Saturday, September 8, 2018

CHIẾN LƯỢC XÓA TIẾNG VIỆT TRƯỚC KHI SÁT NHẬP LÃNH THỔ VIỆT NAM VÀO TRUNG QUỐC.


Ngày 20-11-2017, giáo sư tiến sĩ Bùi Hiền, 83 tuổi, tung ra một cuốn sách “Cải Tiến Tiếng Việt” sử dụng tiếng Việt Mới. Một loại tiếng Việt Hán hoá, phiên âm theo tiếng Tàu Bắc Kinh ( tổng hợp gồm đơn âm Quan Thoại và Bạch Thoại ). Nói cho dễ hiểu hơn, đây là một kiểu chữ Tàu áp dụng riêng cho người Việt Nam vào những thập niên sắp tới, phiên âm từ tiếng Tàu, nhằm địa phương hoá ngôn ngữ , tương tự như tiếng Tàu Quảng Đông, Hồ Nam, Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông ….trong thời gian Tự Trị trước khi sát nhập.

Quyển sách dầy 2000 trang, ông nói là do ông mất đúng 20 năm để biên soạn được Bộ Giáo Dục Việt Nam cho xuất bản. Tại Việt Nam, rải một tờ bươm bướm A4, quảng cáo dầu cù là hay thuốc xổ cao đơn hoàn tán cũng phải xin phép công an. Huống gì một công trình cải đổi từ tiếng Việt chuyển sang tiếng Tàu. Nếu không được sự uỷ nhiệm của Đảng,  Bùi Hiền sẽ không dám làm điều nầy. Đây là một chiến dịch quy mô được phát động có kế hoạch, có âm mưu, có chiến lược, phổ biến rộng rãi để chuẩn bị tư tưởng người Việt nhằm tránh sự ngỡ ngàng một ngày kia không xa lắm, tiếng Việt sẽ bị xoá bỏ hẳn hòi.

Người ta tạo ra một thứ tiếng Tàu riêng cho từng vùng, từng khu vực mục đích đánh lừa một dân tộc trước khi tiêu diệt ngôn ngữ của dân tộc đó, đồng hoá dân tộc đó một cách êm thắm do người bản xứ lãnh đạo, chỉ huy và thực thi phương án sát nhập trong thời hạn 40 năm bắt đầu năm 2020, hoàn tất vào năm 2060. Lúc đó, Việt Nam chỉ còn là một tỉnh lỵ.

Ông Bùi Hiền nói láo, Đảng cũng nói lộn luôn!  “Bộ Chữ Cải Tiến Tiếng Việt ”  nầy hoàn toàn do “Cục Ngôn Ngữ Trung Quốc”  mà Cục Trưởng là giáo sư Từ Hướng Hòa ( con trai thứ ba của Thống Chế Từ Hướng Tiền) soạn thảo xong vào tháng 3 năm 1998, thời kỳ Giang Trạch Dân làm Tổng Bí Thư (1989-2002) . Bây giờ đã đến lúc ra lệnh Nhà Nước VN có bổn phận thi hành nhiệm vụ hướng dẫn người Việt đi từ từ vào con đường đồng hoá cũng như hội nhập vào xã hội của “Trung Quốc”  một cách “dịu dàng” ôn hòa , tự nguyện dâng hiến đất nước của mình trở thành một tỉnh lỵ của “ Trung Quốc” !.

Uông Dương (cháu nội Uông Tinh Vệ, Tổng Thống Trung Hoa Dân Quốc Nam Kinh (1940-1944), về sau bắt tay với Nhật rồi hợp tác với Mao Trạch Đông. Người kế nhiệm Uông Tinh Vệ là Tưởng Giới Thạch. Người con trai út của Uông Tinh Vệ là Uông Triệu Quang, làm cận vệ cho Mao Trạch Đông hồi 17 tuổi, đến năm 40 tuổi giữ chức “ Cục Trưởng Cục Bảo Vệ Mao Chủ Tịch”. Đứa con trai trưởng của Uông Triệu Quang là Uông Dương, đệ tử ruột Tập Cận Bình, Uỷ Viên Thường Vụ Bộ Chính Trị , Phó Thủ Tướng Quốc Vụ Viện và kiêm luôn 5 chức vụ : 1- Tổ Trưởng Tổ Công Tác Điều Phối Tân Cương 2- Tỗ Trưởng Tổ Công Tác Điều Phối Tây Tạng 3- Tổ Trưởng Tổ Công Tác Điều Phối Nội Mông 4- Tổ Trưởng Tổ Công Tác Điều Phối Đài Loan 5- Tổ Trường Tổ Công Tác Điều Phối Việt Nam. Nói cách khác, Uông Dương là “Chủ Nhiệm Đô Hộ Phủ” có thẩm quyển tuyệt đối về vận mệnh các quốc gia vừa nêu trên.

Cách đây 1 năm, lúc 16 giờ chiều, ngày 12-1-2017, tại Sảnh Đường Nhân Dân Bắc Kinh, ông Nguyễn Phú Trọng đã ký “15 Hiệp Ước” có tính cách lệ thuộc và thần phục Bắc Kinh. Nhưng Hiệp Ước thứ 16 thì không ký trên văn bản mà ký bằng miệng, tức “ thoả hiệp ngầm”. Đó là văn kiện “ Cải Tiến Mẫu Tự Tiếng Việt”  thành âm điệu tiếng “Trung Quốc “  do Uông Dương trao tận tay ông Nguyễn Phú Trọng. Theo chỉ thị của “Trung Quốc”, Bộ Giáo Dục Việt Nam sẽ dạy “tiếng Việt Hán Hoá “ nầy cho bậc tiểu học vào năm 2023, bậc trung học phổ thông vào năm 2026 và bậc đại học vào năm 2030 !

Năm 1969, Chu Ân Lai thông báo với Lê Duẫn là “Trung Quốc “ đang có kế hoạch “bang giao” với Hoa Kỳ , yêu cầu VN hãy ở “thế thủ” , dùng giải pháp chính trị hơn là quân sự , không nên liên tục “tấn công” Miền Nam. Tháng 3-1970, Lê Duẫn sang yết kiến Mao Trạch Đông tại Hồ Nam (quê hương của Mao). Trong cuộc gặp gỡ nầy, Mao Trạch Đông hỏi rất xỏ lá :”Có phải trong lịch sử , người Việt Nam từng đánh bại quân nhà Nguyên Mông Cổ ?”. Lê Duẫn khiêm tốn đáp: “ Dạ, thưa phải” . Mao Trạch Đông: “ Đó là chuyện ngày xưa . Còn chuyện ngày nay và ngày sau thì tôi muốn di dân 500 triệu người Trung Quốc của tôi định cư toàn vùng Đông Nam Á  và Việt Nam là bàn đạp trong chiến dịch di dân của người Trung Quốc , đồng chí nghĩ sao ?” . Lê Duẫn trả lời; “ Đồng chí Chủ Tịch muốn gì cũng được, miễn là đừng đẩy Việt Nam vào đường cùng bằng pháo binh, thiết giáp và tên lửa ?”. Mao Trạch Đông hỏi tiếp: “Muốn sử dụng Việt Nam làm bàn đạp tiến xuống Đông Nam Á không áp dụng chiến tranh thì chỉ còn một cách duy nhất là hai nước  phải “hợp tác” với nhau thôi.”. Ý nghĩa của hai chữ “hợp tác”, Lê Duẫn hiểu hết chứ ! Hiểu mà không thi hành là dựa vào lưng Nga Sô. Vì vậy, ngày 17-2-1979, Đặng Tiễu Bình chỉ thị Đại Tướng Dương Đắc Chí và Đại Tướng Hứa Thế Hữu chỉ huy 600 ngàn quân, 400 thiết giáp, 2200 khẫu đại pháo 122 ly tràn qua biên giới tàn phá 6 tỉnh lỵ miền Bắc “ dạy cho Việt Nam một bài học”. Trong cuộc chiến nầy, nói thì nói, Tàu vẫn thua đậm. Đặng Tiểu Bình nóng mặt. gấp rút cho thực hiện chính sách “Tứ Đại Canh Tân” .

Lê Duẫn chết ngày 10-7-1986 ( 79 tuổi ) . Nguyễn Văn Linh lên thay thế  chức Tổng Bí Thư từ ngày 18-12-1986 đến ngày 28-6-1991, Nguyễn Văn Linh triệt để “hợp tác” với Bắc Kinh qua “thoả hiệp ngầm” ký tại Thành Đô (Tứ Xuyên ) ngày 4-9-1990, trong đó có 10 điều khoản kê khai rõ ràng :1-  Sát nhập đất liền ( dư luận nghĩ sai là VN nhượng đất, nhượng lãnh hải . Sự thật sát nhập dần dần) 2. Sát nhập biển . 3-Sát nhập kinh tế  4- Sát nhập quốc phòng 5- Sát nhập an ninh 6-Sát nhập gián điệp 7- Sát nhập tình báo 8- Sát nhập di dân 10- Sát nhập văn hoá  10- Trước khi sát nhập sẽ có thời hạn 17 năm sát nhập ngôn ngữ .


Source: fashion show in leaves by Smallworld
Năm 42, Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú hạ lệnh Thống Tướng Mã Viện thống lảnh 20 ngàn quân sang xâm lăng Việt Nam. Giao chiến lâu ngày, quân Hai Bà Trưng thiếu trang bị và kinh nghiệm không chống cự nổi đạo quân thiện chiến của Mã Viện. Sau khi chiến thắng Hai Bà Trưng, Mã Viện xử chém 1/3 dân số Việt Nam và tru di tam tộc các dòng họ Trưng, Thi, Đô, Lá, Thiều, Ngọc …. Cho nên, Việt Nam không còn những dòng họ nầy. Mã Viện tâu lên vua Lưu Tú ( người sáng lập nhà Đông Hán ) rằng : “Việt Nam có luật lệ riêng, có phong tục riêng, có tiếng nói khác với nhà Hán, muốn đồng hoá chúng nó thì phải xoá ngôn ngữ chúng nó.” Nhưng một mặt người Việt “đánh du kích chiến” ròng rả hàng trăm năm, đến năm 939 Ngô Quyền tuyên bố độc lập. Một mặt, giả vờ hợp tác với các Thái Thú Tàu, học chữ Hán, viết chữ Hán, nhưng khi nói chuyện thì nói bằng tiếng nói của nước mình. Không ai dám gọi là tiếng “Nam =An Nam” đọc trại thành tiếng “Nôm”. Kiên trì giữ vững phong tục, luật lệ, tiếng nói của dân tộc mình nên Việt Nam là quốc gia độc nhất trong 100 Việt (Bách Việt ) không bị Tàu đồng hoá, trường tồn trên 4000 năm nay.

Nhà văn hoá Phạm Quỳnh, trước khi bị Cộng Sản xử bắn cùng với ông Ngô Đình Khôi    ( anh ruột Tổng Thống Ngô Đình Diệm), Ngô Đình Huân (con trai của ông Ngô Đình Khôi) tại rừng Hắc Thú (Huế) tháng 8 năm 1945 , để lại câu nói lịch sử : “ Tiếng Việt còn, nước Ta còn. Tiếng Việt mất, nước ta sẽ không còn”. Văn hào Voltaire củng có nói: “ Tổ quốc chính là điểm mà trái tim chúng ta buộc vào .”

Tiếng nói bị xoá mất, dân tộc sẽ mất theo! Bởi vì, tiếng nói làm nên con người. Con người dựng thành tổ quốc. Ngôn ngữ không còn, con người biến thành nô lệ và tổ quốc sẽ bị diệt vong, bị xoá tên trên bản đồ thế giới, trái tim vở nát, nước mắt sẽ chảy thành sông, vì: “ Nước đi mãi không về cùng non” (Tản Đà) ./.

                        
NGUYỄN HOÀNG HÂN

Friday, September 7, 2018

NGƯỜI SÀI GÒN…XƯA !


Dù bạn sinh quán ỏ đâu, trước 1975 đã sống lâu tại Sài Gòn, bạn vẫn là: ngưỜi Sài Gòn.lần đầu tiên lên Sài Gòn là để đi thi đại học. Tôi và một thằng bạn thi chung trường nên đi chung với nhau. Ở thì không lo vì đã có nhà người quen ở bên kia cầu chữ Y. chỉ lo cái chuyện ăn uống giữa hai buổi thi. ngay sau khi thi xong môn đầu tiên, hai đứa kéo nhau ra quán cạnh trường kêu hai dĩa cơm sườn. cầm cái muỗng, cái nĩa để ăn cơm dĩa mà cứ lọng cọng. ăn hết dĩa cơm, uống cạn mấy ly trà đá tự múc ở trong cái xô để ở góc quán, mà bụng vẫn trống không.
Nhỏ lớn ở quê khi nào đi đâu xa thì cơm đùm, cơm bới mang đi theo chứ có khi nào ăn cơm tiệm để mà biết kêu cơm thêm. kêu thêm dĩa nữa thì không dám, vì sợ không đủ tiền ăn cho ngày mai, ngày kia… ngó quanh ngó quất, thấy bàn nào cũng để một nải chuối, mọi người ăn xong cứ thuận tay bẻ, người một trái, người hai trái. thế là hai đứa sáng mắt, chuối này chắc người ta cũng cho không như trà đá. vậy là, chỉ một loáng nguyên cả nải chuối để trên bàn chỉ còn đống vỏ.khi tính tiền, thấy phụ quán cứ đếm đi đếm lại mấy cái vỏ chuối để trên bàn rồi nhìn chằm chằm, thỉnh thoảng lại liếc qua bà chủ quán đang đứng gần đó cười mím chi thì đâm lo. không biết tiền mang theo có đủ để trả không.
Nhìn hai đứa gom từng đồng bạc để bỏ lên bàn, bỗng nhiên chủ quán bước lại.thôi, tính hai dĩa cơm thôi. phần chuối chắc là không biết có tính tiền nên lỡ ăn, chị không tính. ngày mai ăn có thiếu thì cứ kêu cơm thêm mà ăn, để bụng đói không làm bài được đâu. chỉ có nải chuối, cho thấy tính cách người Sài Gòn.
Cuộc sống không thẳng tắp.bon chen lên Sài Gòn không phải lúc nào cũng dễ kiếm tiền. cũng trong những năm thập niên 1980, có lần, tôi thử sức mình với nghề đạp xích lô.. mượn chiếc xe của ông chú vào buổi sáng, lúc ấy chú cho xe ở nhà để ngủ sau một đêm chạy mối chở hàng. lần đầu tiên chạy xích lô chỉ có chạy xe không từ bên này sang bên kia cầu chữ Y đã muốn hụt hơi. thế nhưng vẫn rán vì trong túi không còn tiền. chạy lòng vòng Sài Gòn cả tiếng đồng hồ, ngang qua rạp Quốc Thanh (đường Nguyễn Trãi), thấy một đôi nam nữ đi ra, tay ngoắt, miệng kêu: “xích lô !”. luồn tay kéo thắng ngừng xe lại hỏi: “anh chị đi đâu ?”.
– Cho ra bến xe miền Tây. nhiêu ?
Dân miền Đông mới lên Sài Gòn tập tành chạy xe kiếm sống, biết bến xe miền Tây đâu mà cho giá. thôi đành chơi trò may rủi: “dạ, em mới chạy xe chưa rành đường, anh chị chỉ đường em chở. tới đó cho nhiêu thì cho”. Tưởng không biết đường thì người ta không đi, ai dè cả hai thản nhiên leo lên, người con trai nói: “mười lăm đồng mọi khi vẫn đi. cứ chạy đi tui chỉ đường”.
Sức trẻ, thế mà vẫn không chịu nổi đường xa, đạp xe chở hai người từ rạp Quốc Thanh đến chân cầu Phú Lâm thì đuối, liệu sức không thể nào qua khỏi dốc cầu đành tính chước bỏ của chạy lấy người. Xuống giọng: “em mới chạy xe, đi xa không nổi. anh chị thông cảm đi xe khác giùm”.
Ai ngờ người con trai ngoái đầu lạ : “tui biết ông đuối từ hồi nãy rồi. thôi leo lên đằng trước ngồi với bà xã tui. đưa xe đây tui đạp cho. tui cũng từng đạp xích lô mà !”. thế là, vừa được khách chở, lại vừa được lấy tiền.không phải 15 đồng mà tới 20 đồng. Chắc cũng chỉ có người sài gòn mới khoáng đạt như vậy !
Người Sài Gòn tốt bụng, chia sẻ không từ những chuyện cá biệt, người nơi khác vào Sài Gòn hỏi đường thật dễ chịu. già trẻ, lớn bé, gặp ai hỏi người ta cũng chỉ dẫn tận tình. có nhiều người còn bỏ cả công việc để dẫn kẻ lạc đường đi đến đúng địa chỉ cần tìm.có những địa chỉ nhiều người hỏi quá, thế là người Sài Gòn nghĩ cách viết hoặc bỏ tiền ra đặt làm một cái bảng đặt bên lề đường, gắn vào gốc cây. đôi khi, kèm theo một câu đùa, câu trách rất sài gòn ở cái bảng này khiến ai đọc cũng phì cười. như cái bảng viết trên nắp thùng mốp trên đường Sư Vạn Hạnh mới đây : “bà con nào đi photo thì qua bưu điện bên đường. hỏi hoài mệt quá !”.
Đi xe ôm, taxi, gặp đúng dân Sài Gòn thì mười người hết chín không lo bị chặt chém, vẽ vời. đôi khi, kêu giá là vậy, nhưng khách không có tiền lẻ hoặc hết tiền người ta còn bớt, thậm chí cho thiếu mà không cần biết khách ở đâu, có trả hay không.với người Sài Gòn, đó là chuyện nhỏ.
Ở Sài Gòn, cho tới bây giờ vẫn còn nhiều nhà để một bình nước suối trước nhà, kèm thêm một cái ly, một cái bảng nước uống miễn phí. Và bình nước này không bao giờ cạn, như lòng tốt của người Sài Gòn. sẽ có nhiều người bảo cái ly nhiều người uống, bẩn chết đi được, nhưng không biết họ có cách nào hay hơn ? (mua ly giấy, uống xong vứt…. mời các người ấy về Sài Gòn mua ly giấy cho khách thập phương dùng).
Có người đã phát hiện, khi bạn chạy xe trên đường phố Sài Gòn, nếu có ai đó chạy theo nhắc bạn gạt cái chân chống, hay nhét lại cái ví sâu vào túi quần thì đích thị đó là người Sài Gòn !.Bi giờ còn vậy nữa không ? cũng còn, nhưng mà nếu bạn không gặp người như vậy ở sài gòn là vì những người mà bạn gặp đó không phải là người Sàigòn !
Tui hỏi anh cyclo “đạp từ rạp rex về cầu Chông (nhà tui) giá bao nhiêu ?”. anh nói “20 ngàn”.tui nói “30 ngàn thì tui mới đi”. anh cyclo lập lại “20 ngàn”. tui cũng nói như cũ. anh cyclo tưởng tui là thằng này khùng và nói “thôi lên xe đi”.đến nhà, tui đưa anh 30 ngàn và cám ơn. Năm 1978 khi ra tù tại ga xe lửa đường Lê Lai, một anh cyclo đến hỏi tui “về đâu ?”, nhưng khi nhìn thấy bộ đồ tù tui mặc nên anh nói câu mà tui nhớ đời “lên đi thằng ông nội, tui chở về…không có tính tiền đâu“. làm sao tui quên được câu nói đó.
Người Sài Gòn là như vậy bạn ơi !
Vô Danh

        

SÀI GÒN CỦA TÔI.


Đặt chân tới Sài Gòn năm 1954, lúc ấy tôi là đứa bé 9 tuổi, theo gia đình từ miền Bắc di cư vào miền Nam tự do. ký ức của đứa bé 9 tuổi hẳn nhiên không thể ghi nhận được gì nhiều; nhưng đứa bé lớn lên và sinh sống tại Sài Gòn từ thuở ấy tới bây giờ, đã giúp tôi dễ dàng gợi dậy trong ký ức, ít nhất là những hình ảnh đậm nét của Sài Gòn, 50 năm về trước.
Ấn tượng về Sài Gòn trong tôi từ lúc ấy tới bây giờ cũng không phai nhạt bao nhiêu, dù đã hơn nửa thế kỷ trôi qua. Ấn tượng sâu đậm, bởi Sài Gòn những ngày tháng ấy quá mới lạ trong tâm trí tôi, đứa trẻ đã trải qua một đoạn đời ấu thơ tại hà nội.
Điều đầu tiên tôi nhận biết lúc ấy, tôi nói với cha tôi, là Sài Gòn có vẻ rất Tây so với Hà Nội. cha tôi bảo, bởi vì một trăm năm Pháp thuộc, Sài Gòn và miền Nam là thuộc địa; trong khi Hà Nội của miền Bắc là bảo hộ.
Cha tôi làm thông ngôn trong quân đội liên hiệp Pháp, dạy tiếng Pháp cho các con từ nhỏ; nên tôi nhớ được rành rõ những tên pháp ngữ đặt cho nhiều đường phố lớn của Sài Gòn lúc ấy. căn nhà đầu tiên của gia đình chúng tôi khi vào Sài Gòn ở đường Bà Hạt, quận 10 đường Bà Hạt là đường phố nhỏ, một đoạn chạy ngang đường phố lớn mang tên Tây, là Lacaze – tức đường Nguyễn Tri Phương.
Vài năm sau, Tổng Thống Ngô Ðình Diệm cho thay thế tên Tây; vẫn giữ lại tên những danh nhân thế giới, dù danh nhân ấy là người Pháp, như Calmette, Pasteur, Alexandre De Rhodes… những đường phố mang tên Tây, đa số là quan chức pháp, được thay thế, như : Bonard – Lê Lợi; Charner – Nguyễn Huệ; Galliéni – Trần Hưng Ðạo; De La Grandrière – Gia Long; Catinat – Tự Do; Lacaze – Nguyễn Tri Phương… tuy nhiên, nhiều năm sau đó, dân Sài Gòn vẫn nói: ði bát phố Bô-Na, Catinat; đi mua hàng ở thương xá Charner…, luôn là gọi tên Tây, cho 3 đường phố đẹp bậc nhất của Sài Gòn.
Phố phường Sài Gòn lúc ấy đa số là những con đường lớn rộng, dài dằng dặc. và rất nhiều cổ thụ. ðặc biệt loại cây có tên rất bình dân là cây dái ngựa – tên khoa học là meliaceae – thân to nổi mấu gồ ghề, tỏa rộng cành lá, bóng mát ngợp đường Lê Ðại Hành, trước mặt trường ðua
Phú Thọ, quận 11. hàng cây me xanh mát mắt suốt con đường Gia Long con đường có bệnh viện Grall do người Pháp lập nên, giữa vườn cây rộng rinh. rừng cao su bát ngát, chạy dài theo con đường Nguyễn Văn Thoại, từ trường ðua Phú Thọ tới ngã tư Bảy Hiền…
Năm tôi còn nhỏ tuổi, cha vẫn dẫn đi chơi mỗi chủ nhật. vào vườn ông Thượng, còn có tên tây là Bờ-Rô, sau đó mới gọi tên là vườn Tao Ðàn; dẫn đi chơi ở sở thú – Thị Nghè… cây trồng ở sài gòn phong phú là nhờ công sức của vị giám đốc sở thú đầu tiên, người Pháp; ông từng là chuyên viên nghiên cứu về cây trồng ở nhiều nơi trên thế giới; nhất là vùng nhiệt đới ở phi châu, có nhiều loại cây thích hợp với thổ nhưỡng sài gòn. những năm sau này, lớn thêm vài tuổi, lại được anh cùng cho đi “bát phố Bô-Na”, để thấy rõ Sài Gòn quả là rất Tây; tôi tha hồ thưởng ngoạn vẻ đẹp “Paris” của nó.
Tản bộ trên đường Catinat, từ nhà thờ Ðức Bà tới bến Bạch Ðằng, nhìn ngắm các cửa hiệu sang trọng thời thượng dọc con phố. và passage Eden, rất nên gọi là “hành lang ði bộ,” chính diện nhìn ra đường Catinat. passage Eden gồm trong đó: bát phố; xem chiếu phim – trong rạp Eden giữa lòng hành lang; mua sắm; ăn kem uống cà phê ăn tối ở quán givral liền bên… và ngắm nhìn trai thanh gái lịch, quý ông bà Sài Gòn, cũng ở trong đó.
Trai thanh – quý ông thì áo sơ mi quần tây trắng lốp; mũ flechet; giày deux couleurs; đồng hồ quả quít đeo ở dây lưng. gái lịch – quý bà thì áo dài lemur-cát tường không thua phụ nữ hà nội, hoặc vận jupe như “bà đầm”; tay xách porte feuille, chân đi guốc cao gót; tóc búi cao hoặc uốn dợn sóng, cổ đeo kiềng vàng…
Ra vào passage Eden nhiều lối, ưa thích ra vào lối nào cũng được. anh tôi dẫn tôi vào lối cửa ở đường Charner, rồi đi vòng qua Bonard, rồi ra cửa Catinat… rồi chúng tôi ghé hiệu sách Albert Portail – sau có tên là Xuân Thu – sát cạnh đó, toàn là sách từ bên tây đưa sang, tha hồ mà đọc mà ngắm.
Rồi với bạn học cùng lớp cùng trường Chu Văn An, trường-trung-học-di-chuyển-Bắc-Việt (có ghi ở bảng hiệu của trường như vậy, vì trường cũng di cư từ Hà Nội vào Sài Gòn) đi chơi và chụp ảnh lưu niệm Sài Gòn.
Bất cứ buổi sáng chủ nhật nào, góc thân thuộc nhất, tập trung nhiều nhất các “bác phó nhòm” chính là quảng trường trước mặt quán Givral. mái hiên cong kiều diễm của quán Givral, và con đường Catinat thẳng tắp, với hai hàng cây hai bên chạy dài ngút mắt, đã đi vào không biết bao nhiêu tấm ảnh lưu niệm Sài Gòn. hoặc những tấm ảnh của cả gia đình, lưu niệm ngày đi mua sắm ở thương xá Charner; buổi dùng bữa cơm tây ở một nhà hàng pháp trên phố Bonard…
Những ngôi đền Ấn ðộ giữa lòng Sài Gòn lúc ấy, cũng đi vào ký ức của đứa bé miền Bắc di cư khá đậm nét. sao mà sài gòn nhiều đền đài của Ấn giáo, với kiến trúc tinh tế kỳ công đến thế. những ngôi đền uy nghi tọa lạc ở các con đường Tôn Thất Thiệp – Trương Ðịnh – Công Lý của quận 1, trung tâm Sài Gòn. người Ấn ðộ sinh sống tại Sài Gòn khá đông, chỉ không nhiều bằng người Hoa, ở cả một vùng Chợ Lớn. tôi nghe dân Sài Gòn gọi họ là Chà Và. sau này tôi mới hiểu, Chà Và là đọc trại từ Java, gọi chung cho người Ấn ðộ và người Mã Lai; họ thường làm nghề mại bản, quản lý nhà đất, cho vay tiền, làm trung gian giữa người Việt và người Pháp…
Ðường Tôn Thất Thiệp, vào năm 1954 vẫn được xem là một tiểu Ấn ðộ, với những ông Chà Và cho vay tiền, chủ quán cà ri nị, mở tiệm kim hoàn. những người Ấn ðộ gốc ở Bombay thường kinh doanh ngành vải; họ có nhiều cửa hiệu ở đường Catinat, Bonard, Hàm Nghi, Galliéni, và chợ Bến Thành. từ lâu trước đó, cộng đồng người Ấn ðộ ở quận 1 còn đông đảo hơn nhiều; đã có một đợt người Ấn ðộ rời Sài Gòn sang định cư tại Pháp, vào năm 1945.
Có lẽ cái mới lạ, và thấy thân thương nhất, đối với người miền Bắc di cư vào Sài Gòn như tôi, là những quán tiệm bình dân, tiệm hoa kiều. hai thứ quán tiệm này khá giống nhau. buổi sáng tới quán, những ông già Sài Gòn đọc-nhựt-trình, nói chuyện ưa chêm tiếng Pháp, xưng tôi là mỏa (moi); những bà già hút thuốc điếu; những anh tài xe xích lô máy chở cả vợ con trong lòng xe rộng bè, tới quán ăn hủ tíu uống cà phê, xong chở về nhà rồi mới đi chở khách. một thời gian trong năm 1954-55, khi có xài tiền 5 cắc bằng kim loại; thì tại Sài Gòn, cứ việc lấy giấy bạc một đồng – có hình Nam Phương Hoàng Hậu – mà xé làm hai, xài một nửa tương đương 5 cắc ! thật là thuận tiện, đơn giản.
Người Sài Gòn – Nam Bộ không cần thiết phải biết tên người mới quen; chỉ hỏi người này là con thứ mấy trong gia đình, để kêu anh hai, anh ba… thân thương biết mấy ! chuyện trò với người Sài Gòn – Nam Bộ, câu chuyện của họ giản dị, rõ ràng, không úp úp mở mở; không bắt người cùng trò chuyện với mình phải chịu đựng sự vòng-vo tam quốc, sự rào trước đón sau, như rất nhiều người miền Bắc và miền Trung, trong đó có dân di cư năm 1954 thường như vậy.
Nguồn: Vô Danh


Source: English Garden, largest beautiful flower garden in Winnipeg by Smallworld

Get paid to share your links!