Tuesday, September 27, 2016

Máy bay Nhật xuất kích khi phát hiện chiến đấu cơ Trung Quốc

Ảnh oanh tạc cơ H6 của Trung Quốc bay ở vùng giữa đảo Okinawa và Miyako, 26/10/2013.AFP PHOTO / JOINT STAFF
Tokyo phản ứng mạnh mẽ sau vụ Không quân Trung Quốc tập trận trong vùng biển chiến lược ở Hoa Đông. Theo thông cáo ngày 26/09/2016 của bộ Quốc Phòng, 8 chiếc máy bay Nhật Bản đã xuất kích ngay khi phát hiện chiến đấu cơ Trung Quốc bay qua eo biển Miyako vào hôm qua.
















Trả lời báo chí sáng nay tại Tokyo, phát ngôn viên phủ thủ tướng Nhật, Yoshihide Suga cho biết thêm: cho dù không vi phạm không phận của Nhật Bản nhưng đây là lần đầu tiên chiến đấu cơ Trung Quốc bay qua khu vực eo biểu Miyako, cách không xa quần đảo có tranh chấp chủ quyền Senkaku/Điếu Ngư. Đây là nơi từ năm 2013 Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố thành khu vực « vùng nhận dạng phòng không AZID » bất chấp sự chống đối của Nhật Bản và đồng minh Hoa Kỳ.
Cũng trong buổi họp báo sáng nay (26/09/2016) phát ngôn viên của thủ tướng Nhật nhấn mạnh Tokyo « không thể chấp nhận để không phận trong vùng gần quần đảo Senkaku thuộc về Trung Quốc ».
Eo biển Miyako nằm giữa hai đảo Miyako và Okinawa của Nhật Bản, được Trung Quốc xem là một vùng chiến lược, cửa ngõ mở ra tây Thái Bình Dương.
Bắc Kinh hôm qua thông báo đã tiến hành một cuộc tập trận trên không ở Biển Hoa Đông, huy động hơn 40 máy bay, trong đó có chiến đấu cơ, máy bay oanh tạc và máy bay tiếp liệu, mô tả đây là một cuộc « tập trận thường lệ » trong vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc với mục đích « bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia và gìn giữ hòa bình ».
Hãng tin Bloomberg nhắc lại tháng 5/2016 một số phi vụ của Không quân Trung Quốc từng bay ngang eo biển Miyako, nhưng cuộc tập trận ngày 25/09/2016 đã huy động một số lượng máy « lớn chưa từng thấy ». Theo lời một viên tướng về hưu của Trung Quốc, « sự kiện chưa từng xảy ra » nói trên « nhằm tăng cường khả năng tác chiến ở biển khơi » của quân đội Trung Quốc.
Sự hiện diện của máy bay Trung Quốc và Nhật Bản trên bầu trởi Biển Hoa Đông một lần nữa cho thấy căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Theo RFI

ĐIỀU KÌ DỊ SAU MỘT CƠN MƯA

Tôi vừa chuẩn bị về nhà sau một ngày lăn lộn giữa Saigon. Đường về hôm nay bỗng dài hơn thường lệ, bởi một cơn mưa khổng lồ đã tấn công thành phố, rõ là một cuộc tấn công chưa từng có.
Chúng tôi bước ra khỏi thang máy lúc 16h30 phút. Giao thông trước toà nhà kẹt cứng. Đường xá kẹt cứng, mọi người cũng cứng vì lạnh, nhưng chắc một bộ phận cơ thể của đa số người đang mềm và thun lại.
Vẫn đèn xanh đèn đỏ, nhưng tất cả đều kẹt, mặc kệ xanh với đỏ. Tôi đứng xếp hàng trong đám đông trú mưa, đến tận 19h vẫn chưa thể dắt xe xuống đường, bởi nước ngập tới háng, và dái thì đang co ro, dù rằng vào lúc 19h là tôi phải cho con ỉa. Hệ thống đèn đường vẫn hoạt động tốt, tuy nhiên dòng người vẫn dồn đống, xe cộ thì cứ banh càng, phơi xác trong cơn mưa. Không cứu hộ, ko cảnh sát giao thông, ko gì hết ráo. Bởi hệ thống đường xá đã thành sông, nhưng không có lấy một con thuyền để bơi.
Và trong khung cảnh tưởng như sẽ vô cùng hỗn loạn ấy, lại là một sự trật tự đáng ngạc nhiên. Gần như không ai phàn nàn. Tất cả mọi người đều xếp hàng trật tự dưới cơn mưa, trên những dòng sông giữa phố. Không thấy sự vội vàng chen lấn như ngày thường. Mọi người nhường nhịn và thông cảm cho nhau, người đi bộ thông cảm cho người đi xe đạp, xe đạp lại thông cảm cho xe máy, xe máy thông cảm cho ô tô...phía xa ở một chung cư cao cao, có hai người vừa thông nhau, lại vừa ngắm phố xá chuyển mình trong cơn mưa.
Khi tôi quay lại văn phòng, các công ty khác ở trong toà nhà vẫn còn đầy ấp người. Họ vừa chơi tú lơ khơ, vừa check facebook xem hình ảnh ngập lụt trong thành phố, vừa đánh rắm luân phiên... quả thật, đó là một khung cảnh mà cả đời tôi chưa từng chứng kiến trên thế gian này. Trong toilet nam, cũng không còn chỗ đứng, một vài người còn cầm hộ cho người kia đái, tay còn lại thì hút thuốc, họ nói cười rôm rả, mặc cho thành phố đang quằn mình dưới cơn mưa. Và như thế, sự thông cảm và chia sẻ đã được duy trì đến tận phút cuối cùng của cơn mưa.
Nơi cây xăng, hàng trăm người đang trú mưa, sự riêng tư đã được tôn trọng, một vài người thản nhiên vạch quần đái, bọt nước tung tẩy theo dòng nước đang trôi trên đường, không phóng viên, không pa pa ra zi chụp ảnh, ko có bất cứ tựa đề lộ hàng nào được loé lên, ko ai nhìn ai, mọi người chỉ chú tâm đến cơn mưa. Một người cẩn thận, hỏi nhân viên cây xăng: liệu có thể hút thuốc được chăng? Anh bơm xăng từ tốn, rất dịu dàng: không sao, anh cứ hút cho bớt lạnh, trời mưa lớn mà, ko sao đâu...
Không có sự cáu gắt hay giục giã, mọi người ngồi trò chuyện với nhau, check facebook, để chia sẻ tin tức. Tất cả đều biết rằng mình đang là nạn nhân của một cuộc tấn công. Một cuộc tấn công không báo trước. Và không ai bảo ai, tất cả quyết định rằng họ sẽ cùng đoàn kết và hỗ trợ nhau dù chỉ bằng sự im lặng.
Đây là lần thứ 10.000 mà tôi đã chứng kiến một khung cảnh y một, tưởng như sẽ có hỗn loạn, cuối cùng lại chỉ thấy sự đoàn kết và sẻ chia.
Hàng ngày, chúng ta phải nghe rất nhiều lời phàn nàn về ý thức của người Việt. Đường xá, hẻm xóm sẽ là nơi dễ nhìn thấy những câu chuyện như thế nhất. Nào là chạy xe lên lề khi kẹt xe, nào là tranh cãi quanh chuyện đổ rác, cho chó ỉa, từ lời ăn tiếng nói đến cung cách ứng xử, chỗ nào cũng thấy "người Việt xấu xí". Ngày thường, chỉ cần kẹt xe, hay va quẹt, sẽ nhận không biết bao nhiêu lời chửi bới, thậm chí là đòi xin huyết về nấu canh.
Nhưng hôm nay trước một cuộc tấn công, tôi chỉ nhìn thấy hình ảnh của một dân tộc đoàn kết. Một sự kiện thiên tai, chắc chắn sẽ tạo ra sự hỗn loạn, nhưng thật ra nó lại khiến mọi người nhích gần lại nhau, để trú mưa và né nước ngập. Chính sự tấn công của cơn mưa, đã khiến cho người Việt bộc lộ những đức tính tốt đẹp của mình: sự đoàn kết; sự sẻ chia, sự kiên nhẫn, sự chịu đựng, sự sáng tạo...
Và tôi tin rằng những điều tôi đã chứng kiến ở Saigon hôm nay, nó không phải là cá biệt, bởi tôi đã nhìn thấy tinh thần ấy hơn 10.000 lần, khi mùa mưa đến ở thành phố này. Tôi có thể khẳng định một vạn lần tinh thần dân tộc của nhân dân Việt Nam luôn kiên cường, ko hề chịu khuất phục bởi bất kỳ cơn mưa nào.
Cơn mưa chiều nay, có thể làm ướt háng hàng vạn người, làm teo dái của thêm vạn vạn người khác giữa Saigon hoa lệ, nhưng vô tình, lại bật lên ý chí đoàn kết của những con người Việt Nam. Đó là một cơn mưa thất bại.
Và đám đông tôi nhìn thấy, cho dù rất trật tự và nhẫn nại, lại cho thấy sẽ thật bất hạnh cho bất kỳ cơn mưa nào dám tấn công dân tộc này.
Trần Có Não.

“CON TÀU CUốI CÙNG”

- Poster The Last Ship 

- Trung Quốc vận chuyển vũ khí hóa học vào Việt Nam (chụp từ màn hình, cảnh trong The Last Ship – Season 3)
Xem xong bộ phim truyền hình The Last Ship (ba season, tổng cộng 36 tập), bạn có thể có cảm giác như vừa ra khỏi một khóa học trong đó không chỉ tiếp nhận được vô số kiến thức về cách thức vận hành và hoạt động một con tàu chiến (khu trục hạm lớp Arleigh Burke) mà còn học được cách đối nhân xử thế giữa người với người dù chỉ mới trước đó còn là kẻ thù không đội trời chung. The Last Ship cho thấy việc tái thiết quốc gia sau thảm họa cần những gì, đặc biệt khi quốc gia trở nên vô chính phủ và bị các phe nhóm lợi dụng để xây dựng quyền lực riêng. Bạn còn có thể thấy người dân bị lừa bịp và bị bán đứng như thế nào. Bạn có thể thấy giá trị dân chủ bị lợi dụng và thấy kỹ thuật mị dân của những kẻ đầu cơ chính trị được sử dụng ra sao…
The Last Ship cũng cho thấy chẳng mô hình chính trị nào có thể đứng vững nếu không có sự chính danh. The Last Ship không chỉ kể chuyện chính trị nước Mỹ. Nó đề cập cả sự thao túng với mong muốn nắm trong tay số phận thế giới từ những bộ não điên rồ của một số cá nhân đơn lẻ hành động đơn lẻ, lẫn cả một nguyên thủ quốc gia hành động như một kẻ cuồng tín như… gã chủ tịch Trung Quốc tên Peng. Peng, trong The Last Ship, đã lợi dụng cơn đại dịch do một loại virus nguy hiểm chết người đang thảm sát thế giới, để “diệt chủng” luôn những kẻ thù truyền kiếp của hắn là Việt Nam và Nhật Bản. Peng được miêu tả thái quá với hình ảnh một nguyên thủ quốc gia trong phim nhưng Peng rất gần với các tay tướng lĩnh Trung Quốc hiện thực ngoài đời luôn tự mãn và không ngần ngại chiến tranh, không ngần ngại đòi dạy các nước láng giềng một bài học và mong muốn xóa sổ cả lịch sử một dân tộc (như một cảnh trong phim, khi Peng đích thân chỉ huy đốt phá Viện tàng thư quốc gia Nhật Bản)…
Kỹ thuật dựng kịch bản trong The Last Ship là ở trình độ thượng thừa. Một khi đã xem một tập, khó có thể dừng lại không xem tiếp tập sau. Mỗi tập phim là một câu chuyện nghẹt thở, đầy tình tiết và nút thắt khó gỡ. Mỗi tập là một bộ phim hành động đầy những pha gây cấn dựng bằng kỹ xảo công phu. Sự chuyển cảnh để dẫn đến sự thay đổi diễn biến câu chuyện được viết bằng thủ pháp chỉ có thể nói là khéo léo đáng kinh ngạc. Hoàn toàn bất ngờ nhưng đầy thuyết phục.
Đáng nói nhất, mỗi tập phim đều mang lại một bài học. Một trong những bài học lớn nhất trong toàn bộ series The Last Ship là ngay cả quốc gia cũng có thể bị bí mật bán đứng chỉ vì quyền lợi một số chính trị gia. Trong phim, điều đó xảy ra khi một nhóm chính khách Mỹ đi đêm với Peng. Trung Quốc sẽ có khu vực, còn nhóm chính trị gia kia có cả một nước Mỹ không bao giờ còn giống như nước Mỹ vẫn từng: nó bị chia cắt thành từng mảnh và được phân chia cai trị như lãnh địa riêng. Dĩ nhiên sự mặc cả bán đứng tổ quốc của nhóm người xem quyền lợi chính trị lớn hơn quyền lợi đất nước đã thất bại. Nước Mỹ cuối cùng được cứu bởi những giá trị ái quốc vĩnh cữu; bởi những con người can đảm luôn biết tìm chỗ đứng cho niềm tin và biết cách kiến tạo niềm tin ngay cả ở những thời khắc mà sự tuyệt vọng trở thành một vùng biển mênh mông đen kịt trên đó chỉ còn cô độc mỗi con tàu cuối cùng…
......

Manh Kim


Get paid to share your links!