Tuesday, October 30, 2018

Nữ luật sư người Úc gốc Việt duy nhất tham gia Tòa Án Quốc Tế Khmer Đỏ Lyma Nguyễn

Lyma Nguyễn sinh ra tại đảo Kuku, Indonesia khi ba mẹ cô đang trên đường vượt biển, trốn khỏi Việt Nam và tìm đường đến Úc tị nạn.

Lyma quan tâm đến các hoạt động nhân quyền cũng như tình nguyện quốc tế từ rất sớm.

“Sự quan tâm của tôi đối với nhân quyền xuất phát từ chính sự trải nghiệm của bản thân tôi cũng như nguyên tắc mọi người sinh ra đều bình đẳng và có sự lựa chọn vị trí của mình trên thế giới này.

Tôi luôn quan tâm đến những vấn đề về người tị nạn như một cách để tìm hiểu về chính bản thân mình. Do đó, có thể nói rằng đúng là mối quan tâm của tôi dành cho các hoạt động về nhân quyền có liên quan đến nguồn gốc và xuất thân của tôi. Tôi cố gắng hiểu câu chuyện của ba mẹ và những gì mà họ đã trải qua,” Lyma cho biết.

Năm 2001, khi còn đang học đại học tại Đại học Queensland, Lyma đã tham gia nhiều tổ chức xã hội và nhân quyền, là chủ tịch của Tổ chức Ân xá Quốc tế ở Đại học Queensland, từ đó kết nối với mọi người và bạn bè Hiệp hội Sinh viên Liên Hiệp Quốc.

Cô đã đến Đông Timor cùng với nhóm Liên Hiệp Quốc để tiến hành khảo sát và tìm hiểu những mong muốn về tương lai của người trẻ ở Đông Timor. Một năm sau đó, Lyma trở lại Đông Timor để làm những công việc về pháp lý liên quan đến nhân quyền cũng như các vấn đề liên quan đến đất đai.

Năm 2004, Lyma đến Nigeria để dạy tiếng Pháp cho các học sinh trung học ở bang Anambra.

Tốt nghiệp đại học năm 2006, Lyma bắt đầu làm việc tại Bộ Di trú ở thành phố Brisbane.

"Sự quan tâm của tôi đối với nhân quyền xuất phát từ chính sự trải nghiệm của bản thân tôi cũng như nguyên tắc mọi người sinh ra đều bình đẳng và có sự lựa chọn vị trí của mình trên thế giới này"

Mối quan tâm cũng như các hoạt động về nhân quyền và người tị nạn từ sớm đã từ từ dẫn dắt Lyma đến cơ hội tham gia Tòa Án Quốc tế Khmer Đỏ ở Campuchia bắt đầu vào năm 2008.

Cô là nữ luật sư người Úc gốc Việt duy nhất tham gia vào tòa án này, đại diện cho nhóm người Việt thiểu số cũng như các dân tộc khác tại Campuchia vốn là những nạn nhân còn sống sót trong thời kỳ diệt chủng Khmer Đỏ.

Nhờ vào những nỗ lực và hoạt động không mệt mỏi vì quyền lợi của các tộc người thiểu số, đặc biệt là người Việt, ở Campuchia, Lyma đã được trao giải thưởng Australian Prime Minister's Executive Endeavour Award vào năm 2013.

"Khi tôi bắt đầu tham gia Tòa án Quốc tế Khmer Đỏ là khoảng 10 năm trước. Tôi chưa từng nghĩ rằng mình lại tham gia vào công việc này kéo dài đến tận 10 năm. Bởi vì tất cả mọi người đều nghĩ rằng Tòa án này sẽ kết thúc nhanh chóng trong vòng 3 năm thôi. Đã có rất nhiều sự đình trệ ngay từ khi bắt đầu phiên tòa vì nhiều lý do về mặt pháp lý và thủ tục.

Một số thân chủ của tôi đã trình bằng chứng trước tòa vào năm ngoái, nhiều người đã lớn tuổi và một số họ đã qua đời. Việc giữ lại những câu chuyện, những bằng chứng này rất quan trọng cho con cháu của họ, để thế hệ sau biết được ba mẹ họ đã trải qua những gì."

"Công việc này đã kéo dài 10 năm, và tôi không hề nhận một đồng lương nào cho công việc này. Tôi đã nhận được nhiều giải thưởng để giúp gây quỹ cho công việc của mình.

Thế nhưng với tôi thì đây là một phần thưởng xứng đáng vì được làm việc trong tòa án hình sự quốc tế là mong muốn của tôi, xuất phát từ những mối quan tâm rất sớm của tôi đối với những hoạt động nhân quyền. Và có lẽ là không bao giờ tôi có cơ hội để đứng trước một tòa án quốc tế mà tôi có thể nói bằng cả tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp như thế nữa," Lyma Nguyễn chia sẻ.
Kim Anh

Chỉ có tài xế Việt Nam mới dám chạy xe như thế này


Source: Truck driver drives truck with missing wheels by Smallworld

Sunday, October 28, 2018

LỜI TUYÊN CÁO CỦA ÔNG CỤ


Ông Cụ viết những dòng như dưới đây, nhưng chắc hẳn còn thiếu một chú thích quan trọng mà người ta đã xoá nó đi, đó là “tôi không chịu trách nhiệm về việc người ta bỏ tù người dân nếu lên tiếng phản đối, chứ chưa nói đến việc đuổi chính phủ”.

Mới mở miệng ra phê phán, chỉ trích hệ thống chính trị (nhà nước), họ đã quy kết cho là phản động hoặc đối tượng nguy hiểm hay quyết liệt hơn là họ liệt kê vào dạng thế lực thù địch. Và những người như vậy phải đối mặt với tội danh tuyên truyền chống nhà nước và bị bỏ tù với mức án hết sức nặng nề.

Mà nếu nói như ông Cụ viết ở đây để nhắc nhở và cổ vũ nhân dân, há chẳng phải là hành vi hoạt động nhằm lật đổ chính quyền đó sao? Vậy ông Cụ đã tuyên bố rõ ràng cho nhân dân biết cái quyền “đuổi chính phủ” là như thế, nhưng thực không may là cái quyền năng đó lại bị nhà nước cáo buộc ngay lập tức là tội phạm đặc biệt nguy hiểm mà có thể bị kết án tử hình.

Cũng như quyền biểu tình, tự do hội họp, lập hội quy định trong Hiến pháp là vậy, mà chỉ cần dân ra đường biểu tình thì bị bắt giữ ngay và bị xử lý về hành vi tụ tập đông người gây rối trật tự công cộng. Thậm chí bị tuyên truyền là những kẻ cực đoan, cơ hội, kích động hoặc bị kích động, dụ dỗ bởi những phần tử chống phá, thế lực thù nghịch hết sức gớm ghiếc mà chẳng có căn cứ nào.

Nếu ông Cụ có sống đến bây giờ và chứng kiến những gì diễn ra, chắc ông Cụ sẽ hoặc bị bắt bỏ tù với hàng loạt tội danh, hoặc phải uất hận mà chết bất đắc kỳ tử.
Lê Luân

Đề xuất phát hành vàng giấy hút 500 tấn vàng trong dân


Một trong những cách thức để người dân thay vì giữ vàng trong nhà thì Nhà nước phát hành chứng chỉ vàng, người ta gọi là "vàng giấy".
Mở kho 500 tấn vàng trong dân: Khó, không ai dám làm...
Mở kho 500 tấn vàng trong dân: Chỉ được làm khi...
Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Ngân hàng Nhà nước báo cáo giải pháp huy động nguồn lực trong dân để tạo nguồn vốn phục vụ tăng trưởng kinh tế.

Trước câu hỏi, làm sao để có thể huy động được nguồn lực này, trao đổi với báo chí, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho biết: "Việc huy động vàng trong dân được cơ quan quản lý đề cập đến cách đây vài ba năm nhưng chưa thực thi được.

Bởi đây là việc phức tạp, nhiều rủi ro cao khi giá vàng biến động, lại không dự báo được. Điều kiện để huy động vàng trong dân là kinh tế vĩ mô phải ổn định, lạm phát ở mức phù hợp".

Với người dân, theo ông Long, câu chuyện niềm tin là rất quan trọng. Khi kinh tế ổn định, giá cả ở mức phù hợp thì người dân sẽ giữ tiền đồng chứ chuyển sang vàng, ngoại tệ làm gì.


Một trong những cách thức để người dân thay vì giữ vàng trong nhà thì Nhà nước phát hành chứng chỉ vàng. Theo đó, cơ quan chức năng cho ngân hàng thương mại lớn, có năng lực tài chính phát hành chứng chỉ vàng - vì thế cũng có người gọi là “vàng giấy”.

Mở kho 500 tấn vàng trong dân có dễ?

Người dân đưa vàng vào ngân hàng, đổi lại họ sẽ giữ một tờ giấy chứng nhận số vàng đó thay vì cất vàng ở trong nhà. Và chứng chỉ vàng đó được cầm cố, thế chấp, bán khi cần.

"Làm được thế sẽ huy động được một lượng vốn cho nền kinh tế để phục vụ sản xuất kinh doanh, xây dựng cầu đường. Còn với người dân, giữ chứng chỉ vàng an toàn hơn là giữ vàng vật chất trong nhà, còn nếu gửi vào ngân hàng thì sẽ mất phí", ông Long nói.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hoàng Hải - Phó chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính cũng cho rằng, cần tính đến việc đánh thuế mua bán vàng để hướng dòng vốn vào các kênh đầu tư khác có lợi hơn.

Đó cũng là cách hỗ trợ việc đánh thức nguồn vốn trong dân. Hiện tại, giao dịch vàng gần như miễn phí, nếu có cũng rất thấp. Phải coi vàng thuộc nhóm xa xỉ phẩm, cũng giống ôtô, điều hòa nhiệt độ...Nhiều nước đã làm điều này.

Thế nhưng, Tiến sĩ Cấn Văn Lực lại cho rằng: "Ngành ngân hàng nên phát triển hơn nữa dịch vụ cất giữ vàng để hạn chế rủi ro cho người dân cất vàng trong nhà. Đương nhiên là không có chuyện trả lãi suất cho việc gửi vàng mà ngược lại, trước mắt trong một vài năm tới ngân hàng chưa thu phí gửi vàng".

Về việc mở kho 500 tấn vàng trong dân, từng trao đổi với Đất Việt, TS Phạm Đỗ Chí - nguyên chuyên viên cao cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cho rằng, kiến nghị huy động vàng từ dân chúng để bán ra lấy tiền cho vay của Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam là quá mạo hiểm vì khó đảm bảo được an toàn lượng tài sản khổng lồ trên.

Theo ông, trên thế giới, không có nước nào dám động vào vàng. Khi huy động vàng trong dân thì việc lo huy động 2-3% lãi suất trả cho dân là rất đơn giản. Song, vấn đề ông lo ngại là khi huy động nguồn lực rất lớn ấy, các cơ quan có trách nhiệm đã tính đến chuyện làm thế nào để phát huy được giá trị nguồn lực ấy giúp tăng trưởng kinh tế cho quốc gia?

Để tránh rủi ro cho dân và ngân sách, vị chuyên gia cho biết vẫn nên để dân giữ vàng riêng như thói quen từ ngàn xưa. Trong trường hợp muốn can thiệp vào số lượng vàng khổng lồ của dân, theo ông nên cho lập sàn vàng để tìm giá thị trường.

"Tuyệt đối không để NHNN hay Hiệp hội kinh doanh vàng đứng ra thực hiện quyền huy động vàng, như vậy sẽ tạo nên sự độc quyền", vị chuyên gia nhấn mạnh.

Đồng tình quan điểm, TS Nguyễn Đức Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), lại khẳng định, đề xuất huy động vàng trong dân là một tư duy sai lầm.

Đề xuất trên không khác nào đang bác bỏ hoàn toàn mọi công sức, nỗ lực "loại vàng và ngoại tệ ra khỏi hệ thống tín dụng" của NHNN trong suốt 25 năm qua.

"Đến bao giờ người ta mới thôi tư duy "huy động" vàng trong dân? Đây là tư duy sai lầm dai dẳng và khó sửa nhất.

Ngân Giang 


Get paid to share your links!