Saturday, May 7, 2016

"TỔ QUỐC TÔI, ÔNG LÀ AI?"

NỘI DUNG BÀI PHÁT BIỂU VỀ "TỔ QUỐC" CỦA MỘT NỮ SINH LỚP 10 Ở TRUNG QUỐC NÀY CÓ THỂ LÀM THỨC TỈNH HỌC SINH - SINH VIÊN VIỆT NAM?

Bài dược đăng trên Đại Kỷ Nguyên

Kính thưa các thầy cô, bạn bè thân mến: Tôi tên Vương Khả Nhi, là học sinh lớp 10A6, tiêu đề bài diễn văn của tôi hôm nay là “Nếu tôi sống thêm hai nghìn năm nữa, thì tổ quốc của tôi, ông sẽ là ai ?”. Tôi không có những ngôn ngữ hùng hồn như mọi người, cũng không có nhiệt huyết dâng trào như những người khác; đối với hai từ “tổ quốc”, cái tôi có chính là suy nghĩ độc lập của riêng cá nhân tôi, tôi cảm thấy rằng xã hội chúng ta không thiếu những người đứng đầu về tri thức, mà cái thiếu chính là những người có tư duy vậy.
Tôi đang nghĩ rằng: Nếu như tôi có thể sống thêm hai nghìn năm nữa, thì thử hỏi tổ quốc của tôi sẽ là ai? Vào thời nhà Hán, tổ quốc của tôi chính là nhà Hán, chính là Đại Hán đã tiêu diệt hết thảy những kẻ xâm phạm bờ cõi. Vào triều đại nhà Đường, tổ quốc của tôi chính là Đại Đường, triều đại hưng thịnh bậc nhất khiến cho hàng nghìn nước khác đến viếng thăm. Vào thời Tống, tổ quốc của tôi là triều đại nhà Tống, triều đại đứng đầu về khoa học kỹ thuật, kinh tế phồn vinh. Vào triều đại nhà Nguyên, vó ngựa Mông Cổ đã chà đạp giày xéo chúng tôi thành những người dân thấp kém, vậy thì tổ quốc của tôi chính là Đại Nguyên sao? Và tôi phải yêu thương nó sao? Vào thời nhà Thanh, người Mãn giết người ngoài biên ải, để đầu không để tóc, để tóc không để đầu, cuộc tàn sát tại Dương Châu cũng ảm đạm thê lương không khác gì cuộc tàn sát tại Nam Kinh, vậy thì tổ quốc của tôi chính là Đại Thanh sao? Tôi phải yêu thương nó sao? 
Thời gian lâu dần, tôi đã dần dần nhận ra rằng, nếu như có ai cưỡng đoạt mẹ của các vị, vậy thì mọi người đều nhận kẻ đó là cha của mình sao, chúng ta không có lòng tự trọng đến như thế sao? Có những lúc tôi cũng nghĩ rằng, nếu như lúc đầu Nhật Bản chiếm lĩnh Trung Quốc chúng ta, hỡi các bạn, có phải hôm này chúng ta sẽ hô lớn lên rằng “thiên hoàng vạn tuế” hay sao?
Nếu như tôi sống thêm hai nghìn năm nữa, thì thử hỏi xem, ai sẽ là tổ quốc của tôi đây, thật khiến cho tôi rất mơ màng khó hiểu .
Trong lòng tôi có một tổ quốc, đó chính là một nơi công bằng, công chính và không có sự bất công nào cả; trong lòng tôi có một tổ quốc, đó chính là nơi để cho bạn chiến thắng, chiến thắng một cách đường đường chính chính. Còn thua thì sao, chính là thua một cách tâm phục khẩu phục. Trong lòng tôi có một tổ quốc, đó là nơi mà ông lúc nào cũng có thể dang rộng đôi cánh che chở cho tôi; trong lòng tôi có một tổ quốc, bất luận cuộc sống của tôi vất vả gian khổ đến thế nào, thì tổ quốc cũng sẽ khiến cho lòng bạn tràn đầy hy vọng về một tương lai không xa.
Nước Mỹ sinh ra Washington, còn nước Anh thì sinh ra Churchill, nhưng họ đều đã ra đi vĩnh viễn; trách nhiệm hôm nay đây, không thể trông cậy vào họ nữa, mà là nằm ở thế hệ trẻ chúng ta. Trí tuệ của thế hệ trẻ chính là trí tuệ của quốc gia, thế hệ trẻ hùng mạnh chính là quốc gia hùng mạnh, thế hệ trẻ độc lập chính là quốc gia độc lập, thế hệ trẻ đứng đầu thế giới chính là quốc gia đứng đầu thế giới. Trong tay thế hệ trẻ chúng ta nhất định sẽ được cầm tờ báo nói về tổ quốc tân tiến văn minh bậc nhất của chúng ta, ông sẽ để cho mỗi người đều yêu mến ông sâu sắc từ tận đáy lòng, ông sẽ khiến cho nước Mỹ phải ngưỡng mộ về chế độ dân chủ của chúng ta, khiến cho nước Đức phải ngưỡng mộ về những thành tựu khoa học kỹ thuật của chúng ta, khiến cho Nhật Bản phải ngưỡng mộ đất nước dân giàu nước mạnh của chúng ta, khiến cho Singapore phải ngưỡng mộ về môi trường sạch đẹp của chúng ta. Nhìn xem ngày đó, tổ quốc của tôi, tất nhiên sẽ là một bầu trời rực sáng, một tổ quốc khiến cho con cháu muôn vàn đời sau cũng không thể nào quên được.
Người Trung Quốc cổ nuôi dưỡng ba giấc mộng Trung Hoa: Giấc mộng thứ nhất gọi là giấc mộng minh quân, chính là hy vọng có được một hoàng đế tốt, hy vọng tất cả vấn đề đều được giải đáp và hiện thành. Tất cả mọi đều tốt đẹp đến từ sự ban ơn của kẻ thống trị. Giấc mộng thứ hai gọi là giấc mộng thanh quan, nếu như hoàng đế đã không thể trông cậy được nữa, thì người dân hy vọng sẽ có một vị thanh quan, thanh liêm chính trực, còn có thể trực tiếp nói lời can gián lên bề trên, mà không sợ xúc phạm đến những người có quyền có thế. Giấc mộng thứ ba gọi là giấc mộng hiệp khách, nếu như thanh quan cũng không thể trông cậy được nữa, thì hy vọng sẽ có một vị hiệp khách thay dân báo thù rửa hận.
Ba giấc mộng của người Trung Quốc thời nay: Giấc mộng thứ nhất gọi là giấc mộng tự do, chính là thoát ra khỏi  sự chuyên chế của bộ máy chính trị một đảng độc tài, không còn bị đàn áp bức hại bởi những kẻ thống trị cậy quyền cậy thế cũng như bè lũ quan lại quyền quý hống hách lộng hành, giấc mộng thứ hai gọi là giấc mộng nhân quyền, chính là tất cả người dân đều có thể hưởng quyền lợi bình đẳng, không còn có  bất cứ tầng lớp nào có đặc quyền cao hơn quảng đại quần chúng nhân dân để rồi khiến cho những người dân thấp cổ bé họng chỉ có thể uất ức căm hận mà chẳng làm được gì. Giấc mộng thứ ba chính là giấc mộng chính trị dân chủ, cũng chính là chế độ dân chủ toàn dân, tất cả người dân trong cả nước cùng nhau lập ra hiến pháp căn bản dựa trên cơ sở người người bình đẳng, đồng thời sẽ theo đó mà làm việc.
Ba giấc mộng thời xưa chính là “giấc mộng kê vàng” giữa ban ngày, mang tính bị động tiêu cực đối với nhân dân, là chính sách ngu dân mang lại ác mộng nghìn năm, chỉ có thể khiến cho dân chúng trở thành những con cừu ngoan ngoãn, mặc cho kẻ thống trị làm mưa làm gió, xâu xé giết hại, thống trị vĩnh viễn.
Ba giấc mộng thời nay chính là yêu cầu tất yếu của văn minh thương nghiệp, là một xã hội dân chủ khai sáng mà người người đều đã thấy rõ, là biểu hiện của toàn dân thức tỉnh, là kết quả mà tất cả kẻ sĩ và những người nhân nghĩa đều đang mong chờ, và ngày ấy nhất định sẽ đến”.
Theo Tinhhoa – NTDTV
Xem thêm:

Friday, May 6, 2016

CHÚT TẢN MẠN VỀ BẰNG TIẾN SĨ


Việt Nam có số lượng tiến sĩ nhiều thuộc loại hàng đầu thế giới thậm chí nhiều hơn cả Nhật Bản nước có nền kinh tế thứ 3 thế giới. Điều này có chứng tỏ chất lượng Giáo Dục Việt thuộc diện chất lượng hàng đầu thế giới? Với đội ngũ tri dồi dào và chất lượng như thế, đáng lẽ vị trí của Việt Nam phải là nước nằm trong nhóm các nước phát triển G7 ( Group of Seven - 7 nước có nền công nghệ tiên tiến nhất thế giới) hay ít nhất cũng là G20 (nhóm các nước có nền kinh tế lớn), nhưng tại sao hiện nay Việt Nam vẫn còn là nước có nền kinh tế yếu, kém bền vững lệ thuộc phần lớn vào kinh tế của Trung Quốc, công nông nghiệp thì lạc hậu? Việt Nam có nhiều tiến sĩ như thế, tại sao cá chết ở Miền Trung xảy ra gần 1 tháng mà chưa tìm ra được nguyên nhân? Tại sao và Tại sao? 
Và đây là nguyên nhân:
1. Tiến sĩ ở Việt Nam là được "ấp" theo chỉ tiêu chứ không phải được đào tạo theo tài năng. Theo chỉ tiêu số lượng tiến sĩ năm 2015 cũng như 2016 mà  Học Viện Khoa Học Xã Hội (HVHXH), trụ sở Nguyễn Trải, Hà Nội thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam đưa ra là 350 tiến sĩ cho mỗi năm. Vậy trung bình cứ mỗi 25h15' thì sẽ có 1 tiến sĩ. Xem thêm tại đây (http://tintuc.vn/giao-duc/chung-minh-lo-tien-si-tu-thong-tin-vien-khoa-hoc-xa-hoi-121668).
2. Những đề tài bảo vệ luận án có "một không hai". Xin liệt kê một vài tên đề tài mà các tiến sĩ bảo vệ:
   - "Đặc điểm giao tiếp của chủ tịch UBND xã với người dân"
   - "Quản lí nhà nước về bồi dưỡng viên chức chuyên môn có trình độ sau đại học tại bệnh viện hạng đặc biệt."
   - "Hành vi nịnh trong Tiếng Việt"
3. Giá trị của bằng tiến sĩ được định giá bằng tiền (xem thêm tại đây: http://news.zing.vn/chi-phi-cho-mot-tam-bang-tien-si-o-viet-nam-post644469.html)
Chỉ cần 3 nguyên nhân trên thì  cũng đủ biết tại sao khi đất nước xảy ra vấn đề lớn như thảm hoạ cá chết ở Miền Trung hiện nay chỉ dùng võ mồn hoặc "im lặng là vàng" của những kẻ mang bằng tiến sĩ trong tay. Do đó theo tôi lực lượng được mệnh danh là Ths-Ts này không phải Thạc sĩ Tiến sĩ mà là "Thích sờ Thì sờ".
Qua những phân tich trên, cùng với thông tin báo đài gần đây, đã cho thấy tình trạng tiến sĩ ồ ạt "ra lò" gần đầy, thưa quí vị "chất lại tỉ lệ nghịch với lượng".
Các nhà lãnh đạo Việt Nam nói gì, ý kiến gì khi tiến sĩ thì đầy ra đó mà chưa tạo được đột phá cho đất nước?
Thật hài! Bằng cấp ấy vốn dĩ được tạo để giữ "Ghế" đang ngồi chăng, một cách hợp thức hoá đúng quy trình chăng? Và những bằng cấp ấy còn đang nghiên cứu để làm sao sản xuất được "con ốc vít", thì đùng một cái biển bị ngộ độc và cá chết hàng loạt cho nên phải đi nhờ chuyên gia nước ngoài. Trong khi đó hàng chục ngàn tiến sĩ vẫn im ru ngồi ăn "mì ngóng cháo ngó".

Vâng! Cái nghịch ở Việt Nam chính là đây "tiến sĩ" thì nhiều nhưng đất nước tình hình kinh tế xã hội lại đang đi xuống trầm trọng và đặc biệt là bằng cấp học vị càng cao thì Đạo Đức lại càng suy đòi.
Chúng tôi-người dân Việt cần câu trả lời thoả đáng, câu trả lời xác thực bằng cái thấy được, bằng sự chân thật từ lương tri đến tri thức chứ không phải là câu trả lời Vòng Vo, Ma Mị để an dân hạ nhiệt trong bối cảnh hiện tại./.



TL.

Thursday, May 5, 2016

HÃY THỨC TỈNH LƯƠNG TRI!

 
ảnh : nguồn internet
     Nghĩ đến cái chết của thằng bạn mà cảm thấy căm phẩn. Căm phẩn vì sự vô trách nhiệm, căm phẩn vì sự thờ ơ, căm phẩn vì sự nhẫn tâm của một số người coi mạng sông con người ta như cỏ rác, coi mạng con người ta chỉ bằng cái móng tay...

      N.H.Đ là một thầy giáo dạy hoc ở xã. Khoảng hơn hai năm trước, vào khoảng 12h khuya ngày 28 tháng 10 năm 2013, ngay trung tâm xã VG, huyện TB, tỉnh AG, bỗng nhiên xuất hiện một tiếng nổ khá lớn và sau đó xuất hiến một ngọn lửa rất cao. Do sinh hoạt của người dân đã giảm hoặc dừng hẳn nên âm thanh có thể truyền đi xa hơn và đánh thức khá đông cư dân và tiểu thương ở đây. Thấy cháy xuất hiện thì mọi người với phản xạ tự nhiên không ai bảo ai với những dụng cụ cứu hoả thô sơ để dập đám cháy nhanh nhất có thể nhằm hạn chế thiệt hại người và của. Tôi thì huýnh quán tìm chiếc điện thoại để gọi lực lượng cứu hoả. Sau nhiều cuộc gọi, cuối cùng cũng có người bắt máy và trả lời điện thoại của tôi. Tôi thông báo với họ về vụ cháy và yêu cầu họ đến giúp nhanh nhất có thể. Sau khi điện thoại cho cứu hoả, tôi quay trở lại giúp mọi người chửa cháy. Khoảng hơn tiếng đồng hồ sau, mọi người vẫ không thấy lực lượng cứu hoả xuất hiện, mọi người xung quanh nóng lòng yêu cầu tôi gọi điện lần nữa thử xem. Tôi làm theo lời họ, nhưng kết quả là tôi không nhận được bắt cứ câu trả lời nào. Cuối cùng, sau hơn 2 tiếng đồng hồ cùng với sự nhiệt tình giúp đở của mọi người đám cháy đã được dập tắt. Chủ nhà tức thằng bạn tôi được tìm thấy với với nhiều vết phỏng trên cơ thể. May mắn N.V.D (một thằng bạn khác của tôi làm y tá ở trạm y tế xã) đã nhanh chóng có mặt sơ cứu cho bạn tôi, nhưng do vết phỏng khá nặng nên y tá yêu cầu chuyển bạn tôi lên bệnh viện huyện. Với cách thức tương tự bạn tôi được chuyển từ Huyện lên Tỉnh và cuối cùng lên tới bệnh viện Chợ Rẩy TP HCM. Khi tới nơi, bạn tôi không được vào phòng cấp cứu ngay tức khắc mà phải làm thủ tục nhập viện và các thủ tục khác. Sau khi mọi thủ tục giấy tờ hoàn tất, cuối cùng cũng có 1 bác sĩ với điệu bộ không có gì là hối hả cả xuất hiện và khám cho bạn tôi. Tôi nhìn lại đồng hồ cũng mất gần 1 giờ đồng hồ từ khi vô bệnh viện. Tôi hỏi bác sĩ, "bạn tôi thế nào?", "tình hình sức khoẻ bạn tôi có nguy hiểm không?".  "Tình hình bạn anh không nguy hiểm lắm", bác sĩ trả lời. Nghe vậy tôi cũng yên tâm và tôi ra về. Hai tiếng sau, trên đường về thì tôi nhận được cuộc điện thoại từ người nhà bạn tôi với hung tin là bạn tôi đã không qua khỏi. Lúc đó thật sự tôi chỉ biết im lặng. Tôi cố kìm chế cảm xúc, nhưng nước mắt tôi vẫn xuất hiện. Bạn tôi chết chỉ mới có 33 tuổi đời để lại 1 con trai 6 tuổi và một con gái 4 tuổi. 
       Tôi tự hỏi :
Nếu lực lượng cứu hoả có trách nhiệm quan tâm đến mạng sống của người gặp nạn và đến trong đêm hôm đó thì tôi sẽ không mất 1 thằng bạn.

Nếu bệnh viện coi trọng mạng sống người bệnh nhân hơn việc viết đơn đăng kí nhập viện này kia nọ thì một gia đình sẽ không rơi vào canh khốn đốn như thế.

Và nếu đội ngũ y tế những người được vinh danh là "luơng y như từ mẫu" có lương tâm hơn 1 chút, chỉ 1 chút thôi thì 2 đứa bé sẽ không bị mồ côi cha như thế.

     Tuy tôi không biết chính xác có bao nhiêu trường hợp như thế, nhưng tôi tin chắc rằng chúng đã và đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trong đất nước Việt Nam hôm nay - một đất nước ngày càng tụt hậu về mọi mặt dưới sự lãng đạo của Đảng Độc Tài Cộng Sản, điển hình như: Nữ sinh lớp 10 Lê Thị Hà Vi tỉnh Đắc Lắk bị cưa mất một chân, bệnh nhân Trần Thị Là Đà Nẳng tử vong sau 10 ngày chờ mổ chân...
    Qua bài viết này, tôi xin nhắn gửi đến những cá nhân những tổ chức công quyền Việt Nam nói chung và đôi ngũ y tế  ở các bệnh viện và trung tâm y tế Việt Nam nói riêng một lời nhắn nhủ chân thành nhất là hãy đặt tính mạng của người bệnh nhân lên trên hết với chính cái tâm của mình để xứng đáng với câu " Lương Y như Từ Mẫu" mà họ những bệnh nhân cũng như người nhà của họ trông chờ vào quí vị, chứ đừng vì đồng tiền mà bán rẻ lương tâm của mình. Lương tâm của một con người là vô giá, nó không rẻ như  các vị đã và đang nghĩ. Hãy thay đổi khi còn có thể!

TL.





Get paid to share your links!