch thuật ngôn ngữ từ tiếng nước ngoài sang ngôn ngữ Việt Nam rất dễ có những sai lệch diễn giải không đủ nghĩa hoặc sai lệch một phần.
Ví dụ tiếng Anh cụm từ Marketing nếu dịch sang tiếng Việt là cụm từ tiếp thị hay quảng cáo không diễn tả được hết nghĩa của cụm từ Marketing.
Cách hiểu ngôn ngữ cụm từ chính trị giữa Việt Nam và nhiều quốc gia ngày nay cũng có những điểm khác nhau. 
Ngày nay nhiều nước hiểu chính trị không hoàn toàn chỉ là làm quan chức. Ví dụ như làm tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng... Nhiều nước dân chủ ngày nay họ không thừa nhận được phép sử dụng từ quan chức nữa. Họ chỉ sử dụng từ công chức.
Quan chức là những chức vụ chính quyền mang tính cai trị đối với nhân dân.
Công chức là những chức vụ chính quyền mang tính phục vụ nhân dân.
Về bản chất sâu sắc quan chức và công chức có chỗ giống nhau nhưng cũng có chỗ khác nhau. Những người không tinh ý sẽ rất dễ bị nhầm lẫn quan chức và công chức thực chất chỉ là một. Chỉ do vấn đề cách gọi khác nhau.
Quan chức và công chức giống nhau ở chỗ đều là những người làm việc trong bộ máy chính quyền.
Quan chức và công chức khác nhau căn bản ở chỗ một bên mang màu sắc cai trị nhân dân còn một bên mang màu sắc phục vụ nhân dân.
Đức Phật Tổ Như Lai (nhà sáng lập Phật Giáo) từng dạy rằng: "Nhường nhịn đối với kẻ xấu đôi khi là tội lỗi lớn". Vị ấy giải thích rằng: "Nếu ai đó có tài đức. Ra làm Vua, Quan mà đem lại lợi ích cho nhân dân thì nên làm. Nếu nhường nhịn cho kẻ xấu làm Vua, làm Quan gây đau khổ cho nhân dân. Trong hoàn cảnh như vậy nhường nhịn là sự thoái thác trách nhiệm và tội lỗi.".
Ngày nay ở nhiều nước hiểu rằng làm chính trị không chỉ có làm quan chức hay công chức. Làm nhà hoạt động dân chủ đấu tranh vì quyền con người ngày nay cũng được gọi là những nhà chính trị gia.
Tôi là nhà hoạt động dân chủ hành động vì mưu cầu quyền con người đầy đủ toàn diện cho nhân dân Việt Nam. Từ những năm qua tới nay nhiều người Việt Nam và nước ngoài đã hiểu đã gọi tôi là nhà chính trị gia dân chủ rồi.
Tôi không tham danh lợi. Tôi làm chính trị là dấn thân cống hiến vì lợi ích của nhân dân Việt Nam.
Tôi trái ngược hoàn toàn với những bọn quan chức tham nhũng bán nước cầu vinh Việt Nam. Bởi bọn chúng tham danh tham lợi.
Trong bộ máy chính quyền Việt Nam có cả người tốt kẻ xấu. Những ai liêm khiết hết lòng tận tụy phục vụ nhân dân thì họ là công chức chính quyền. Những kẻ tham nhũng bán nước hại dân trong bộ máy chính quyền thì bọn chúng là quan chức. Chính trị có cả chính trị tốt và chính trị xấu.
Anh Võ Phù Đổng cho rằng Tu Sỹ làm chính trị không hề phạm giới luật. Vấn đề làm chính trị như thế nào. Làm chính trị mà tham danh lợi là xấu là phạm giới luật. Làm chính trị mà không tham danh lợi cho bản thân. Hết mình phục vụ để mưu cầu lợi ích cho nhân dân. Trong trường hợp này Tu Sỹ làm chính trị rất đáng hoan nghênh.
Trong bài viết ngắn này tôi chưa phân tích được hết về chủ đề Tu Sỹ có nên làm chính trị không?! Trong những bài viết tới tôi sẽ phân tích sâu kỹ thêm về vấn đề Tu Sỹ nên hay không nên làm chính trị.
Xin trân trọng cảm ơn quý vị và các bạn đã đọc hoặc chia sẻ bài viết này tới cộng đồng.
Hà Nội ngày 16 - 6 - 2016
Nguyễn Văn Điển (Điển Ái Quốc)
Điện thoại: 0975 572 873
dienaiquoc83@gmail.com

Get paid to share your links!