Saturday, November 10, 2018

Thuốc làm từ thịt người xuất xứ Trung Quốc cho thấy điều gì?


Nó cho thấy dù chúng có tư tưởng có Đại Hán, có lớn có mạnh thế nào chăng nữa thì xã hội ấy vẫn chỉ là một xã hội mông muội, rừng rú và mọi rợ. Thứ văn minh của cái gọi là “thuốc làm từ thịt người” là thứ văn minh thú vật!
Nó cho thấy nền tảng xã hội Trung Quốc không hề được cải thiện. Dù có tuyên bố Trung Hoa vĩ đại thì càng ngày những giá trị căn bản càng mục ruỗng, con người tha hoá, độc ác, bất chấp tất cả những lề lối căn bản, chà đạp tất cả mọi chuẩn đạo đức tối thiểu vì nhu cầu cá nhân.
Nó cho thấy xã hội Trung Quốc là một xã hội cần dè chừng hơn là học hỏi, cần thận trọng hơn coi là bạn tốt, cần lấy làm ví dụ để tránh xa hơn nhắm mắt đi vào vết xe đổ.
Nó cho thấy, với Tàu, sự căm ghét, khinh bỉ và ghê tởm là chưa đủ tận cùng.
FB Bạch Hoàn

Source: Catch and eat terrible insects, these girls make people so amazed. by hungvo

Friday, November 9, 2018

TẠI SAO NGƯỜI MỸ KHÔNG YÊU CẦU NGƯỜI KHÁC "TÔN TRỌNG" MÌNH???


Gần đây, một bài viết lưu truyền trên mạng có tựa đề “Vì sao người Mỹ không yêu cầu người khác ‘tôn trọng’ mình?” Bài viết này đăng tải lần đầu hồi tháng Tư năm nay trên diễn đàn Kdnet, tác giả bài viết có nickname là 5fivesticks.

Tác giả viết: “Mỹ có thể chính là quốc gia phải chịu nhiều công kích và nhục mạ nhất trên thế giới”, nhưng người Mỹ chẳng bao giờ giống như “một nước lớn”, khi có công kích ngôn luận diễn ra liền thể hiện “sự thịnh nộ của đại quốc” yêu cầu người ta phải tôn trọng mình, mà lại hành xử hết sức lý tính. Người Mỹ vì sao lại không yêu cầu người nước khác “tôn trọng” mình? Tác giả đã phân tích và đưa ra cách nhìn nhận của mình trong bài viết.

Sau đây là phần tóm lược nội dung bài viết:

Mỹ có thể chính là quốc gia phải chịu nhiều công kích và chửi bới nhất trên thế giới, ai mà tâm trạng không tốt đều có thể thuận miệng công kích nước Mỹ vài câu, cũng không phải lo lắng sẽ phải gánh chịu hậu quả gì. Trên các kênh truyền thông thế giới, những lời xúc phạm như nước Mỹ tà ác, nước Mỹ hủ bại, nước Mỹ địa ngục, nước Mỹ ma quỷ… thực tế xuất hiện quá nhiều. Thậm chí còn có nước còn nói sẽ dùng vũ khí hạt nhân để oanh tạc nước Mỹ, chính phủ Mỹ cũng tựa như không có phản ứng gì. Xem ra, người Mỹ không đặt nặng hay yêu cầu các nước khác phải “tôn trọng” bản thân mình, ít nhất là cũng không có phản ứng trước việc mọi người phải “tán dương hay phê bình” điều gì.

Sự lý tính của người Mỹ rất mạnh mẽ, họ từ trước đến nay không hề vì những ngôn luận công kích mà bộc phát “cơn thịnh nộ của một nước lớn”. Trái lại, Mỹ hết sức thản nhiên trầm tĩnh quan sát hành động của những nước khác, căn cứ vào động thái thực tế của họ mà đưa ra phản ứng hồi đáp nhanh chóng. Dựa vào tính hiện thực mà nói, phản ứng của người Mỹ trên hành động là vô cùng mau lẹ dứt khoát. Cũng chính là nói, người Mỹ “không rảnh” lãng phí tinh lực đi yêu cầu nước khác phải “tôn trọng” mình, cũng không quan tâm việc người ta đàm tiếu những lời khó nghe thế nào về mình, Mỹ chỉ đặt sự chú ý vào tính hiện thực của sự việc. Loại “chú ý” này không phải là dùng súng giải quyết vấn đề, mà cách nhìn nhận vấn đề chính là biểu hiện của sự thành thục về mặt tâm lý.

Tại sao người Mỹ không yêu cầu người khác “tôn trọng” bản thân họ?

Người Mỹ xem nhẹ và không yêu cầu nước khác phải “tôn trọng” mình. Chính vì người Mỹ vốn vô cảm với việc người khác có “tôn trọng” mình hay không, cho nên bạn căn bản đừng hy vọng có thể nhờ việc tán dương nước Mỹ mà thu được lợi ích nào đó. Cho dù bạn đến trước Nhà Trắng để ca ngợi nước Mỹ, hoặc giả đăng bài trên tạp chí New York Times để ca tụng Mỹ, bạn cũng đừng mơ là có được bất kỳ phần thưởng nào, ngược lại còn hao tổn chi phí đi lại và quảng cáo.

Tại sao lại có thể như vậy? Tại sao người Mỹ lại vô cảm trước những biểu hiện “tôn trọng” hay “ca tụng” gì đó? Điều này có liên quan đến vấn đề tâm lý văn hóa. Có hai nhân vật có ảnh hưởng rất lớn đến người Mỹ, đó là nhà tâm lý học- triết học John Dewey và nhà triết học thực chứng Bertrand Russell. Chịu ảnh hưởng bởi những học thuyết của hai tác giả này, mô thức tình cảm của người Mỹ đã hiện đại hóa đến mức cao độ, lý tính của họ phát triển đến một trình độ rất cao, cơ bản là không thể bị điều khiển bởi cảm xúc. Những lời mắng nhiếc hay ca ngợi kỳ thực đều là những cảm xúc có chút cực đoan không thể nào chạm tới họ.

Đối với mô thức tình cảm của một người hiện đại mà nói, bạn mắng nhiếc họ, họ cũng không cảm thấy bị tổn thương, bạn ca ngợi họ, họ cũng không cảm thấy hạnh phúc hơn bao nhiêu. Tâm lý của họ đã trưởng thành vượt qua giai đoạn cảm xúc này, đây chính là biểu hiện tâm lý thành thục. Cho dù là trước cá nhân, tổ chức hay là quốc gia, thì biểu hiện của người Mỹ sẽ đều đồng dạng như nhau.

Mỹ có một ưu thế tuyệt đối về mặt quân sự, có một kho vũ khí khổng lồ đủ sức tiêu diệt cả địa cầu, nếu như người Mỹ giữ nguyên mô thức tình cảm truyền thống, thì nhất định phải mong muốn có “uy lực của nước lớn”, nếu như có ai đó “phạm phải tôn nghiêm của nước lớn, nhất định phải trừng phạt thích đáng”.

Nhưng rõ ràng là Mỹ không theo đuổi những giá trị này. Dù có ưu thế tuyệt đối về mặt quân sự, Mỹ vẫn đến đàm phán và hiệp thương với toàn thế giới, nước nào mà mắng nhiếc nhiều nhất, thì Mỹ lại càng tìm cách để đàm thoại hòa bình nhiều nhất, thậm chí còn tiến hành đàm phán điều khoản, nhượng bộ và cam kết với các bộ tộc nhỏ. Nếu nhìn xét vấn đề từ giá trị văn hóa truyền thống, có thể nói rằng, uy tín của Mỹ đã hoàn toàn tiêu mất, một chút “uy nghiêm” cũng không có.

Chính phủ Mỹ thường xuyên bị các lực lượng trên toàn thế giới chỉ trích, phê bình và mắng nhiếc về đủ các phương diện. Đến người dân trong nước cũng không tiếc lời chỉ trích, có vấn đề không hài lòng liền tiến hành tụ họp biểu hình phản đối. Một nghệ thuật gia người Mỹ còn làm một bức tượng khỏa thân của tổng thống Trump, mang xuống đường diễu hành nhằm chế giễu và làm nhục ông. Trong tình huống này, ông Trump vẫn giữ một tâm thái ổn định, không có phản ứng đặc biệt gì.



Source: Wow! this is how to build a road in Vietnam. by Smallworld

Kết luận lại, người Mỹ không yêu cầu người khác phải tôn trọng bản thân mình, rốt cuộc là bởi văn hóa của họ đã phát triển đến giai đoạn lý tính cao độ, mô thức tình cảm đã vô cùng thành thục rồi. Do đó, với những thông tin mang tính kích phát cảm xúc sẽ không tác động gì tới họ. Trong giá trị quan của người Mỹ, những điều này cũng tự nhiên sẽ bị tiêu trừ. Thực tế mà xét, những nội dung chỉ trích này vốn dĩ không có giá trị gì cả, nếu như tâm lý và tình cảm không giữ vững thì có thể sẽ để tâm và coi trọng, nhưng suy xét lý tính sẽ thấy được là đối với lợi ích và thực tiễn thì nó không có tác dụng gì. Có lẽ cũng chính nhờ loại bỏ được những chướng ngại tâm lý này, Mỹ mới phát triển thành một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới. Nếu như nói chúng ta muốn học con đường trở thành cường quốc của Mỹ, thì vấn đề mấu chốt không nằm tại việc phát triển khoa học kỹ thuật, mà chính là cần phải có năng lực tâm lý mạnh mẽ tràn đầy lý tính.

Blog 5fivesticks

Nguồn: tapchiVietkieu 23/7/2018.


Source: Wow! this is how to build a road in Vietnam. by Smallworld

Wednesday, November 7, 2018

"Thử tưởng tượng mỗi khi đi ăn hủ tíu bà bán hủ tíu yêu cầu bạn phải cung cấp đầy đủ họ tên, địa chỉ, số chứng minh thư, sau đó bả chuyển qua cho Bộ Công an khi họ yêu cầu."



Theo VnExpress, trong cuộc họp báo ngày 3/11/2018, thiếu tướng Lương Tam Quang – Chánh văn phòng Bộ Công an đã nói :

[...] có 18 quốc gia trên thế giới đã có văn bản luật quy định các doanh nghiệp nước ngoài phải lưu trữ dữ liệu quan trọng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, như Mỹ, Canada, Trung Quốc.

Ngày 25/5, quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân của liên minh châu Âu cũng chính thức có hiệu lực, cho phép cá nhân kiểm soát dữ liệu của mình khi tham gia các diễn đàn, mạng xã hội. Các công ty phải cam kết không chuyển dữ liệu cá nhân cho bên thứ 3; nếu bị phát hiện sẽ bị phạt 20 triệu euro hay 4% doanh số toàn cầu.

Về con số 18 quốc gia tôi đã phân tích trong bài về dự thảo 03/10/2018, chỉ nhắc lại ở đây là ông Quang nhắc đến "dữ liệu quan trọng" nên chắc ông cũng đã tìm hiểu để thấy rằng Mỹ chỉ yêu cầu lưu trữ dữ liệu tài chính và thuế, còn Canada chỉ yêu cầu lưu trữ dữ liệu của những tổ chức hành chính công như trường học công, bệnh viện công hay cơ quan nhà nước (nguồn). Giả sử như người Mỹ hay người Canda sử dụng Zalo, chính phủ Mỹ và chính phủ Canada không yêu cầu Zalo phải lưu dữ liệu ở Mỹ hay Canada. Do đó tôi thấy thật khó hiểu khi ông Quang đem hai quốc gia này ra làm ví dụ.




ến khi ông Quang nhắc đến General Data Protection Regulation (GDPR) của Châu Âu tôi chuyển từ khó hiểu sang khó ở. GDPR không giống gì với Luật An ninh mạng Việt Nam, đặt hai bộ Luật này vào cùng một câu giống như ăn hủ tíu mà cho mắm tôm.

Thứ nhất, luật An ninh mạng Việt Nam yêu cầu các công ty phải lưu dữ liệu ở Việt Nam, nhưng GDPR không bắt buộc phải lưu dữ liệu ở Châu Âu, miễn sao dữ liệu được lưu ở một quốc gia đạt tiêu chuẩn an toàn dữ liệu.

Hiện tại có 13 quốc gia nằm trong danh sách này, trong đó có Mỹ, nếu bên nhận dữ liệu đảm bảo được tiêu chuẩn Privacy Shield. Các công ty công nghệ lớn của Mỹ như Amazon, Facebook, Google, Microsoft, v.v. đều đạt chuẩn Privacy Shield. Tóm lại, Châu Âu không yêu cầu các công ty này phải lưu dữ liệu ở Châu Âu, mà họ có thể lưu ở Mỹ hoặc ở các nước khác đạt chuẩn. Ở Việt Nam đến cái bồn cầu còn theo tiêu chuẩn Châu Âu, vậy mà Luật An ninh mạng lại không theo.

Thứ hai, GDPR không có bất kỳ điều luật nào yêu cầu các công ty phải cung cấp dữ liệu của người dân Châu Âu cho Nghị viện Châu Âu hay chính phủ các nước thành viên, vì bảo vệ riêng tư của người dân, trước tiên, là không chuyển dữ liệu cho chính phủ, nếu không có lệnh của tòa án.

Trách nhiệm của chính phủ là giúp người dân bảo vệ dữ liệu, nhưng dữ liệu vẫn thuộc sở hữu của người dân, chứ chính phủ không có quyền tự ý quốc hữu hóa dữ liệu của dân chúng. Trong khi GDPR yêu cầu các công ty phải có trách nhiệm bảo vệ dữ liệu của người dân Châu Âu và cung cấp công cụ để người dân kiểm soát dữ liệu của chính họ, Luật An ninh mạng Việt Nam yêu cầu các công ty phải cung cấp dữ liệu cho Bộ Công an, mà không có sự kiểm soát của tòa án hay bất kỳ thể chế độc lập nào.




Thứ ba, Luật An ninh mạng và dự thảo 31/10/2018 tước đi quyền ẩn danh trên Internet, tức là cản trở người dân tự bảo vệ và thực thi quyền riêng tư, vì ẩn danh chính là cách bảo vệ riêng tư tốt nhất. Các công nghệ riêng tư phổ biến như Tor hay VPN chẳng làm gì khác ngoài việc che dấu danh tính của người dùng.

Thay vì giúp người dân che dấu danh tính khi sử dụng Internet, Bộ Công an lại bắt buộc người dân phải tiết lộ danh tính, yêu cầu những công ty Internet phải thu thập, xác minh và cung cấp cho Bộ Công an họ tên, ngày tháng năm sinh cho đến số chứng minh thư, số thẻ tín dụng, tình trạng sức khỏe, v.v.

Thử tưởng tượng mỗi khi đi ăn hủ tíu bà bán hủ tíu yêu cầu bạn phải cung cấp đầy đủ họ tên, địa chỉ, số chứng minh thư, sau đó bả chuyển qua cho Bộ Công an khi họ yêu cầu. Rõ ràng chuyện này không thể xảy ra ở ngoài đời. Vậy cơ sở pháp lý nào cho phép Bộ Công an bắt buộc người dân phải khai báo danh tính khi tham gia Internet?

Về mặt kỹ thuật, mạng Internet không hề yêu cầu chúng ta phải dùng danh tính thật. Bản chất của Internet là ẩn danh. Ai cũng có thể vào blog này hoặc email cho tôi mà không cần phải báo cho tôi biết họ là ai. Tiết lộ danh tính hay không là một lựa chọn của người dân, chính phủ không có quyền ép buộc.

Tôi đoán chính phủ muốn biết danh tính của người dùng Internet để dễ bắt tội phạm. Nhưng có lẽ nào vì những trang blog không do dân chúng tạo ra như Chân Dung Quyền Lực hay Quan Làm Báo mà phải hi sinh riêng tư của tất cả dân chúng và cả hệ thống chính trị?

Dân chúng lên tiếng phê phán chính quyền và các quan chức là phúc chứ không phải họa. Sợ là sợ dân giàu và giỏi bỏ đi hết, chứ sợ gì chuyện người ta bức xúc. Phàm đã là quan chức chính phủ, tức đã là người của công chúng, hãy để cho công luận quyết định công và tội. Cây ngay không sợ chết đứng, nếu có ai đó nói sai về mình, thay vì dùng quyền lực để bịt miệng người ta, hãy để công chúng lên tiếng bảo vệ. Người dân luôn biết rõ ai làm được việc cho họ, đừng sợ làm tốt mà người ta không biết đến.

Cuối cùng, còn gì mỉa mai và cay đắng bằng khi bộ luật tước đi quyền ẩn danh của dân chúng lại được Quốc hội bỏ phiếu ẩn danh. Ngoại trừ lác đác vài ba vị đại biểu đã lên tiếng, cho đến nay dân chúng hoàn toàn không biết ai đã bỏ phiếu thuận, ai đã bỏ phiếu chống Luật An ninh mạng.

Đất nước mình lạ quá phải không em? Những người quyền cao chức trọng cần phải tuyệt đối rõ ràng minh bạch lại được quyền ẩn danh hèn nhát, còn người dân thấp cổ bé họng lại sắp bị tước đi cả cái quyền lẩn mình vào đám đông để tự vệ trước cường quyền.

https://vnhacker.blogspot.com/…/luat-ninh-mang-cho-nao-bao-…
Trương Quang Thi


Source: the wild life as Tarzan of a Vietnamese little boy by Smallworld

Get paid to share your links!