Saturday, May 21, 2016

KHÔNG BIẾT KHÔNG BẦU

ảnh: Giáo sư Chu Hảo
nguồn FB  Chú Tiểu

Chu Hảo
Những lần bầu cử Quốc hội trước đây tôi thật sự thờ ơ, có lý do để vắng mặt hoặc nhờ người bỏ giùm, như một sự thường tình đối với một bộ phận không nhỏ tầng lớp xã hội được coi là “trí thức”. Chỉ vì thấy nó hình thức, vô tích sự; chứ chưa có ý thức rõ rệt về Dân chủ, Quyền con người và Quyền công dân như vài chục năm gần đây. Bạn bè bảo thế là thuộc loại “ngu lâu”. Đành vậy! Thế hệ chúng tôi ở Miền Bắc được nhào nặn y hệt như các thế hệ Xô Viết mà bà Svetlana Alecievich (Giải Nobel Văn học 2016) mô tả một cách hết sức sâu sắc, sinh động và khách quan trong tác phẩm văn học phi hư cấu tựa đề “Sự kết thúc của con người đỏ - Thời thứ phẩm”. Thế thì còn mong gì hơn?
Nhưng lần này tôi sẽ thực hiện quyền bầu cử một cách nghiêm chỉnh, dẫu biết rằng thời kỳ “Con người đỏ” ở nước ta chưa đến hồi kết thúc, mà những sản phẩm của “Thời thứ phẩm” thì đã có sẵn rồi. Đó là một “Giai cấp mới” mà cựu PhóTổng thống Liên bang XHCN Nam Tư Milovan Djilas, đặt tên cho tầng lớp quan chức và nhân viên công quyền, vô tình hay cố ý đồng lõa với Nhà nước, cướp bóc đồng bào mình qua việc chi tiêu vô tội vạ tiền đóng thuế của dân. Đó là một chính quyền tha hóa, bị các nhóm lợi ích bất chính chi phối, vô trách nhiệm và vô cảm trước nỗi thống khổ của nhân dân. Đó là cả một hệ thống chính trị lấy bạo lực và giối trá làm phương châm hành động để thức hiện các chính sách ngu dân, bóp nghẹt quyền tự do biểu đạt tư tưởng và đàn áp dã man bất kể ai bị coi là bất đồng chính kiến.
Tôi sẽ đi bầu cử dẫu ngày càng thấy rõ Hiến Pháp 2013 chưa đựng nhiều điều phản khoa học, phản tiến bộ, phản dân chủ, như đã được vạch ra trong Kiến Nghị của 72 nhân sỹ trí thức, và nhất là trong bốn bài báo - công trình nghiên cứu công phu, mang tính học thuật cao của Giáo sư Hoàng Xuân Phú. Hiến pháp 2013 – Sửa nhầm hay đổi thiệt; Hiến pháp vi hiến; Bắt mạch Hiến…nháp; Não lòng với Hiến pháp.
Tôi sẽ đi bỏ phiếu một cách nghiêm chỉnh dẫu biết rằng Luật bầu cử hiện hành là một bộ luật vi hiến, như phân tích cũng của Giáo sư Hoàng Xuân Phú trong bài “Bầu cử kiểu gì khi tệ từ Luật”.
Tôi vẫn đi bầu cử dù đau lòng và phẫn nộ chứng kiến hành vi “ngồi xổm” trên Hiến Pháp và Luật bầu cử, xẩy ra trong kỳ họp cuối cùng của Quốc hội đương nhiệm và trong quá trình “hiệp thương” lựa chọn ứng viên Đại biểu Quốc hội khóa tới.
Thể chế chính trị này phải được thay đổi tận gốc rễ, đó là xu thế thời đại, là đòi hỏi cấp thiết của dân tộc. Nhưng thay đổi triệt để bằng một cuộc cách mạng bạo lực là điều chúng tôi không mong muốn, vì không muốn để cho đất nước này lại lâm vào cảnh huynh đệ tương tàn, máu chảy đầu rơi. Một thể chế được dựng lên bằng “nòng súng” tất sẽ có một “nòng súng” to hơn phục sẵn phía trước.
Thay vì nôn nóng bạo lực, thiết nghĩ lại phải đứng lên theo lời hiệu triệu thống thiết của Phan Châu Trinh cách nay hơn một thế kỷ: “Khai dân trí - Chấn dân khí - Hậu dân sinh”. Dân trí phải đủ cao để hướng Dân khí vào mục tiêu cách mạng phi bạo lực. Ở đây Dân trí trước hết là sự giác ngộ về quyền Con người, quyền Công dân, trong đó có quyền bầu cử các đại biểu của mình trong Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp.
Thay vì tẩy chay, lần này tôi chọn thái độ tham gia nghiêm túc với ý thức cùng toàn dân sử dụng lá phiếu chính đáng của mình với phương châm:
CHỈ BẦU CHO NHỮNG NGƯỜI MÀ MÌNH BIẾT RÕ PHẨM CÁCH VÀ NĂNG LỰC.
KHÔNG BIẾT THÌ KHÔNG BẦU!
Những thông tin về các ứng viên mà các tổ chức phụ trách bầu cử công bố là quá sơ sài và thiếu chính xác khiến tôi không thể tin cậy. Đơn giản vậy thôi! Để làm gì? Để lá phiếu của mỗi công dân ngày càng trở nên có giá trị hơn trong việc lựa chọn những người xứng đáng vào các vị trí lãnh đạo quốc gia và lựa chọn thế chế.
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2016
Chu Hảo
_____

Tễu Blog: Tác giả Chu Hảo là Giáo sư, Tiến sĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, hiệnlà Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức, và là Phó Chủ tịch Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh.

FORMOSA-ÂM MƯU HÁN HOÁ VIỆT NAM?

 
 Hong Thai Hoang
 nguồn FB Hong Thai Hoang
FB Hong Thai Hoang
Tôi viết quan điểm của mình về cuộc xâm lăng của Trung Quốc. Bài viết này tôi muốn nói rõ rằng, tôi hiểu không phải người Trung Quốc nào cũng xấu, và có rất nhiều người Việt gốc Hoa cũng rất yêu Việt Nam, sẵn sàng đổ máu để bảo vệ Việt Nam..
Formosa, Biẻn Đông, nhà máy máy nhiệt Trung Quốc hay hàng trăm công trình gây ô nhiễm môi trường của Trung Quốc chỉ là TẢNG BĂNG TRÔI.. Thực chất Trung Quốc đã xâm lược được Việt Nam rồi, chỉ chờ ngày sát nhập và công khai...
Phụ thuộc kinh tế Trung Quốc từ những sản phẩm hàng hóa nhỏ lẻ nhất. Phụ thuộc xuất khẩu Trung Quốc các sản phẩm nông sản thiết yếu! Phụ thuộc lao động Trung Quốc, xuất khẩu lao động Việt Nam?
Những thứ nhìn tưởng nhỏ nhặt, từ bữa ăn hàng ngày, từ đồ dùng sinh hoạt, từ nguyên vật liệu sản xuất đến công cụ dụng cụ đến 60% của Trung Quốc..
Việt Nam quá nhiều nhân tài, đủ khả năng sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa tốt và các sản phẩm trí tuệ.. Nhưng thuế nặng cộng các khoản phụ phí khiến sản phẩm có giá thành cao không thể cạnh tranh nổi với hàng hóa Trung Quốc..
Thuế và Phí đó, không phải từ Chính phủ mà ra sao? Tại sao không ưu tiên hàng hóa Việt? Cạnh tranh lành mạnh thì hàng hóa Trung quốc làm sao có đất tồn tại?
Còn những nhà máy của Trung Quốc? Formosa là nhà máy Thép.. Ở Việt Nam có hàng trăm công ty nhà máy Thép thương hiệu Việt mà? Đâu cần Formosa đến ? Nhưng ở đây, điều đang nói không chỉ là về kinh tế, không phải chỉ là về lĩnh vực đầu tư mà còn là một âm mưu..
Chúng nói nhân công Việt không đủ trình độ, chúng đưa hàng trăm, hàng ngàn lao động nam Trung Quốc sang.. Họ sinh sống, lấy vợ, sinh con đẻ cái.. 10, 20 năm nữa, dân số VN chắc có đến 1/3 là người Trung Quốc.. Họ liệu có thể đứng lên chống lại Tổ quốc họ?
Tại sao kiều bào lại bị gây khó khăn khi muốn về nước sinh sống, đầu tư và mua nhà? Tại sao người Trung Quốc sang đây ngang tàng hống hách thế?
Hàng chục năm trước, với âm mưu trồng người để rồi cả dân tộc giờ tôn thờ một tên Hán gian làm lãnh tụ? Sinh ra có cha có mẹ, có tổ tiên có họ hàng... Vậy mà chết đi thờ một cái Họ không hề liên quan? Vậy mà cứ dạy: Công cha như núi Thái Sơn.. Lại cứ rao giảng: Uống nước nhớ nguồn? Vậy là cứ bắt dân phải nhớ đến ngày Giỗ Tổ... Hàng ngàn năm thì không quên, vậy mà họ Cha lai không nhớ..
Âm mưu đó đã được thực hiện và thành công vang dội.. Giờ nếu chúng ta không cùng đấu tranh đuổi hết các nhà máy có chủ đầu tư Trung Quốc đang cố tình hủy hoại môi trường, xây dựng những công trình thiếu an toàn thì chúng ta sẽ không còn thấy hình chữ S trên bản đồ thế giới...
Không phải việc của bạn, không phải việc của tôi, thì là của ai?

Friday, May 20, 2016

Đảng Cộng Sản Đang Diễn Hài

Cộng Sản Đang diễn hài, đóng kịch cho dân xem. Nhưng xin thưa, những vở kịch quá nhàm chán rồi. Dừng diễn nữa mấy thằng lừa bịp.

 Tuổi Trẻ online

​Kiểm tra ngay nhà mạng chặn từ “bầu cử”

20/05/2016 17:11 GMT+7
TTO - Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn khẳng định sẽ kiểm tra ngay các nhà mạng chặn từ “bầu cử” đối với dịch vụ nhắn tin.
​Kiểm tra ngay nhà mạng chặn từ “bầu cử”
Ông Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định bầu hộ, bầu thay là vi phạm pháp luật - Ảnh: L.K
Cuộc họp báo quốc tế về công tác chuẩn bị bầu cử ĐBQH Khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 đã được tổ chức chiều nay (20-5) tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chánh văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia Nguyễn Hạnh Phúc, Trưởng ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy và Bộ trưởng Bộ Thông tin - truyền thông Trương Minh Tuấn.
Ông Phúc cho biết cuộc bầu cử lần này có tổng số 69.265.810 cử tri được niêm yết danh sách và cấp thẻ cử tri, cả nước có 91.476 tổ bầu cử.
Từ sau ngày 2-5, các địa phương đã tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri với người ứng cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp trong không khí dân chủ, cởi mở, bảo đảm công bằng giữa những người ứng cử. Không có sự phân biệt, khoảng cách giữa những người có chức, có quyền với người không đảm nhiệm chức vụ hoặc người tự ứng cử. Thời gian vận động bầu cử sẽ kết thúc trước 7 giờ ngày 21-5.
Vẫn theo ông Phúc, bước vào giai đoạn này, công tác bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cuộc bầu cử được hết sức chú trọng. Càng gần đến ngày bầu cử, Hội đồng bầu cử quốc gia đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai các phương án, tăng cường bảo đảm công tác an ninh, trật tự, an toàn cho ngày bầu cử. Các cơ quan được giao nhiệm vụ đã triển khai lực lượng nắm địa bàn, theo sát tình hình ở địa phương; thực hiện các biện pháp đấu tranh, phòng chống âm mưu phá hoại cuộc bầu cử để đảm bảo an toàn tuyệt đối trước, trong và sau ngày bầu cử.
Phóng viên báo Tuổi Trẻ nêu tình trạng các nhà mạng di động chặn tin nhắn có từ "bầu cử", gây khó khăn cho việc trao đổi thông tin bình thường của nhân dân, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết: “Đến thời điểm này chúng tôi chưa có thông tin về việc các nhà mạng chặn tin nhắn, chúng tôi sẽ kiểm tra ngay sau đây”.
​Kiểm tra ngay nhà mạng chặn từ “bầu cử”
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn trả lời tại cuộc họp báo - Ảnh: L.K
“Ủy ban Bầu cử TP.HCM có sáng kiến nhắn tin với nội dung văn minh, lịch sự để vận động cử tri đi bầu cử, nhưng với điều kiện tin nhắn có từ “bầu cử” bị chặn như hiện nay thì sáng kiến này có khả thi không?” - phóng viên báo điện tử VietNamNet đặt câu hỏi. Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết: “Hội đồng bầu cử quốc gia chưa nhận được đề nghị về sáng kiến này, nếu có sáng kiến như vậy thì chúng tôi sẽ đề nghị các nhà mạng hỗ trợ, làm sao để vận động, nhắc cử tri tích cực tham gia bầu cử”.  
Trả lời câu hỏi của phóng viên Tuổi Trẻ: “Xin ông cho biết hành vi bỏ phiếu thay người khác có bị coi là hành vi vi phạm pháp luật không và bị xử lý như thế nào?”. Ông Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định hành vi bầu hộ, bầu thay là không đúng pháp luật. “Tùy theo mức độ, chúng ta có xử lý khác nhau. Chúng tôi mong muốn các phóng viên tuyên truyền để người dân hiểu vấn đề này, đây là quyền và nghĩa vụ của công dân” - ông Phúc nói.
LÊ KIÊN

Get paid to share your links!