Xem trên website: http://bit.ly/lettertonpt
Nghệ An, ngày 19 tháng 12 năm 2016
Kính gửi: Tổng
bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tôi tên
Trần Huỳnh Duy Thức, 50 tuổi, hiện đang ở tù tại Trại giam số 6 theo tội danh
được gọi là “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” vì đã góp ý với nhà
nước về những nguy cơ và chính sách phát triển quốc gia.
Hôm nay
tôi tiếp tục góp ý vì nhận thấy những nguy cơ này đang ngày càng nghiêm trọng.
Nguy hại nhất chính là nguy cơ tụt hậu của dân tộc, mãi nhìn các dân tộc khác
vượt qua sau mỗi cột mốc bản lề chuyển đổi thời đại. Dân tộc chúng ta đã không
tiến lên được mà còn bị đẩy lùi xa sau các cột mốc Cách mạng công nghiệp 2.0,
Cách mạng công nghiệp 3.0 của Thời đại kinh tế công nghiệp, rồi phải chìm vào
những cuộc chiến giành độc lập.
Thế
giới đã bắt đầu chuyển sang Thời đại Kinh tế tri thức với cột mốc đầu tiên là
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vốn đã được nhiều quốc gia chuẩn bị từ nhiều năm
trước. Việt Nam gần như chỉ mới biết đến nó vào cuối năm ngoái. Nhưng sự muộn
màng này không đáng lo bằng sự chậm chạp trong việc hiểu đúng quy luật vận động
của nó và thái độ không sẵn sàng thay đổi để tôn trọng quy luật để tiến cùng
Thời đại. Thất bại của nhiều dân tộc chính là ở thái độ như vậy khi Dòng chảy
của Thời đại tiến tới. Thái độ đó dẫn tới sự ngộ nhận hoặc cố tình không hiểu
đúng các đặc trưng của thời đại, bỏ qua các đặc trưng mềm mang tính quyết định
và tập trung vào các đặc trưng cứng mang tính hệ quả như công nghệ và phương
thức sản xuất nói chung. Họ không chịu nhìn nhận rằng các thời đại được tạo nên
bởi những dòng chảy được hợp thành bởi 2 trào lưu mềm và cứng, trong đó trào
lưu mềm mang tính quyết định và phải đi trước vì nó thay đổi đặc trưng mềm của
xã hội, dẫn đến quan hệ sản xuất mới và mối quan hệ tiến bộ giữa con người cũng
như năng lực vận động của họ trong xã hội nói chung. Không hội nhập trào lưu
mềm mà chỉ tập trung vào trào lưu cứng dẫn đến những cuộc cách mạng không được
đặt trên những nền tảng vận động vững chắc của xã hội. Kết quả là sự sụp đổ.
Biểu
hiện dễ thấy của những quốc gia thúc đẩy hoặc hội nhập thành công vào dòng chảy
của các thời đại là xã hội của họ rất cởi mở, không chỉ chấp nhận mà còn dễ
dàng dung hợp sự khác biệt. Đó là tác dụng của trào lưu mềm. Chính phủ đang nói
rất nhiều làm sao biến Việt Nam thành một quốc gia khởi nghiệp như Israel. Các
mô hình kinh tế của họ đang được học tập. Nhưng bí quyết quan trọng nhất của
quốc gia non trẻ này là ở xã hội cởi mở – nơi người dân có thể chỉ trích bất kỳ
vị lãnh đạo nào của đất nước không chỉ bằng những góp ý chính sách mà còn bằng
sự chế giễu họ công khai. Bí quyết này chỉ có được nhờ mô hình chính trị cởi mở
nhưng mới mẻ của dân tộc Do Thái, chứ không phải nhờ văn hóa bảo thủ lâu đời
của họ.
Một xã
hội cởi mở như vậy thì mới có thể tạo ra hoặc chấp nhận những ý tưởng mới, đột
phá về công nghệ và mô hình kinh doanh. Không có cởi mở về chính trị thì sự cởi
mở về kỹ thuật, kinh tế rất hạn chế. Nói đến Cách mạng công nghiệp 4.0 – Nền
kinh tế số hóa thì không thể thiếu tiền tệ kỹ thuật số, chính là các loại tiền
ảo như Bitcoin. Không phải tự nhiên mà những nơi đã ra đời hoặc công nhận pháp
lý đối với tiền tệ kỹ thuật số là những quốc gia cởi mở nhất thế giới như Mỹ,
Thụy Điển và mới đây là Singapore. Thực ra Chính phủ Singapore đã chuẩn bị cho
tiền tệ kỹ thuật số từ 9 – 10 năm trước. Cùng lúc đó, ý tưởng xây dựng một đơn
vị tiền tệ kỹ thuật số cho Việt Nam là VN$ (Vietnam dollar) đã bị bóp chết
trong trứng nước. Ngay đến bây giờ rồi mà những phát biểu của các quan chức
ngân hàng vẫn còn kỳ thị và gây sợ hãi đối với các loại tiền ảo. Có rất nhiều
nỗi sợ như vậy đối với các ý tưởng mới hiện nay trong xã hội Việt Nam, nhất là
những gì liên quan đến mô hình phát triển.
Chính
phủ đang phát động cả nước nắm bắt cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Bộ Chính trị
cũng đã tổ chức học tập đặc trưng của cuộc Cách mạng này. Nhưng tôi nhận thấy
đặc trưng mềm đã bị bỏ qua.
Tôi có
thể hiểu được khao khát của ông về một chính quyền đạo đức. Nhưng lịch sử dân
tộc và thế giới đã chứng minh rằng đức trị không tạo ra được các nhà nước và xã
hội đạo đức, mà còn kìm hãm các dân tộc ở mãi trong nền Kinh tế nông nghiệp lạc
hậu. Pháp trị là đặc trưng của Thời đại Kinh tế công nghiệp. Còn pháp quyền là
đặc trưng của Thời đại Kinh tế tri thức. Không thể sử dụng đức trị để thành
công trong Thời đại mới đang hình thành mạnh mẽ này được. Đức trị không làm xã
hội cởi mở mà ngược lại, chìm trong sự phẫn uất và thù địch. Con người không
thể phấn chấn để làm nên những điều tốt đẹp khi thường xuyên bị sôi sục bởi sự
lên án về đạo đức, tham nhũng hoặc những tư tưởng sai trái. Kết quả là xã hội
bị trói chặt vào những tư tưởng cũ kỹ, thì sao mà phát triển được. Từ thời Duy
Tân Minh Trị cho đến tận bây giờ, các quan chức Nhật Bản vẫn hay bị chỉ trích
về lối sống. Nhưng khó phủ nhận được họ là những người đã kiến tạo nên các nền
tảng phát triển để nhân dân Nhật tạo nên kỳ tích. Chìa khóa của giải pháp nằm ở
quyền chỉ trích. Khi nó còn được bảo đảm thì hành xử của quan chức và cả nhà
vua còn được đặt trong giới hạn nhân dân có thể kiểm soát. Trong lịch sử Nhật,
khi quyền này bị hạn chế cũng là lúc chủ nghĩa đức trị lên ngôi dẫn đến sự lụn
bại của nước Nhật bởi những cuộc chiến tranh được phát động với danh nghĩa bảo
vệ đạo đức.
Tôi và
nhiều người dân trên khắp thế giới rất mong đất nước hội nhập thành công và
vượt lên trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đưa dân tộc Việt Nam nhanh đến
thịnh vượng và văn minh. Nhưng điều này, lúc này, đang tùy thuộc vào những
người nắm quyền hành tối cao như ông. Tôi nghĩ ông cũng muốn như vậy. Nhưng sự
thành công chỉ đến khi quy luật phát triển được tôn trọng. Chính quy luật này
tạo nên Dòng chảy không thể đảo ngược của Thời đại. Tôn trọng quy luật đó thì
phải thúc đẩy trào lưu mềm trước thông qua những cải cách chính trị cởi mở mạnh
mẽ. Đây là cơ hội dành cho những người như ông làm nên lịch sử. Ngược lại,
không tôn trọng quy luật mà cố gắng dồn sức lực cho trào lưu cứng thì thất bại
là không thể tránh khỏi và bị lịch sử vượt qua.
Lịch sử
thế giới cho thấy, khi người dân nói ra được nguyện vọng của mình thì dân tộc
tạo ra sức mạnh thần kỳ. Cuộc cách mạng Tháng 8, Cuộc tổng tuyển cử 1946 và
Hiến pháp 1946 là những điều như vậy. Nhưng Việt Nam vẫn chưa có kỳ tích phát
triển vì Hiến pháp 1946 đã không được tiếp tục bằng một cuộc trưng cầu ý dân
như bản Hiến pháp này dự kiến. Ý nguyện nhân dân cần phải được tiếp tục để dân
tộc Việt Nam hóa rồng sánh vai cường quốc năm châu. Hơn lúc nào hết, một cuộc
trưng cầu dân ý về Hiến pháp để nhân dân quyết định thể chế chính trị của đất
nước cần được thực hiện. Ai làm cho nhân dân nói ra được nguyện vọng của mình
thì sẽ làm nên lịch sử.
Chúc
ông sức khỏe và kính chào.
Mùa
đông tháng 12, 2016
Trần
Huỳnh Duy Thức
English version
Dear Mr
Nguyen Phu Trong - general secretary of the Vietnam Communist Party,
I am
Tran Huynh Duy Thuc, 50 years old, currently serving my sentence at Prison no.
6 on the charge of “attempting to overthrow People’s administration”, for which
I was wrongfully convicted for voicing my concerns and opinion on the threats
and development policy of Vietnam.
Today,
I would like to continue my discussion with you as I see that the threats are
exacerbating. The most prominent threat is the set back of our society, while
we stand still watching other nations moving forward. Meanwhile, our nation
falls back behind the Industrial Revolution 2.0 and 3.0 of the Industrial Economic
era, and drowns ourselves in the battles for independence.
The
world has already started transitioning to Knowledge Economy with the first
milestone being the 4th Industrial Revolution, for which many nations have
prepared themselves for a long time. Vietnam was only aware of this revolution
since last year. However, slow progress of recognizing and understanding the
revolution’s rule of operation, and the reluctance to change with respect to
the rule are the main failures of our society. The reluctance to accept changes
leads to mistaking or deliberately staying ignorant about the trends of the
era. As a result, our society overlooks the determining soft trends to focus on
consequential hard trends such as technology and production in general. We refuse
to acknowledge that each era is formed on two parallel currents of soft and
hard trends, of which the soft trend must precede the hard trend for it helps
shape the soft characteristics of our society, which will create new synergy
and evolved connection between individuals within our society. Foregoing the
emergence of the soft trends will only result in a revolution not based on a
stable society. The inevitable end is the collapse of the revolution.
Those
nations that have successfully pushed for or emerged in the flow of (time) all
exhibit one same characteristic that is openness. Not only are they open and
accept the unavoidable differences in their society, they are willing to
integrate and make those differences work. That is the advantage of the soft
trend. The Vietnamese government constantly talks about how to turn Vietnam
into a start-up country like Israel by learning Israel’s every economic model.
Nonetheless, the most crucial decisive factor to Israel’s success is the
open-minded state of mind. Israelis can actively contribute their opinions on
policies, or openly give constructive criticism to any governmental officials.
This factor is only made possible by an open political environment, and not the
conservative Muslim culture.
Only
inside an open society can new ideas, ground-breaking technology innovations,
and business models be created and appreciated. A closed up society will only
restrain and limit the welcoming of trade and technology. On the topic of the
4th Industrial Revolution, a digitalized economy must be accompanied by virtual
currency like Bitcoin. It is not strange to see that few countries that have
legally recognized virtual currency are some of the most open states in the
world, such as the US, Sweden, and most recently, Singapore. In fact, the
Singaporean government has been preparing for the virtual currency for the past
9-10 years. However, at the same time, an idea being nurtured for a Vietnamese
virtual currency – the VN$ (Vietnam dollar) – was nipped in the bud. Even now,
banking and financial officials still express, convey their discrimination and
sow fear among people when it comes to virtual currency. There is a lot of
irrational fear for new ideas in Vietnam’s society, particularly for ideas
about development institutions.
The
government is encouraging everyone to catch up and capture the 4th Industrial
Revolution by organizing and promoting the studying of the revolution’s
characteristics. In my opinion, we have overlooked the soft trend.
I
understand your ambition for a virtuous government. However, history of mankind
and the world has proved that rule of virtue not only fail to produce a moral
government and society, but also constrain the nation forever stuck in the
outdated agricultural economic model. Ruling by law is a feature of industrial
economy, and the rule of law is a feature of intellectual economy. We cannot
expect to succeed through virtuous ruling in this thriving new era. Virtuous
ruling will only submerge our society in grief and hostility. Our people cannot
be driven to create useful and meaningful things when they are constantly being
triggered by criticisms on morality, corruption and wrong ideologies.
Consequently, our society is bound to old ideologies that hinder development.
Since the Meiji Restoration era until now, Japanese government officials are
often condemned on their lifestyles. However, you cannot deny the fact that
they were the pioneers who created the foundation of many of made-in-Japan
miracles. The key solution lies in the right to criticize governmental
officials. When this right is still upheld and guaranteed, then the actions of
governmental officials, even the Kings, are kept in checked by the people. In
Japan’s history, when this right was restricted was also when virtuous ruling
was in power. The many wars waged in the name of fending morality dragged Japan
to its inevitable collapse.
I and
many Vietnamese nationals all over the world all hope that our nation can
successfully integrate and rise above the 4th Industrial Revolution to bring
Vietnam closer to prosperity and civilization. However, the fate of this
ambition, at this very moment, is in the hands of supreme authorities like
yourself. I believe that we share the same dream for Vietnam. Success only comes
from the respect of the law of development. This very law is the foundation of
the Current that cannot be reverse of Time. First and foremost, encouraging the
development of the soft trend through reforming the political scene to be more
open-minded is a way to honor and uphold this law of development. This is an
opportunity for people in authority like you to create history. In contrast, if
continue to obstinately concentrate all effort and resources to the hard trend
then we will only be left behind in the history of the world as failure is
inevitable.
History
have shown that once the people have the right to voice their hopes and
aspirations, the nation creates a miracle. The August Revolution, the 1946
General Election and the 1946 Constitution were the epitomes of these miracles.
However, because no referendum happened after it was promised in the 1946
Constitution, Vietnam has not had any development miracles to this day. The
people’s aspirations and hopes need to be carried on so Vietnam can become the
next Asian Dragon next to the top nations in the world. More than ever, we need
a referendum on the Constitution about the political institutions. Who can
inspire the people to start voicing their aspirations is the one who will make
history.
I wish
you all the best.
Sincerely
December
Winter, 2016
Tran
Huynh Duy Thuc
FB Trần Huỳnh Duy Thức
No comments:
Post a Comment