Monday, July 15, 2019

CHUYỆN THẰNG TÂY



Một thằng sinh viên Việt Nam du học ở châu Âu dẫn bạn là một thằng Tây về nhà chơi. Hai thằng đi bằng xe máy, thằng Việt Nam đưa cho thằng Tây cái mũ bằng nhựa mỏng dính nói thằng Tây đội vào, thằng Tây nói :

- Tao có mũ vải rồi.
- Không được, cái này gọi là mũ bảo hiểm, theo luật giao thông, nếu không đội mũ này mày sẽ bị phạt.
- Nhưng cái mũ này làm sao có tác dụng bảo hiểm ?
- Mày đúng là thằng Tây, tao có nói để bảo hiểm đâu, chỉ để khỏi bị phạt thôi.

Đi một đoạn, thấy mấy tay công an đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, thằng Tây hỏi :

- Luật giao thông Việt Nam không áp dụng cho công an à ?
- Có áp dụng.
- Vậy sao họ không đội, họ không lo bị phạt sao ?
- Vì đó là công an, không đội cũng không bị phạt, vì công an không ai lại đi phạt công an.

Đi tiếp, thấy mấy thanh niên không đội mũ bảo hiểm đi ngang qua cảnh sát giao thông cũng không bị phạt, thằng Tây hỏi :

- Đó cũng là công an à ?
- Mày lại hỏi đểu à, đó là bọn trẻ trâu, nó không bị phạt vì nó nhuộm tóc vàng và khoe hình xăm ở cánh tay, nó sẵn sàng bỏ chạy khi bị thổi còi, lâu dần nó không cần bỏ chạy cũng không bị phạt.
- Tại sao tóc tao cũng vàng, tay tao cũng có hình xăm mà mày bắt tao đội mũ bảo hiểm ?

Thằng Việt Nam bí quá nói đại :

- Tại tóc mày chỉ có một màu vàng, bọn kia tóc nó nhuộm hai màu. Mắt mày lại xanh, mũi lõ nên không giống mấy đứa đó được.

Đến ngã tư, có đèn đỏ thằng Việt Nam vẫn đi tiếp, thằng Tây kinh ngạc hỏi :

- Mày không nhìn thấy đèn đỏ à ?
- Có.
- Vậy sao mày không dừng ?
- Mày không hiểu cái gì hết, cần phải xem xe container đằng sau nó có dừng không, nếu nó vẫn lao nhanh thì phải chạy tiếp không nó húc chết.

Thằng Tây ngoái lại thấy một xe container lù lù chạy đằng sau, mặt xanh lét, vừa sợ vừa khâm phục kiến thức giao thông của thằng Việt Nam. Đến ngã tư khác, gặp đèn xanh, thằng Việt Nam dừng lại không đi, thằng Tây hỏi:

- Sao đèn xanh mày lại dừng ?
- Tại phải chờ cho các anh em nhân dân ở đường vuông góc với đường này nó vượt đèn đỏ xong đã rồi mới đi được, không nó húc chết.

Vừa nói xong thì một người nhân dân thiếu kinh nghiệm bị xe của làn vuông góc húc ngã vì liều lĩnh vượt đèn xanh. Thằng Tây lại càng khâm phục kiến thức giao thông của thằng Việt Nam. Xe vượt đèn đỏ gây tai nạn bỏ chạy, thằng Tây gọi thằng Việt Nam đến hỗ trợ người bị nạn, đỡ người, vẫy xe ô tô để chở nạn nhân đi viện nhưng không ai hỗ trợ, cũng không ai cùng vào giúp, thằng Tây hỏi :

- Tại sao không ai cùng giúp nạn nhân như chúng ta ?
- Tại người Việt Nam ai cũng bận.
- Người châu Âu không bận sao ?
- Nhưng người Việt Nam bận hơn người châu Âu, và cứu người cũng có thể gặp phiền phức, mà thôi không hỏi nữa, mày với tao chở nạn nhân vào viện bằng xe máy.

Hai thằng đến quá nửa đêm mới về đến nhà. Sáu giờ sáng hôm sau, đang ngủ, bị đánh thức bởi tiếng loa phường, thằng Tây hỏi:

- Tại sao loa không thông báo muộn hơn ?
- Tại muộn hơn thì mọi người đi làm, không có ai nghe.
- Vậy phát thanh sớm thì có người nghe không ?
- Cũng không có.
- Vậy tại sao phải phát thanh sớm ?
- Tại muộn hơn thì mọi người đi làm, không có ai nghe.

*****

Chuyện thằng Tây 2

Sáng hôm sau, chỉ có thằng Tây và thằng Việt Nam ở nhà, hai thằng tổ chức nấu ăn. Thằng Việt Nam nấu, nhờ thằng Tây đi…đổ rác :
- Mày ra cổng, rẽ trái, đi 40 mét gặp một cái biển ghi chữ “Cấm đổ rác” thì đổ ở đó.
- Lạy Chúa, sao lại đổ rác ở chỗ cấm đổ rác ?
- Vì đó là chỗ duy nhất có thể đổ rác, cả tổ dân phố này đều ngầm quy ước đó là chỗ đổ rác.

Nấu ăn một lúc, thằng Việt Nam phát hiện ra không còn thực phẩm, nói thằng Tây trông nhà để đi chợ, thằng Tây nói :

- Mày ở nhà, để tao thử đi chợ, tao thử đi một mình xem sao, tao muốn trải nghiệm. Mà chợ chỗ nào ?
- Mày đi ra cổng, rẽ phải 300 mét, thấy một cái biển ghi…
- Ghi “Cấm họp chợ” phải không ?
- Đúng, mày thành người Việt Nam mất rồi. Đó, chợ ở ngay sau cái biển đó.

Ăn xong, thằng Tây muốn đi ra trạm ATM rút tiền. Thằng Việt Nam nói :

- Chắc mày chuẩn bị muốn đi đến vùng không có máy rút tiền hả.
- Đúng, hôm trước tao rút mấy lần, có lần thì bị “nuốt thẻ”, có lần thì phải chờ gần nửa giờ chờ xong thì máy…hết tiền, nên tao muốn rút nhiều một chút đỡ phải đi rút.
- Để tao gọi taxi đi !
- Tao muốn đi xe máy, tao bắt đầu thích xe máy.
- Vậy mày cầm cái túi không quai này, ngồi sau tao chở đi rút tiền.
- Cái túi để làm gì vậy ? Đựng tiền hả ?
- Không, cái túi này không có gì, mày cứ cầm ngồi sau, cầm lỏng thôi để cho cướp giật nó giật.
- Không có quai để khi nó giật thì không bị ngã xe phải không ?
- Mày đoán như thần vậy.
- Còn tiền rút xong để đâu ?
- Mày để trong túi áo, túi quần chứ còn để đâu.

Trên đường về thì thấy một thằng ô tô biển xanh vượt qua các xe khác với tốc độ khoảng trên 100km/h ở làn đường chỉ cho ô tô chạy không quá 70km/h. Thằng Tây hỏi :

- Nó là xe ưu tiên à ?
- Không, như xe biển trắng thôi.
- Nhưng sao nó phóng vậy mà không bị “bắn” tốc độ, hay lái xe biển xanh nhuộm tóc vàng và xăm hình ở cánh tay ?
- Không phải, lái xe không nhuộm tóc xăm hình. Đó là xe của cơ quan nhà nước, tay sếp của cơ quan đó kiểu gì cũng quen biết bên cảnh sát giao thông, không quen trực tiếp thì quen gián tiếp. Cảnh sát giao thông có bắt thì lại phải nghe điện thoại “giải mã” rồi lại phải thả nên thà không bắt nữa cho khỏi mất thời gian.

Trên đường đi, thấy nhiều nơi ghi “Tất cả vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Thằng Tây hỏi :

- Ghi vậy làm gì mày?
- Khi mày đang rất đói thì mày muốn bàn chuyện đi đâu ?
- Tất nhiên là đi ăn.
- Đó, thiếu cái gì thì nói nhiều về cái đó.

Nguồn: Tiến Sĩ Phổ Cập

NGƯỜI BẮC NGHĨ GÌ VỀ NGƯỜI NAM?


Tôi sinh ra , lớn lên và học tập dưới mái trường XHCN nơi đất  Bắc . Nói như vậy để mọi người hiểu rõ về bản thân tôi là người Bắc kỳ “ xịn “ 75. 

 Trưởng thành rồi , qua vài mối quan hệ khiến tôi hiểu rõ người Nam hơn . Nhất là hàng ngày nhờ phương tiện Facebook , biết bao nhiêu tin tức & hình ảnh đã giúp mình có sự so sánh những khác biệt giữa người Nam và người Bắc . Tôi tôn trọng cũng như khâm phục người miền Nam nhất là ở sự Tử Tế . 

 Thật vậy , sự Tử Tế của người miền Nam theo mình nghĩ nó không phải tự nhiên mà có . Hoặc đó là “ tập quán địa phương , vùng miền tính “ . Mà chính xác hơn nó thừa hưởng từ sự giáo dục còn xót lại thời chế độ cũ VNCH . Điều này được thể hiện qua cách sống , cách xưng hô , nói chuyện , giao tiếp ứng xử & lòng nhân đạo . Những ví dụ cũng như những bằng chứng cho chúng ta thấy sự Tử Tế của người miền Nam là những hình ảnh những quán cơm , nước giải khát từ thiện cho người nghèo . Những nơi tập kết quần áo cũ rồi phát miễn phí cho những hoàn cảnh khó khăn . Hay trân trọng hơn nữa là những hội đoàn từ thiện y tế nhân đạo do các Việt kiều người Nam ở  Úc , Mỹ , Canada góp quỹ , tổ chức theo đoàn về Việt Nam chữa bệnh cứu giúp người nghèo khó ... 

 Còn riêng ngoài Bắc nói chung  , mà điển hình là ở Hà Nội thì những sự Tử Tế thì càng trở nên quá hiếm hoi . Rất khó để thấy những hình ảnh có tình người như người miền Nam . Nơi đây vắng hẳn những quán cơm , thùng nước giải khát từ thiện . Thiếu hẳn những nơi giúp đỡ người nghèo về vật chất cũng như tinh thần . Thiếu hẳn những hội đoàn của những đám “ Vịt kiều “ gốc Bắc về giúp đỡ bà con . Thay vào đó là sự lạnh nhạt , kiêu hãnh của đám nhà giàu quan chức . Những tiếng Địt Mẹ , Đéo .v.v. phun ra khắp nơi cửa miệng . Những ánh mắt lột tiền của con người đối với con người . Những sự hỡm hĩnh , huyênh hoang đến khốn nạn của đám “ Vịt kiều “ Bắc 75 từ Canada , Pháp , Úc ,Nga , Đức .v.v. mang tiền về Vn tiêu xả láng rồi cụp đuôi cút thẳng .
   
    Có người biện minh rằng lý do là người Bắc tính lạnh lùng , tẻ nhạt . Riêng tôi thì nghĩ khác . Tôi cho rằng yếu tố gây nên cái bản chất khốn nạn ích kỷ của số đông người Bắc là do bị tiêm nhiễm quá nhiều sự giáo dục của chế độ Cộng Sản . Nơi sự lừa dối , hận thù , chém giết làm chủ nghĩa ...

 * cảm nghĩ vài dòng , về người Nam & người Bắc . Nếu ai đó nói tôi  “ Phân Biệt Vùng Miền & Gây Chia Rẽ “ thì tôi chịu vậy  . Điều tôi muốn là chúng ta nên phân biệt TRẮNG - ĐEN rõ ràng . Tôi muốn rằng sự tử tế cần được nhân rộng . Cái ích kỷ , vô tâm , tàn ác , khốn nạn phải bị lên án và đẩy lui.

Fb Từ Đức Minh

Thursday, July 11, 2019

Đề xuất đổi tên gọi công an xã thành “trị an viên”: Lại bình mới rượu cũ


Hòa Ái/RFA
Bộ Công an vừa đưa ra đề xuất thay đổi tên gọi công an xã thành “trị an viên” để phân biệt với công an xã chính quy được điều về địa phương. 

“Trị an viên”
Tại Dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong Dự thảo Luật Lực lượng trị an cơ sở, diễn ra vào ngày 9 tháng 7, Bộ Công an đề xuất công an xã bán chuyên trách sau khi kết thúc nhiệm vụ được tiếp tục bố trí tham gia bảo đảm an ninh, trật tự trong xã và những người này được đổi tên gọi thành “trị an viên”. 

Lý do đổi tên gọi công an xã bán chuyên trách thành “trị an viên” được Bộ Công an viện dẫn nhằm để phân biệt với các công an xã chính quy do sỹ quan, hạ sỹ quan công an đảm nhiệm và lực lượng “trị an viên” có trách nhiệm phối hợp tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự theo lệnh của lực lượng công an xã chính quy. 

Hồi trung tuần tháng 5 năm 2019, truyền thông trong nước phổ biến thông tin về lộ trình Việt Nam sẽ chính quy hóa toàn bộ lực lượng công an xã tại các địa phương trên cả nước. 

Theo dự thảo Nghị định về xây dựng công an xã, thị trấn chính quy thì một lực lượng công an chính quy được điều động về các xã để thay thế cho những trưởng công an, phó trưởng công an và công an viên hiện tại và lộ trình này được đề xuất hoàn thành muộn nhất trước ngày 31 tháng 12 năm 2021. 

Dự thảo Nghị định nêu rõ lực lượng công an xã bán chuyên trách vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội và được hưởng các chế độ chính sách theo quy định của pháp luật. 

Một người dân ở Nghệ An, không muốn nêu tên, nói với RFA quan điểm của mình trước đề xuất vừa nêu của Bộ Công an:
“Dù rằng họ có đổi tên ‘công an xã’ thành ‘trị an viên’ nhưng họ thừa nhận là họ vẫn giữ nguyên lực lượng này. Chính vì thế, dù rằng tên gọi có thay đổi nhưng bản chất cũng như chức năng và vai trò của những người này không hề thay đổi, dù muốn người dân phân biệt được người nào là ‘trị an viên’ và người nào là công an chính quy.”

Đài RFA ghi nhận một số ý kiến của các độc giả quan tâm chia sẻ trên trang fanpage báo chính thống thì hầu như cho rằng không cần thiết phải đổi tên gọi mà quan trọng là “bản chất”, với lý giải rằng nếu trách nhiệm, nhiệm vụ vẫn như cũ thì dù có phân biệt chính quy hay không cũng không có gì là khác biệt và vì người dân đã quen với tên gọi “công an xã” thì nên giữ nguyên. Chúng tôi trích dẫn một ý kiến của độc giả tên Văn Minh, bày tỏ trên trang fanpage của Báo mạng VnExpress rằng “Không nên đổi tên làm gì, rồi lại thêm nhiều chức danh gây phức tạp. Nếu thế thì sẽ có thêm đội trưởng trị an viên, đội phó,…không hay”.

Anh Trung, một người dân ở địa phận tỉnh Tiền Giang chia sẻ với RFA về những người công an xã nơi địa phương anh từng sinh sống:

“Ở quê thì tôi tiếp xúc rất thường, rất nhiều. Tại vì là hàng xóm với nhau nên cũng không có khác biệt gì. Người ta cũng nói thẳng là mức lương không đủ sống. Những người làm trong đó, kể cả trưởng công an tại xã của tôi thì người này vẫn vừa đi làm trưởng công an xã và vẫn làm ruộng ở nhà để kiếm kế sinh nhai thêm. Ở thôn quê, họ làm như kiểu một công việc để kiếm thêm thu nhập. Bởi vì trưởng công an, phó công an và công an viên thì gần gũi giống như dân vậy thôi, cho nên thay đổi danh xưng ‘công an xã’ hay ‘trị an viên’ thì tôi thấy không có thay đổi gì lớn cả.”

Vẫn là “bình mới rượu cũ”
Trả lời câu hỏi của Đài Á Châu Tự Do liệu rằng với lực lượng công an chính quy cấp tỉnh, cấp huyện được điều về kết hợp với lực lượng công an bán chuyên trách cấp xã như thế thì người dân sẽ yên tâm hơn qua công tác đảm bảo an ninh, trật tự cho xóm làng hay không, anh Trung cho biết rằng anh tiên đoán có lẽ tình hình không có gì thay đổi nếu như đồng lương của họ không được cải thiện. 

Vào ngày 10 tháng 7, Báo mạng VnExpress dẫn nguồn từ Bộ Công an cho biết việc bố trí lực lượng “trị an viên”, tức lực lượng công an xã bán chuyên trách cơ bản không tăng thêm kinh phí từ ngân sách địa phương bởi chi trả vẫn như cũ. 

Theo số liệu của Bộ Công an, Việt Nam hiện có 14 ngàn ngàn trưởng và phó công an xã, thị trấn cùng 113 ngàn công an viên không chính quy. Trong trường hợp đề xuất của Bộ Công an được thông qua thì chi phí, phụ cấp cho lực lượng “trị an viên” được ước tính khoảng 2.256 tỷ đồng/năm. 

Trong khi đó, người dân không muốn nêu tên ở Nghệ An lưu ý về số lượng 3000 công an chính quy được điều về các địa phương để đảm nhiệm chức danh công an xã, tính đến đầu năm 2019 thì mức độ quản lý, kiểm soát người dân địa phương sẽ chặt chẽ hơn:

“Bây giờ họ điều động công an (chính quy) ở huyện về để trực tiếp điều hành lãnh đạo tổ chức của ‘trị an viên’ này thì điều đó đồng nghĩa với việc chính quyền đang gia tăng quyền kiểm soát cũng như quyền lãnh đạo của họ để họ muốn đảm bảo trật tự, trị an của người dân. Tuy nhiên, theo tôi nghĩ đó chưa hẳn là mục đích của họ mà họ nhận thấy rằng người dân hiện tại có nhiều nỗi băn khoăn và bất cập và người dân vùng lên, đấu tranh nên chính vì thế có lẽ đây là một chính sách mới để họ biết những thông tin tình báo ngay ở các cơ sở và từ đó họ có những hướng đàn áp, xử lý người dân một cách triệt để ngay từ lúc ban đầu.”

Một số người dân ở các địa phương, gọi là “điểm nóng” như Nghệ An, nơi mà hàng trăm người dân từng tuần hành yêu cầu chính quyền bồi thường thỏa đáng trong biến cố thảm họa môi trường biển Formosa còn tỏ ra lo ngại có thể xảy ra tình trạng các công an xã bán chuyên nghiệp sẽ cậy quyền cậy thế, hống hách, sách nhiễu người dân khi họ muốn lập công trạng để thăng tiến trở thành công an xã chính quy. 

Còn không ít người trong giới đấu tranh dân chủ ở trong nước nhận xét với RFA rằng đề xuất đổi tên gọi “trị an viên” của Bộ Công an chỉ là một hình thức nhằm né tránh từ ngữ “công an”, trước cáo buộc của các tổ chức nhân quyền thế giới và Chính phủ Hoa Kỳ hồi năm 2018 rằng Hà Nội duy trì chế độ công an trị để cai trị dân chúng tại Việt Nam.


Get paid to share your links!