Monday, July 4, 2016

Dư luận về cuộc họp báo sự cố môi trường của Chính phủ?


anh6-1714-622.jpg
Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính Phủ Mai Tiến Dũng tại cuộc họp báo công bố nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung Việt Nam cách nay 2 tháng, ảnh chụp chiều 30/6/2016 tại Hà Nội.
Courtesy baogiaothong.vn



Đánh giá về kết quả cuộc họp báo của Chính phủ công bố nguyên nhân sự cố môi trường ở miền Trung với đánh giá khác nhau và chưa thuyết phục được dư luận xã hội. Dư luận nói gì về vấn đề này?
Chưa thuyết phục?
Kết thúc buổi họp báo công bố nguyên nhân về thảm họa ô nhiễm biển ở 4 tỉnh Miền Trung của Chính phủ Việt Nam, dư luận xã hội đã đặt nhiều câu hỏi về kết quả của cuộc họp báo và nhận xét rằng đó là sự thỏa thuận thiếu tính thuyết phục của cả 2 bên Việt Nam và Formosa Hà tĩnh.
Nhận xét về kết quả của cuộc họp báo Chính phủ ngày 30/6/2016, TS. Nguyễn Xuân Diện đánh giá:
Theo các nhà quan sát họ cho rằng, một vụ việc lớn như thế này thì không thể công nhận chỉ bằng một cuộc họp báo như vậy. 
-TS Nguyễn Xuân Diện
“Theo các nhà quan sát họ cho rằng, một vụ việc lớn như thế này thì không thể công nhận chỉ bằng một cuộc họp báo như vậy. Việc đền bù thế nào thì cần phải dựa trên cơ sở pháp lý và vào các báo cáo đánh giá khoa học về những thiệt hại, bằng các con số cụ thể chứ không thể dựa vào sự cảm tính. Và người dân cũng không thể chấp nhận số tiền đề bù 500 triệu USD, đó chỉ là muối bỏ bể. Chính phủ Việt Nam cũng như các quan chức các bộ ngành đang hả hê và cho rằng đây là một thắng lợi lớn của Chính phủ. Song tôi nghĩ rằng thật ra đây không phải là một thắng lợi lớn, mà đây chỉ là một sự thỏa hiệp trên tinh thần sự cảm tính.”
Từ Sài gòn, Nhà báo Nguyễn An Dân thấy rằng, trong phát biểu của đại diện của Formosa có nói "Chúng tôi tôn trọng cuộc điều tra của nhà chức trách Việt Nam", theo ông đây là một sự nhận lỗi hoàn toàn miễn cưỡng, khó có thể nói là một sự đồng thuận. Ông giải thích:
“Điều đó cho thấy họ đã phải miễn cưỡng nhận tội, chứ không phải họ thấy sai mà họ nhận tội, có nghĩa là vì phía chúng ta kết luận như thế nên họ phải chịu như vậy. Cái đó nó hoàn toàn khác với sự tự nguyện nhận lỗi, chừng nào họ nói rằng: Bất kể góc nhìn của pháp luật Việt Nam như thế nào, nhưng Formosa cũng tự thấy mình có trách nhiệm trong vấn đề này, thì cái đó mới là thật tâm. Kể cả việc, cho dù lỗi thuộc về nhà thầu phụ nhưng anh là chủ đầu tư thì anh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật của nước sở tại.”
Từ Hà nội, Nhà văn Phạm Viết Đào giải thích về lý do dư luận xã hội và người dân không tin. Ông nhận định:
" Tôi nghĩ rằng việc dư luận trong nước cho rằng các nhà đầu tư Đài Loan tuy cúi đầu nhận lỗi nhưng không tâm phục, khẩu phục là vì việc xử lý vấn đề này không theo luật và cơ sở luật pháp. Tôi không hiểu Chính phủ căn cứ vào đâu để bắt họ bồi thường khoản tiền ấy, dù nó không nhỏ? Chính vì họ không sử dụng luật pháp một cách minh bạch nên Formosa họ không chịu do bị bắt buộc, vì thế nên mới có dư luận này kia”.
Đánh giá về phát biểu của Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khi cho rằng, hy vọng nhân dân Việt Nam sẽ có thái độ khoan hồng, độ lượng, thể hiện sự cao thượng đối với Formosa.
000_CL89Q-622.jpg
Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính Phủ Mai Tiến Dũng tại cuộc họp báo công bố nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung Việt Nam cách nay 2 tháng, ảnh chụp chiều 30/6/2016 tại Hà Nội.
TS. Nguyễn Xuân Diện nói:
“Việc ông Bộ trưởng Chủ nhiệm VP Chính phủ Mai Tiến Dũng nói rằng cần phải khoan hồng cho Formosa, thì tôi nghĩ rằng, ở đây không có chuyện khoan hồng, vì làm ăn kinh tế thì chỉ có luật thôi. Và các tổn thất rất lớn của các ngư dân không thể nào mà nói xuê xoa bằng mấy câu mang tính chất ma mị như thế được. Vì thế tôi nghĩ rằng, nhân dân VN sẽ không đồng ý với sự khoan hồng này!”
Nhà văn Phạm Viết Đào bình luận:
"Tôi nghĩ đây là Việt Nam đang mở cửa, kêu gọi đầu tư thì cũng phải  có luật pháp, chứ không phải anh cứ dựa vào quan hệ rồi các anh ấn định bắt họ trả, không trả không được. Người ta cho rằng phát biểu này là không đúng, mà phải căn cứ vào luật pháp. Có như thế thì thủ phạm mới tâm phục khẩu phục, đồng thời mới yên dân được.”
Không kết thúc đơn giản?
Tuy vậy, Nhà báo Nguyễn An Dân cho rằng đây là một kết luận khôn khéo của Chính phủ Việt Nam. Ông theo ông vụ việc bê bối này của Formosa sẽ không kết thúc đơn giản như nhiều người nghĩ. Ông giải thích:
Chính phủ Việt Nam vì để giữ quan hệ ngoại giao, nên họ không thể tuyên bố là tôi tha bổng hay kết tội anh được, vì trên nguyên tắc nêu không phải là Tòa án thì anh không được phép nói điều đó. 
-Nhà báo Nguyễn An Dân
“Chính phủ Việt Nam vì để giữ quan hệ ngoại giao, nên họ không thể tuyên bố là tôi tha bổng hay kết tội anh được, vì trên nguyên tắc nêu không phải là Tòa án thì anh không được phép nói điều đó. Có nghĩa là phía Việt Nam đã chừa đường lùi cho Formosa, để cho họ tỏ thiện chí hơn nữa trong vấn đề khắc phục sai phạm mà không đẩy các bên đi đến căng thẳng. Cũng như Chính phủ Việt Nam để bỏ ngỏ điều Chính phủ không hoàn toàn loại trừ việc khởi tố để trấn an dân chúng. Ở đây vấn đề dư địa vấn đề xử lý hậu Formosa hoàn toàn còn có đường lùi cho các bên. Do vậy đây là vấn đề khởi đầu, chứ chưa phải là kết thúc cho Formosa, mà 2 bên vẫn còn đất diễn.”
Nhà văn Phạm Viết Đào cho rằng cần phải xử lý thật nghiêm tất cả các đối tượng có liên quan đến sự cố môi trường này, kể các các quan chức có các phát biểu vô trách nhiệm đối với dân chúng. Ông khẳng định:
"Trong vụ này cần phải xử nghiêm, theo tôi lãnh đạo Bộ trưởng Bộ TN&MT phải chịu trách nhiệm, vì họ là tác giả của luật thì tại sao họ không hiểu luật và đưa luật vào? Kể cả các việc các ông ấy kêu gọi dân đi tắm biển, ăn cá như thế là vô luật pháp, một sự quá quắt như thế có nghĩa là sao?”
Nói về các hành động cần thiết của các giới trong xã hội, cũng như người dân 4 ở tỉnh miền Trung, nếu như nhà nước không chịu đáp ứng cũng như giải quyết sự cố môi trường lần này cụ thể, hiệu quả và minh bạch. TS. Nguyễn Xuân Diện bày tỏ:
“Nếu chỉ đề bù có 500 triệu USD thì là quá nhỏ bé, thứ 2 đó chưa phải là cơ sở pháp lý. Vì thế tôi và một số nhân sĩ trí thức đã kêu gọi các luật sư cùng với các nhà quan sát, các nhà phản biện yêu cầu Chính phủ Việt Nam phải khởi tố hình sự vụ án Formosa này. Thứ 2 là phải tìm cách giúp đỡ cho trên dưới một triệu ngư dân và những người chịu ảnh hưởng trực tiếp thuộc 4 tỉnh miền Trung khởi kiện ra Tòa Án Quốc tế, vì chúng tôi không còn tin các Tòa Án ở Việt Nam nữa. Thứ 3 là, vì đây là vấn đề lớn nên tôi yêu cầu phải quốc tế hóa vấn đề thảm họa môi trường này để tranh thủ dư luận quốc tế.”
Trong bài viết "Quê hương này không để bán", NS Tuấn Khanh đã viết rằng "Cuộc họp báo công bố nguyên nhân thảm họa biển Việt Nam, giới thiệu rõ một màn trình diễn thô vụng. Formosa Hà Tĩnh đột nhiên trở thành trẻ nhỏ, được chính phủ Việt Nam dắt tay ra trước mọi người, quẹt nước mũi, khóc và nói thuộc lòng lời xin lỗi. Ngay sau đó mức bồi thường 500 triệu USD được công bố như tiếng búa tòa. Thật bất ngờ, không phải là Formosa Hà Tĩnh xin người Việt Nam tha thứ, mà chính phủ Việt Nam lại là phía cất tiếng kêu gọi nhân dân hãy độ lượng và tha thứ…”và tác giả đã đặt câu hỏi “… những nhà lãnh đạo Việt Nam hài lòng với số tiền ấy, hay nhân dân Việt Nam đồng ý với số tiền 500 triệu USD ấy?”
Theo RFA

Xe công, xe quan

ảnh minh hoạ

Tôi nhớ, 10 năm trước, Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội Trần Quốc Thuận là người đầu tiên nhận tiền khoán xe công để đi làm bằng xe ôm và taxi, dù với chức vụ tương đương Thứ trưởng, ông được tiêu chuẩn xe Toyota Camry 2.4 đưa đón.

Ông Thuận cũng là người đã dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc khoán xe công vào lương. Thay vì sử dụng xe biển số xanh của cơ quan đưa đón đi làm, người được tiêu chuẩn này sẽ nhận hàng tháng một khoản tiền để tự túc phương tiện.
Ông Thuận lý giải, khoán xe công sẽ tiết kiệm chi ngân sách bởi nó thấp hơn nhiều so với tổng chi lương lái xe, tiền mua xe, xăng dầu, bảo dưỡng. Nhưng không vì vậy mà quan chức nhận khoán bị "thiệt thòi", bởi nó giúp chủ động thời gian, thay vì sếp làm việc thì lái xe ra quán ngồi chờ. Thời ấy ông được khoán 4,5 triệu đồng, trời nắng ông đi xe ôm, mưa thì đi taxi, mỗi tháng cũng chỉ hết hơn triệu. Ngày hưu ông còn tiết kiệm được một khoản kha khá để sửa nhà. Đi xe ôm và taxi, ông nghe được nhiều câu chuyện để hiểu hơn về đời sống người dân, nghe họ nghĩ gì về cán bộ, chính quyền.
Thế nhưng cái nghị quyết tiến bộ và tiết kiệm ấy dù được Quốc hội ban hành hơn 10 năm, cho đến nay vẫn không được mấy quan chức áp dụng. Mới đây nhiều địa phương còn xin nâng gấp đôi số lượng xe công của Sở ngành từ 2 lên 4 chiếc. Đâu đâu cũng nại ra hoàn cảnh đặc thù và nhu cầu công tác để xin thêm xe. Lãnh đạo nhiều tỉnh, thành kêu ca với Bộ trưởng Tài chính trong cuộc họp sơ kết 6 tháng diễn ra ngày 2/7, nại đủ lý lẽ để xin thêm định mức xe công. Trong khi đó theo thống kê của các bộ ngành địa phương, hiện có 7.000 chiếc xe công dư thừa và năm 2015 có 600 xe công được sắm mới.
Với xe đưa đón cán bộ đi làm, các quan vẫn thích đi xe công hạng sang với tài xế riêng hơn là nhận khoán và thuê taxi, xe dịch vụ. Ông Trần Quốc Thuận lý giải trong một bài trả lời phỏng vấn lý do là... khâu oai. Nhiều chuyện "giao dịch", tiếng nói của một người đi xe biển xanh 80B có trọng lượng và mang lại lợi lộc cá nhân gấp rất nhiều lần cái khoản 4,5 triệu đồng được khoán.
Mới đây, ông Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang bị phát hiện gắn biển xanh cho chiếc Lexus mà ông "đi mượn". Thế, ngay cả khi ngồi xe sang rồi thì người ta vẫn muốn nó mang biển xanh. Tôi nghĩ rằng với những ông quan đó, vấn đề không phải nằm ở sự tiện lợi trong đi lại, mà là sự tiện lợi trong "giao dịch". Người ta muốn mọi người hiểu rằng đấy là xe của quan chức. Nói rộng ra, xe công trong nhiều trường hợp phục vụ cho khâu oai, muốn "đẳng cấp" hơn người khác.
Hơn chục năm trước, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc còn cho sơn lại hai chiếc xe Toyota mới mua thành màu đen. Lý do được một lãnh đạo văn phòng trả lời báo chí là: "Đen mới VIP, chúng tôi thích VIP!".
Tôi nhớ câu chuyện về Tổng thống Uruguay, ông Jose Mujica. Ông đi một chiếc xe hơi cũ sản xuất từ hơn 20 năm trước, sống trong một ngôi nhà tuềnh toàng ở ngoại ô, nơi vợ ông làm nông dân và ngày ngày bán sản vật vườn nhà ở ngôi chợ quê. Có lần trên đường lái xe đi làm, một người vẫy tay xin đi nhờ nhưng hàng chục chiếc xe trước đó đều lướt qua không dừng lại. Jose Mujica dừng xe cho người kia đi nhờ và phân trần: "Tôi rất vội và tôi chỉ có thể chở anh đến nơi xa nhất là Phủ Tổng thống!". Đến lúc này người đi nhờ xe mới biết tài xế là con người quyền lực nhất Uruguay.
Chi tiêu công đang là một gánh nặng của ngân sách vốn đã thâm hụt. Một đồng chi ra phải cân nhắc hiệu quả phục vụ cho lợi ích chung. Người dân không thể chấp nhận tiền đóng thuế của mình được chi mua sĩ diện và giải quyết "khâu oai" cho những người được dân bầu lên.
Tôi tự hỏi, liệu việc đi một chiếc xe cũ kỹ có khiến Tổng thống Jose Mujica trở nên kém đáng kính, kém "oai" trong mắt người dân nước ông? Hay là ngược lại?
Đức Hiển/VNexpress

Sunday, July 3, 2016

500 triệu Mỹ kim và nỗi nhục

Người dân thu gom ốc biển chết ở Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh hôm 27/4/2016.
AFP

Kết quả điều tra vụ hải sản chết, biển chết ở miền Trung Việt Nam được chính phủ Cộng sản Việt Nam công bố lúc 5h chiều ngày 30 tháng 6 (sau hơn hai tháng rưỡi kể từ khi xảy ra vụ cá chết) được các báo trong nước tung hê, ca ngợi. Trong đó, mức đền bù thiệt hại do Formosa chịu là 500 triệu Mỹ kim cũng được xem như một “thành quả đấu tranh” mà ngành công an CSVN đã nỗ lực cùng với nhà nước, chính phủ và đảng CSVN mới có được. Nó xuất hiện nhan nhản trên các mặt báo. Trong khi đó, thực hư câu chuyện này ra sao và nó có đáng để được ca ngợi hay không lại là chuyện hoàn toàn khác.

Sức ép từ đâu?

Có những câu hỏi đặt ra lúc này, đó là: Vì sao phải đến ngày 30 tháng 6 mới có kết quả điều tra? Chính phủ CSVN đóng vai trò gì trong việc công bố kết quả điều tra cũng như “buộc thế” Formosa đền bù 500 triệu Mỹ kim? Và con số 500 triệu Mỹ kim này có giá trị gì?
Ở câu hỏi thứ nhất, vì sao phải đến 30 tháng 6 mới có kết quả? Thực ra, kết quả điều tra này đã có trước đó từ lâu chứ không phải mới có. Bởi những kết quả điều tra độc lập có sự hỗ trợ của giới chuyên gia nước ngoài, chủ yếu là chuyên gia Mỹ đã cho kết quả hàm lượng Phenol, Cyanua và nhiều chất độc hại khác chiếm nồng độ quá mức cho phép ở ngưỡng nặng. Với kết quả này, đa số người dân Việt Nam có thể đồng ký đơn để kiện Formosa ra tòa trong nước và thậm chí tòa quốc tế.
Bên cạnh đó, có sức ép của giới khoa học Mỹ lên chính quyền Đài Loan, nhất là trong lúc nước này chuẩn bị hợp tác thử tên lửa với Mỹ tại Mỹ. Điều này buộc Đài Loan phải lên tiếng, Formosa Đài Loan phải bắn tiếng cho công nhân của họ tại Việt Nam như một thông điệp nhận lỗi và củng cố niềm tin của người lao động xứ Đài Loan đang sống xa nhà.
Và đến nước này thì Formosa Hà Tĩnh không thể tiếp tục cãi chày cải cối được nữa, họ phải nhận lỗi. Việc nhận lỗi của họ chẳng tốt đẹp gì bởi nó mang động cơ tránh tội, nhận lỗi để thoát tội. Và để được như vậy, phải có sự hợp tác của chính phủ Việt Nam, phải làm ra vẻ nguy hiểm, điều tra, công bố kết quả, tất cả là một màn kịch nhằm thăm dò thực hư kết quả độc lập. Khi kết quả độc lập từ phía nhân dân quá thuyết phục, Formosa và chính phủ Việt Nam lại diễn một màn kịch công bố kết quả điều tra để rồi “đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người quay lại, kêu gọi nhânn dân mở lòng bao dung, độ lượng…”.
SAM_0825-400.jpg
Biểu tình tại Đài Loan phản đối công ty Formosa xả nước thải khiến cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung Việt Nam.
Có một điều lạ là khi kết quả điều tra chưa được công bố, chưa biết ai đúng ai sai thì hà cớ gì Formosa Hà Tĩnh lại phải xin lỗi, nhận lỗi? Bởi video nhóm người trong hội đồng quản trị Formosa cúi đầu xin lỗi được quay vào ngày 28 tháng 6, trước khi công bố kết quả 2 ngày. Để rồi khi công bố kết quả xong thì chính phủ CSVN lại cho phát video đó cho báo chí theo dõi, tiếp sau đó đứng ra kêu gọi nhân dân phải mở rộng lòng bao dung, tha thứ cho Formosa, tuyên bố sẽ không truy tố, không kiện Formosa?!
Rõ ràng đây là vở kịch sau khi thấy nuốt không trôi thì đành phải chìa cho người khác một miếng lấy thảo! Vì không thể tiếp tục dấm dúi, ém nhẹm thông tin, bởi nếu tiệp tục thì lúc đó các tổ chức quốc tế sẽ hỗ trợ cho đại đa số những ngư dân mất trắng cùng giới trí thức Việt Nam để kiện Formosa. Và khi mọi chuyện trắng đen rõ ràng, Formosa phải chịu tội, chính phủ CSVN cũng chịu tội liên đới. Cuối cùng thì mọi chuyện vỡ lẽ, đảng CSVN không còn chỗ để chui trước quốc dân và quốc tế.

Một vở kịch để tiếp tục mị dân?

Chính vì nhìn thấy điều này nên đảng CSVN đã buộc phải diễn một vở kịch công khai thông tin kết quả điều tra. Mà trước khi công khai kết quả thì đã có một vở kịch khác, đó là tổ chức họp mặt giữa hội đồng quản trị Formosa Hà Tĩnh với giới chức các bộ, ngành để cho họ xin lỗi, cúi đầu nhỏ nước mắt để quay phim, tuyên bố đền bù… Sau đó hai ngày (30 tháng 6), khi đã công bố kết quả thì mới đem video này ra trình chiếu trước các con mắt báo chí nhằm làm cho họ có cái để tiếp tục mị dân.
Nhưng, vấn đề cốt lõi của việc phát video vẫn nằm ở chỗ đó là cái cớ để chính phủ CSVN biện hộ cho Formosa, tha bỗng cho họ cái tội mà lẽ ra chính phủ phải kiện họ ra tòa, thậm chí chính phủ và nhân dân phải đưa họ ra tòa quốc tế nếu họ không chịu nhận tội.
Đằng này, với một cái cúi đầu (mà trước đó là ngông nghênh, coi thường người Việt Nam) được bảo hộ với chính phủ Việt Nam, bỏ ra 500 triệu Mỹ kim để gọi là “đền bù, hỗ trợ” cho ngư dân tái sinh sống rồi sau đó thở phào thoát tội bởi đã có chính phủ Việt Nam che chở, đứng ra kêu gọi nhân dân hãy “mở rộng lòng vị tha, bao dung, đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại…” để rồi hứa nhăng hứa cuội về việc xả thải, lại tiếp tục sản xuất…
formosa-622.jpg
Hình ảnh minh họa
Cuối cùng thì chẳng mất gì cả. Vì đầu tư tử tế thì mất gần 2,5 tỉ Mỹ kim để xử lý nước thải, bây giờ mất 500 triệu, sau đó lại hoạt động. Mà một khi biển đã chết, nồng độ độc tố đã đầy rẫy trong nước biển, tình trạng biển chết kéo dài đến 50 năm, như vậy có xả thêm vào biển thì cũng chẳng có ma nào dám lặn xuống khu vực có ống xả dưới biển mà kiểm tra. Kinh nghiệm về cái chết của các thợ lặn đã quá đủ để người ta sợ hãi, nhất là các chuyên gia Việt Nam lúc nào cũng sợ chết.
Vấn đề hiện tại, người ta bàn tán nhiều nhất lại xoay quanh chuyện chia tiền đền bù, khi ném một gói tiền lớn như vậy, chắc chắn sẽ có chuyện “quần cẩu tranh thực” trong bộ máy cầm quyền từ trung ương xuống địa phương, không chừng lại trừ một khoản lớn vào tiền gạo đã cứu trợ cho ngư dân mấy tháng nay! Thêm vào đó, khi mà gói tiền này đã bị xâu xé đã đời, tả tơi theo nguyên tắc chẻ tre, tiền là một cây tre, công việc của nhà nước là chẻ nó ra và chắc chắn nhân dân sẽ nhận được một mẩu tăm, thì nó vẫn là tre đấy thôi!
Đến đây, người ta dễ dàng nhận ra rằng những gì được tung hê trên báo chí hai ngày nay về kết quả điều tra cá chết cũng như số tiền 500 triệu Mỹ kim mà chính phủ CSVN đã buộc thế Formosa phải trả cho nhân dân Việt Nam chỉ là vở kịch quá tồi, quá lộ liễu. Và con số 500 triệu Mỹ kim chẳng có giá trị gì ngoài việc làm mập thêm đám tham quan đang chễm chệ trên đầu nhân dân.
Bởi nếu có trách nhiệm, ngay từ đầu, chính phủ CSVN phải nhiệt tình hơn gấp nhiều lần trong việc điều tra, công bố kết quả, đã không cho đám quan lại thành phố Đà Nẵng cũng như nhiều nơi khác kêu gọi, cổ xúy dân ăn cá.
Và nếu thực tâm coi trọng nhân dân, chính phủ CSVN đã phải cân nhắc giá trị giữa 500 triệu Mỹ kim với thu nhập của nhân dân miền Trung trong vòng 50 năm, đến khi biển hết độc, phải cần nhắc giữa sức khỏe của người dân, tương lai của người dân cũng như môi trường sinh sống, môi trường biển quê hương....
Nếu thực sự có cân nhắc, sẽ chẳng có chính phủ nào đủ ngu ngốc để ngửa tay nhận 500 triệu Mỹ kim mà đánh đổi tất cả như vậy, bởi nó sẽ chẳng giải quyết được gì cả ngoài việc giải quyết cho những cái túi tham đang chờ chực để đớp lấy khi người ta ném tiền ra trước mặt. Nói một cách nghiêm túc là Đài Loan và Formosa đã ném thẳng 500 triệu Mỹ kim vào dân tộc Việt Nam như ném một bao ốc cho đảng CSVN ăn để rồi lại dành phần đổ vỏ cho nhân dân!

Theo Viết Từ Sài Gòn/RFA

Get paid to share your links!