Sunday, October 30, 2016

Luật tín ngưỡng, tôn giáo nên soạn thế nào?


Chúng tôi đã trả lời dứt khoát không cần có cái luật về tín ngưỡng, tôn giáo, mà cũng chẳng cần có bất cứ luật nào về những thực thể đã được hiến pháp công bố thuộc về quyền tự do của công dân như tôn giáo, báo chí, biểu tình, lập hội ...
Tuy nhiên vẫn có một số người vẫn tiếp tục muốn chúng tôi cho ý kiến về luật tin ngưỡng, tôn giáo. Nếu quý vị thật sự muốn nghe thì đây:
1. Phải biên soạn hoàn toàn lại luật đó, và đặt nền tảng của luật dựa trên cách trả lời tối đa cho câu hỏi: Làm sao để công dân có thể tự do thực hành tín ngưỡng, tôn giáo nhất, mà không bị bất cứ một hạn chế nào?
2. Sau khi soạn xong, cần đối chiếu từng điều với các Bộ luật dân sự, hình sự và hành chánh xem có hành vi hay hoạt động hay thể thức nào bị hạn chế, ngăn trở hay cấm đoán không? Nếu có thì phải xét lại các điều khoản của các bộ luật đó bằng câu hỏi rằng những quy định hạn chế đó có xuất phát từ quyền tự do tôn giáo của công dân không? Nếu xuất phát từ nhu cầu khác thì phải bỏ điều khoản đó đi, hoặc nếu không thể bỏ vì các thực thể khác cần giữ điều khoản đó thì phải sửa lại không cho đụng đến quyền tự do tôn giáo của công dân do hiến định.
Đó là ý kiến cuối cùng của chúng tôi về vấn đề này.
LM.Lê Ngọc Thanh

Thuộc tính vĩ đại của giống chó.

Ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các Trưởng đoàn đại biểu dự Cuộc gặp quốc tế các đảng cộng sản và công nhân lần thứ 18 chụp ảnh chung (Ảnh: TTXVN)

Hôm qua, ngày 29/10/2016 trên trang báo điện tử Đang cộng sản Việt Nam bất ngờ đưa tin: “(ĐCSVN) – Chiều ngày 29/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Trưởng đoàn đại biểu các đảng tham dự Cuộc gặp quốc tế các đảng cộng sản và công nhân lần thứ 18 tổ chức tại Hà Nội”.
Bất ngờ bởi, dân chúng chả thấy báo lề đảng nào đưa tin. Ngày trước, sự kiện loại này, có mà nghe điếc cả tai, đọc mờ cả mắt. Một cuộc gặp quốc tế các đảng cộng sản và công nhân lần thứ 18 tầm cỡ toàn thế giới cộng sản như vậy, sao lần này lại không trống dong cờ mở? Không tin tức phổ cập? Không hò hét rùm beng? Không tự hào vinh dự: đảng ta, nhân dân ta được cộng sản toàn thế giới tin cậy, vân vân. Hơn cả thế, sự kiện Gặp mặt lần thứ 18 này, còn là biểu hiện tập trung nhất, sống động nhất cho luận điểm rẻ rách vĩ đại “Mình phải thế nào người ta mới mời mình chứ” của Nguyễn Phú Trọng. Ấy mà ông ta, báo chí của ông ta dường như lại ngậm tăm không chịu mở mồm tru lên cho các đảng cộng sản anh em biết, học tập, quán triệt và bổ xung vào học thuyết Mac Le về chủ nghĩa cộng sản? Sao mọi chuyện lại diễn ra lèo phèo yếu ớt như vậy? Cuộc gặp cứ như cuộc gặp của mấy thằng ăn trộm bàn chuyện ăn cắp cái gì của ai đó hoặc quán triệt phương pháp cướp của kết hợp với giết đến một tổ chức hay của một gia đình nào đó?
Nhưng, dù sao thì cũng phải công nhận Nguyễn Phú Trọng là người tài. Đảng cộng sản trên phạm vi thế giới đã bị nhân loại tiến bộ kinh bỉ, dồn vào củi vào lồng từ mấy cụ năm nay rồi. Ấy mà Nguyễn Phú Trọng vẫn dụ được họ đến Việt Nam để biểu dương lực lượng cộng sản toàn thế giới, để tôn vinh và học tập kinh nghiệm bền bỉ, dẻo dai tiến lên CNXH của Việt Nam.
Trước đây, Nguyễn Văn Linh cũng muốn Trung Quốc hay Việt Nam đứng ra nhận lĩnh trách nhiệm vai trò trung tâm cho thế giới cộng sản đang sụp đổ từng mảng lớn, nhưng có được đâu.
Anh Nguyễn Quang A xác nhận và bùi ngùi cảm thán trên fb của mình: “NGUYỄN VĂN LINH ĐỀ NGHỊ HỌP HỘI NGHỊ CÁC ĐCS QUỐC TẾ; GORBACHEV TẢNG LỜ; Ceaușescu vồ vập nhận lời nhưng chưa kịp làm thì toi; Nguyễn Văn Linh đề nghị ĐCS Tàu, nó lờ đi; từ 1998 không biết ai đề xuất; bây giờ đến lượt ông Trọng THỰC HIỆN. Không hiểu ĐCS của Tập có đến không, ai đến? 
Lấy kinh phí đâu ra đánh bóng tên tuổi thế này? Chắc không từ đảng phí! Chắc là từ tiền thuế của dân. Hãy làm rõ. Tôi không muốn đóng thuế để ĐCSVN chi tiêu!
Các vị trung thành đến thế là cùng? Nhưng với cái gì? Với một ý tưởng đã bị tuyệt đại nhân dân thế giới vứt bỏ.
Không sao, chân lý đâu là ở số đông. Với những ai chưa trải qua chế độ cộng sản thì không sao, cứ tìm hiểu, cứ thử, nhưng nhân dân Việt Nam đã thử rồi, đã chịu khốn khổ rồi dưới ách của nó, thì ĐỦ RỒI các vị ạ!”.
Thưa anh Quang A, tôi tin là họ đến hết. Họ đến để làm gì? Trước hết là đi du lịch. Đi du lịch để ngắm nước Việt Nam cộng sản tươi đẹp thế nào; biết ẩm thực Việt Nam ngon nức tiếng thế giới bởi có kim loại nặng bổ vị thế nào; biết gái Việt Nam thanh lịch, đảm đang, giỏi hành nghề bán trốn nuôi miệng, nuôi đảng cộng sản hiện đang có mặt khắp nơi trên thế giới đông đảo như thế nào. Sau món du lịch, họ còn được thoái mái, hào hùng chém gió. Họ tin rằng, những nội dung về cộng sản, nói ở nước họ, chẳng có chó nào còn chịu vểnh tai lên để nghe. Nhưng ở Việt Nam, ít nhất có 4 triệu con chó và hàng triệu người chó, không chỉ vểnh tai lên nghe mà còn mừng vui nhảy nhót, nhiệt liệt tung hô họ. Họ sang chỉ có được, và dứt khoát không mất gì. Trong khi ở nước họ, họ không có việc gì làm. Ngoài việc họ ngồi trong phòng mơ về một thế giới đại đồng với hoa thơm bướm lượn, với của cải thừa mứa - làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu - với tự do ngất trời - triệu lần hơn dân chủ tư sản.
Họ là cái giống gì trong thế giới đương đại này? Tôi chợt nghĩ đến loài chó.
Trong các loài động vật có vú nuôi con bằng sữa, chó nổi tiếng là loài trung thành. Kẻ nghèo hèn, sang giầu gì, đã nuôi nó, nó đều trung thành như nhau. Từ đó người Việt ta mới có câu thành ngữ: “chó không chê chủ nghèo”.
Vì sao chó lại nổi tiếng là con vật trung thành? Vì chó là loại động vật thích ăn cứt người.
Chủ nghĩa xã hội hay ở mức cuối cùng Chủ nghĩa cộng sản của Mac Lê nin đã là một thứ cứt thối, đã bị thế giới văn minh vất vào sọt rác, thành căn bả, thành cứt, thậm chí là cứt nát đã nhừ nhoèn và lên men. Ấy nhưng, cộng sản Việt Nam vẫn trung thành ôm giữ, hít hà, dứt khoát vẫn cùng nó tiến lên, cho dù 100 năm nữa, cứt vẫn chỉ là cứt ( Lời Trọng lú: Một trăm năm nữa chưa chắc đã xây dựng xong Chủ nghĩa xã hội). Sự trung thành vĩ đại của cộng sản Việt Nam đã thành trung tâm lan tỏ, bốc mùi và nổi tiếng trên toàn thế giới.
Đó là lý do 18 đoàn cộng sản thế giới nườn nượp kéo đến. Vì nguyên lý chung là, cộng sản ở đâu chả như ở đâu. Cứ thấy ở đâu có cứt là họ nhao nhao nhào đến. Cứ thấy ở đâu có cứt là họ lại nguyện trung thành. Thuộc tính bền vững trong lối sống bầy đàn của giống chó luôn là như vậy. Nếu không mang thuộc tính bền vững này, chó đâu còn là chó nữa?

Nhóm Bà Đầm Xòe.

CĂN NGUYÊN DÂN TRÍ THẤP


Nhiều người có học, thuộc lớp trí thức, có nhiều người khác nữa, nói với tôi về việc dân trí chúng ta thấp, ngay cả quan chức phát biểu tại nghị trường, trên báo chí còn có lập luận này, tựu chung cho những nhận định chung nhau ấy là để đổ lỗi cho xã hội về những điều xấu xí và tồi tệ đang diễn ra, mà họ là một kẻ ngoài cuộc không dính dáng đến những điều đó.
Tôi cũng chưa bao giờ nói, dân trí chúng ta cao, ngay cả quan trí cũng vậy vì họ có quyền lực nhưng chưa bao giờ thoát bỏ ra được những định hướng tư tưởng và mắc kẹt trong chủ thuyết xã hội chủ nghĩa mơ hồ, ảo tưởng.
Tuy nhiên, cùng là một nhận định, dân trí thấp, nhưng là hai hướng trái ngược về căn nguyên của nó, giữa tôi và những con người còn lại. Những người mà nói với tôi ấy, họ cho rằng là vì dân trí thấp nên, không thể thay đổi tốt lên được nếu nhận thức của người dân chưa lên đủ mức, và vì thế những gì đang diễn ra ở xã hội này là bởi họ và chính họ, do nhận thức thấp kém của họ mà ra.
Ngược lại với họ, tôi chỉ cần đặt câu hỏi, dễ dàng nhận ra người ta đang nguỵ biện mà không biết, hoặc là để né tránh thực tế gốc rễ của nó.
Câu hỏi: Ai khiến cho dân trí thấp?
Giáo dục, do ai đặt ra và kiểm soát? Do ai định hướng và đào tạo? Do ai có quyền dạy, dạy gì và bác bỏ điều gì, nếu muốn?
Đó chính là chính quyền, nhà nước đang trị vì quốc gia ấy.
Mà đến nay, ngay cả trí thức, nếu chính họ nói rằng dân trí thấp để đổ lỗi cho hiện trạng xã hội, thì bản thân họ là kẻ phải chịu trách nhiệm đầu tiên về hậu quả đó, bởi trách nhiệm của người trí thức là khai sáng, là đem đến cho người dân những giá trị nhận thức đúng và khai phóng họ khỏi những thứ hủ lậu, tụt hậu và xấu xa, dù họ trong chính quyền hay ở ngoài thực thể đó, thì việc để cho dân trí thấp thì họ không thể đứng ngoài công cuộc "dân ngu" đó được. Họ là thành phần phải cúi đầu đầu tiên mà nhìn lại và nhận lấy trách nhiệm đó về mình, vì rằng họ đã không thể đóng góp hay làm gì cho nhận thức của người khác, của xã hội, mà sau nửa thế kỷ họ vẫn vô tư đổ lỗi cho người khác về tình trạng dân trí thấp.
Nhiều người trí thức bây giờ chạy theo bằng cấp, khoa bảng chỉ để kiếm lợi ích và an thân, thăng tiến cho mình, bảo bọc gia đình, họ hàng, còn công cuộc thúc đẩy xã hội đi lên là gần như ngược lại, họ bỏ mặc hoặc thờ ơ một cách vô tư đến mức vô trách nhiệm. Những người dân, mà đa phần là nghèo khó và yếu thế khác, đều cần được giúp đỡ, chia sẻ tri thức, được giáo dục đúng mức và đúng cách, nhưng họ lại bị bỏ rơi bởi chính những người trí thức, người có lòng muốn thay đổi thì rời bỏ quê hương mà đi để tìm kiếm cơ hội ở một chân trời mới, kẻ khác ở lại thì ít ỏi mà lại cô độc trong chính tổ quốc mình. Người dân bỗng chốc trở nên bơ vơ và phải tiếp nhận thụ động những thứ giáo dục do người khác áp đặt lên, mà hầu như không được phản biện hay lên tiếng dù nó có bất cập, sai lầm đến đâu (như những người hít phải khói thuốc lá từ kẻ khác và chính mình lại mắc bệnh vậy).
Nhiều người khác thì cho rằng, kiếm được tiền và ổn định gia đình sẽ tìm cách đấu tranh cho những giá trị tiến bộ hơn cho xã hội. Vậy, nếu ai cũng nghĩ như thế thì khi nào người ta mới bắt tay làm mà không phải là từ bây giờ và ngay tại lúc này?
Trong một xã hội được tạo dựng và duy trì quá nhiều thói quen xấu, chúng ta lại hoà nhập vào đó để tìm kiếm lợi ích, và để sinh tồn thì bắt buộc bàn tay chúng ta phải nhúng vào những bất công nếu muốn có lợi ích, vậy là họ trở nên bất lực với chính mình vì đã trở thành một thành phần đang chấp nhận và dung dưỡng cái xấu đó, vậy làm sao còn lý do để chống lại nó, nếu cái tâm trí lợi ích ấy chưa thể gột rửa ra khỏi chính can tri của mình?
Chúng ta, hay những người dân trót bị chê là dân trí thấp kia, sẽ trông chờ gì ở đám trí thức mà chỉ chăm bẵm bộ lông của mình, và khi nói đến thảm trạng xã hội thì họ lại mở miệng ra để đổ lỗi cho "dân trí thấp" như mình là một kẻ vô can? Vậy, nếu ai cũng chỉ lo sống đời mình như thế thì dân trí nào có thể cao lên được, mà đó vốn là bổn phận và trách nhiệm của họ, kẻ khoác áo và mang danh trí thức?
Người Nhật đã trở nên vĩ đại cũng vì những nhà tư tưởng có tầm nhìn để vực dậy cả một dân tộc bại trận và bị kìm kẹp bao năm bởi Nho giáo, trong đó có ông Fukuzawa như một bậc hiền tài mà đã để lại di sản quá lớn cho các thế hệ sau tự hào. Ở Việt Nam, thực ra không phải ông Hồ Chí Minh, mà với tôi, bậc đại tài của dân tộc chính là cụ Phan Chu Trinh, người chí sỹ có tầm nhìn và tư tưởng vĩ đại cho dân tộc, mà đến nay những nỗi niềm của cụ vẫn còn là nhiệm vụ cấp bách của thời đại, nhất là đối với dân tộc bị kìm kẹp hết từ thời phong kiến đến việc khủng hoảng sau bước nhảy từ một sự đói nghèo sang một trạng thái không hề tồn tại, ngay cả cho đến lúc này.
Tại sao không tiếp nhận tri thức văn minh của thế giới? Tại sao những quốc gia Tây phương đã đi thuộc địa các quốc gia khác từ hàng trăm năm trước? Bởi họ giàu có và văn minh, bởi họ đã có thời kỳ phục hưng và cuộc cách mạng đại công nghiệp, mà chính cụ Phan và ông Fukuzawa còn phải kinh ngạc và biết rằng dân tộc mình phải học hỏi từ các quốc gia ấy nếu muốn trở nên văn minh và phát triển.
Nhiệm vụ khai sáng cho người dân, đến lúc này là cấp thiết như nước Nhật thời cải cách Minh Trị hay thời Duy Tân của cụ Phan vậy. Đó là con đường duy nhất đưa đất nước đến văn minh, không thể để xảy ra bạo lực hay dồn đẩy mâu thuẫn xã hội đến cùng để là động lực thay đổi đất nước.
Với tôi, đó là sự trả giá, chứ không phải là thay đổi. Hoàn toàn không. Vì dân tộc này đã trả giá quá nhiều cho những "thắng lợi" bằng những cuộc chiến khốc liệt và sinh mệnh biết bao nhiêu thế hệ rồi.
Khai dân trí, gặt văn minh.
Gây hận thù, chuốc bạo lực.
Gieo ngu dốt, nhận khổ nhục.
Gieo bạc nhược, lãnh yếu hèn.

Lê Luân

Get paid to share your links!