dailymotion

Thursday, March 2, 2017

Dải nước màu đỏ ở biển miền Trung, đâu là sự thật?

Hôm nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố kết quả kiểm nghiệm chính thức các mẫu nước biển liên quan đến hiện tượng xuất hiện dải nước màu đỏ ở biển Vũng Áng (Hà Tĩnh).
Không cần phân tích, nhiều người đã dự đoán là do tảo nở hoa. Hôm nay, một lần nữa họ đúng, thủ phạm được khẳng định là hiện tượng thuỷ triều đỏ.
Khi tìm hiểu về kết quả phân tích các mẫu nước biển, tôi có một thắc mắc như sau:
Trên báo Thanh niên, bài viết “Bộ TN-MT: Dải nước màu đỏ ở Hà Tĩnh là do tảo nở hoa”, thông tin cụ thể rằng trong 4 mẫu nước biển lấy tại Vũng Áng, có một mẫu kiểm nghiệm cho kết quả có hàm lượng Mn vượt 1,66 lần, Fe vượt 2,8 lần và phenol vượt 10,3 lần so với giới hạn tối đa quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ.
Trong khi đó, cũng trong hôm nay, website của Bộ Tài nguyên và Môi trường lại thông tin hoàn toàn khác. Cũng mẫu nước ấy, kết quả phân tích là hàm lượng Mn vượt 1,66 lần, Fe vượt 2,8 lần; các thông số khác đều đạt quy chuẩn cho phép. Hoàn toàn không đề cập đến hàm lượng phenol.
Thực tế, hàm lượng phenol trong nước biển có quy chuẩn quy định rõ ràng. Theo Quy chuẩn ban hành năm 2015, giới hạn tối đa là 0,03 mg/lít. Bộ Tài nguyên và Môi trường nói chỉ có Mn và Fe vượt giới hạn, tất cả các chỉ số khác đạt quy chuẩn, nghĩa là phenol trong giới hạn. Vậy, tại sao báo Thanh Niên lại đưa hàm lượng phenol vượt 10,3 lần?
Tôi post kèm hình chụp đoạn thông tin trên báo Thanh Niên và trên website của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tóm lại, kết quả mà Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo trên website của họ và kết quả kiểm nghiệm mà báo Thanh niên đưa tin, đâu là sự thật?
Người dân cần có câu trả lời rõ ràng về vấn đề này. Bởi chưa ai có thể quên, phenol là một chất cực độc mà xưởng luyện cốc của Formosa đã thải ra, góp phần tạo nên thảm hoạ môi trường ở biển miền Trung vào tháng 4-2016, hậu quả chưa biết bao giờ mới khắc phục được.
Bạch Hoàn

No comments:


Get paid to share your links!