Friday, September 7, 2018

SÀI GÒN CỦA TÔI.


Đặt chân tới Sài Gòn năm 1954, lúc ấy tôi là đứa bé 9 tuổi, theo gia đình từ miền Bắc di cư vào miền Nam tự do. ký ức của đứa bé 9 tuổi hẳn nhiên không thể ghi nhận được gì nhiều; nhưng đứa bé lớn lên và sinh sống tại Sài Gòn từ thuở ấy tới bây giờ, đã giúp tôi dễ dàng gợi dậy trong ký ức, ít nhất là những hình ảnh đậm nét của Sài Gòn, 50 năm về trước.
Ấn tượng về Sài Gòn trong tôi từ lúc ấy tới bây giờ cũng không phai nhạt bao nhiêu, dù đã hơn nửa thế kỷ trôi qua. Ấn tượng sâu đậm, bởi Sài Gòn những ngày tháng ấy quá mới lạ trong tâm trí tôi, đứa trẻ đã trải qua một đoạn đời ấu thơ tại hà nội.
Điều đầu tiên tôi nhận biết lúc ấy, tôi nói với cha tôi, là Sài Gòn có vẻ rất Tây so với Hà Nội. cha tôi bảo, bởi vì một trăm năm Pháp thuộc, Sài Gòn và miền Nam là thuộc địa; trong khi Hà Nội của miền Bắc là bảo hộ.
Cha tôi làm thông ngôn trong quân đội liên hiệp Pháp, dạy tiếng Pháp cho các con từ nhỏ; nên tôi nhớ được rành rõ những tên pháp ngữ đặt cho nhiều đường phố lớn của Sài Gòn lúc ấy. căn nhà đầu tiên của gia đình chúng tôi khi vào Sài Gòn ở đường Bà Hạt, quận 10 đường Bà Hạt là đường phố nhỏ, một đoạn chạy ngang đường phố lớn mang tên Tây, là Lacaze – tức đường Nguyễn Tri Phương.
Vài năm sau, Tổng Thống Ngô Ðình Diệm cho thay thế tên Tây; vẫn giữ lại tên những danh nhân thế giới, dù danh nhân ấy là người Pháp, như Calmette, Pasteur, Alexandre De Rhodes… những đường phố mang tên Tây, đa số là quan chức pháp, được thay thế, như : Bonard – Lê Lợi; Charner – Nguyễn Huệ; Galliéni – Trần Hưng Ðạo; De La Grandrière – Gia Long; Catinat – Tự Do; Lacaze – Nguyễn Tri Phương… tuy nhiên, nhiều năm sau đó, dân Sài Gòn vẫn nói: ði bát phố Bô-Na, Catinat; đi mua hàng ở thương xá Charner…, luôn là gọi tên Tây, cho 3 đường phố đẹp bậc nhất của Sài Gòn.
Phố phường Sài Gòn lúc ấy đa số là những con đường lớn rộng, dài dằng dặc. và rất nhiều cổ thụ. ðặc biệt loại cây có tên rất bình dân là cây dái ngựa – tên khoa học là meliaceae – thân to nổi mấu gồ ghề, tỏa rộng cành lá, bóng mát ngợp đường Lê Ðại Hành, trước mặt trường ðua
Phú Thọ, quận 11. hàng cây me xanh mát mắt suốt con đường Gia Long con đường có bệnh viện Grall do người Pháp lập nên, giữa vườn cây rộng rinh. rừng cao su bát ngát, chạy dài theo con đường Nguyễn Văn Thoại, từ trường ðua Phú Thọ tới ngã tư Bảy Hiền…
Năm tôi còn nhỏ tuổi, cha vẫn dẫn đi chơi mỗi chủ nhật. vào vườn ông Thượng, còn có tên tây là Bờ-Rô, sau đó mới gọi tên là vườn Tao Ðàn; dẫn đi chơi ở sở thú – Thị Nghè… cây trồng ở sài gòn phong phú là nhờ công sức của vị giám đốc sở thú đầu tiên, người Pháp; ông từng là chuyên viên nghiên cứu về cây trồng ở nhiều nơi trên thế giới; nhất là vùng nhiệt đới ở phi châu, có nhiều loại cây thích hợp với thổ nhưỡng sài gòn. những năm sau này, lớn thêm vài tuổi, lại được anh cùng cho đi “bát phố Bô-Na”, để thấy rõ Sài Gòn quả là rất Tây; tôi tha hồ thưởng ngoạn vẻ đẹp “Paris” của nó.
Tản bộ trên đường Catinat, từ nhà thờ Ðức Bà tới bến Bạch Ðằng, nhìn ngắm các cửa hiệu sang trọng thời thượng dọc con phố. và passage Eden, rất nên gọi là “hành lang ði bộ,” chính diện nhìn ra đường Catinat. passage Eden gồm trong đó: bát phố; xem chiếu phim – trong rạp Eden giữa lòng hành lang; mua sắm; ăn kem uống cà phê ăn tối ở quán givral liền bên… và ngắm nhìn trai thanh gái lịch, quý ông bà Sài Gòn, cũng ở trong đó.
Trai thanh – quý ông thì áo sơ mi quần tây trắng lốp; mũ flechet; giày deux couleurs; đồng hồ quả quít đeo ở dây lưng. gái lịch – quý bà thì áo dài lemur-cát tường không thua phụ nữ hà nội, hoặc vận jupe như “bà đầm”; tay xách porte feuille, chân đi guốc cao gót; tóc búi cao hoặc uốn dợn sóng, cổ đeo kiềng vàng…
Ra vào passage Eden nhiều lối, ưa thích ra vào lối nào cũng được. anh tôi dẫn tôi vào lối cửa ở đường Charner, rồi đi vòng qua Bonard, rồi ra cửa Catinat… rồi chúng tôi ghé hiệu sách Albert Portail – sau có tên là Xuân Thu – sát cạnh đó, toàn là sách từ bên tây đưa sang, tha hồ mà đọc mà ngắm.
Rồi với bạn học cùng lớp cùng trường Chu Văn An, trường-trung-học-di-chuyển-Bắc-Việt (có ghi ở bảng hiệu của trường như vậy, vì trường cũng di cư từ Hà Nội vào Sài Gòn) đi chơi và chụp ảnh lưu niệm Sài Gòn.
Bất cứ buổi sáng chủ nhật nào, góc thân thuộc nhất, tập trung nhiều nhất các “bác phó nhòm” chính là quảng trường trước mặt quán Givral. mái hiên cong kiều diễm của quán Givral, và con đường Catinat thẳng tắp, với hai hàng cây hai bên chạy dài ngút mắt, đã đi vào không biết bao nhiêu tấm ảnh lưu niệm Sài Gòn. hoặc những tấm ảnh của cả gia đình, lưu niệm ngày đi mua sắm ở thương xá Charner; buổi dùng bữa cơm tây ở một nhà hàng pháp trên phố Bonard…
Những ngôi đền Ấn ðộ giữa lòng Sài Gòn lúc ấy, cũng đi vào ký ức của đứa bé miền Bắc di cư khá đậm nét. sao mà sài gòn nhiều đền đài của Ấn giáo, với kiến trúc tinh tế kỳ công đến thế. những ngôi đền uy nghi tọa lạc ở các con đường Tôn Thất Thiệp – Trương Ðịnh – Công Lý của quận 1, trung tâm Sài Gòn. người Ấn ðộ sinh sống tại Sài Gòn khá đông, chỉ không nhiều bằng người Hoa, ở cả một vùng Chợ Lớn. tôi nghe dân Sài Gòn gọi họ là Chà Và. sau này tôi mới hiểu, Chà Và là đọc trại từ Java, gọi chung cho người Ấn ðộ và người Mã Lai; họ thường làm nghề mại bản, quản lý nhà đất, cho vay tiền, làm trung gian giữa người Việt và người Pháp…
Ðường Tôn Thất Thiệp, vào năm 1954 vẫn được xem là một tiểu Ấn ðộ, với những ông Chà Và cho vay tiền, chủ quán cà ri nị, mở tiệm kim hoàn. những người Ấn ðộ gốc ở Bombay thường kinh doanh ngành vải; họ có nhiều cửa hiệu ở đường Catinat, Bonard, Hàm Nghi, Galliéni, và chợ Bến Thành. từ lâu trước đó, cộng đồng người Ấn ðộ ở quận 1 còn đông đảo hơn nhiều; đã có một đợt người Ấn ðộ rời Sài Gòn sang định cư tại Pháp, vào năm 1945.
Có lẽ cái mới lạ, và thấy thân thương nhất, đối với người miền Bắc di cư vào Sài Gòn như tôi, là những quán tiệm bình dân, tiệm hoa kiều. hai thứ quán tiệm này khá giống nhau. buổi sáng tới quán, những ông già Sài Gòn đọc-nhựt-trình, nói chuyện ưa chêm tiếng Pháp, xưng tôi là mỏa (moi); những bà già hút thuốc điếu; những anh tài xe xích lô máy chở cả vợ con trong lòng xe rộng bè, tới quán ăn hủ tíu uống cà phê, xong chở về nhà rồi mới đi chở khách. một thời gian trong năm 1954-55, khi có xài tiền 5 cắc bằng kim loại; thì tại Sài Gòn, cứ việc lấy giấy bạc một đồng – có hình Nam Phương Hoàng Hậu – mà xé làm hai, xài một nửa tương đương 5 cắc ! thật là thuận tiện, đơn giản.
Người Sài Gòn – Nam Bộ không cần thiết phải biết tên người mới quen; chỉ hỏi người này là con thứ mấy trong gia đình, để kêu anh hai, anh ba… thân thương biết mấy ! chuyện trò với người Sài Gòn – Nam Bộ, câu chuyện của họ giản dị, rõ ràng, không úp úp mở mở; không bắt người cùng trò chuyện với mình phải chịu đựng sự vòng-vo tam quốc, sự rào trước đón sau, như rất nhiều người miền Bắc và miền Trung, trong đó có dân di cư năm 1954 thường như vậy.
Nguồn: Vô Danh


Source: English Garden, largest beautiful flower garden in Winnipeg by Smallworld

Wednesday, September 5, 2018

Còn tệ hơn cả thực dân Pháp



Bà nội tôi (đã mất) nói rằng bà đã sống qua chế độ thực dân Pháp, phong kiến triều Nguyễn, thời Việt Minh và Việt Nam Cộng Hòa và rồi chế độ cộng sản sau năm 1975. Bà nói không có chế độ nào tồi tệ như chế độ cộng sản sau 1975, trên tất cả mọi phương diện.

Nói riêng về mặt giáo dục, có thể nói rằng nền giáo dục thực dân Pháp dù sao đi nữa cũng đào tạo ra một tầng lớp trí thức ra trí thức, có thực tài, có chuyên môn giỏi và có tư tưởng chuộng tự do dân chủ nhân quyền. Hầu như tất cả những trí thức yêu nước tham gia kháng chiến, làm cách mạng chống Pháp, thảy đều là những người do thực dân Pháp đào tạo.

Rõ ràng đó là một nền giáo dục khai phóng, giáo dục ra giáo dục, chứ không phải cái loại giáo dục nhằm mục đích ngu dân, và được che đậy bởi những danh từ mị dân kiểu như giáo dục xã hội chủ nghĩa. Nền giáo dục chủ nghĩa xã hội của Việt Nam hiện nay toàn sản xuất ra một bọn trí thức giả hiệu, những thằng hèn, thằng ngu, những thằng chỉ đi bợ đít lãnh tụ để sống qua ngày.

 Minh Đức Lê

ĐỀ NGHỊ VIỆN KSND TỐI CAO TRUY TỐ: 1/PHÙNG XUÂN NHẠ, 2/ HỒ NGỌC ĐẠI 3/ BÙI HIỀN



TỘI PHẢN QUỐC VÌ ÂM MƯU PHÁ HOẠI VĂN HÓA VIỆT NAM, ÂM MƯU BIẾN 90 TRIỆU NGƯỜI VIỆT ĐANG BIẾT CHỮ THÀNH MÙ CHỮ!

SỰ RA ĐỜI CỦA TIẾNG VIỆT QUÁI DỊ SẼ TRIỆT TIÊU NGÔN NGỮ, TRIỆT TIÊU THÔNG TIN, TRIỆT TIÊU VĂN HÓA, TRIỆT TIÊU LỊCH SỬ VIỆT NAM!!!

ĐỀ NGHỊ BÁO CHÍ, TRƯỜNG HỌC và HÀNG TRIỆU GIA ĐÌNH VIỆT KHÔNG TIẾP TAY CHO ÂM MƯU PHÁ HOẠI ĐẤT NƯỚC NÀY!

Hôm nay, ngày 4/9/2018 trước thềm năm học 2018, 
Tôi, công dân Việt Nam Trần Thị Hoàng Trúc, với tư cách là:

1/ Nhà văn - Hội viên Hội Nhà văn TpHCM
2/ Nhà thơ - Do nhân dân cả nước phong tặng qua hàng loạt bài thơ đạt kỷ lục "ngàn like/ ngàn share" trên Mạng xã hội Facebook.
3/ Nhà ngôn ngữ học truyền thông (Copywriter) với thâm niên hơn 12 năm trong nghề.
4/ Người mẹ của 4 con trong đó có 2 con sẽ vào lớp 1 trong năm tới.

Đề nghị Viện KSND Tối cao truy tố 3 tên: Phùng Xuân Nhạ, Hồ Ngọc Đại, Bùi Hiền tội Phản Quốc vì 
1/ Âm mưu hủy hoại sự trong sáng lành mạnh của tiếng Việt.
2/ Âm mưu hủy hoại nền văn hóa mấy trăm năm của người Việt kể từ khi quốc ngữ ra đời.
3/ Âm mưu phá hoại quốc khố Việt Nam trong lúc nền kinh tế Việt Nam gần như kiệt quệ vì nợ công. Việc tiêu hủy các sách vở, ấn phẩm cũ và in ấn mới sẽ ngốn hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế xương máu của nhân dân.
4/Âm mưu biến 90 triệu người dân Việt đang biết chữ thành mù chữ.
5/ Âm mưu triệt tiêu Thông Tin, triệt tiêu Văn Hóa, triệt tiêu Lịch Sử, triệt tiêu Sự Thật, biến các thế hệ trẻ tương lai thành những người mù thông tin về văn hóa lịch sử Việt Nam khi cần tra thông tin trên mạng internet.
6/ Âm mưu Hán hóa tiếng Việt với thứ ngôn ngữ lai căng, biến dị và tục tĩu (ví dụ: Nếu muốn nói "trục trặc" theo kiểu Bùi Hiền thì phải nói "cục cặk (rất xin lỗi).
7/ Âm mưu chia rẽ văn hóa, tình cảm gia đình, khiến Cha mẹ và con cái không thể nhắn tin và gửi thư cho nhau!
8/ Âm mưu làm tốn tiền của và thời gian vàng bạc của nhân dân cả nước vì phải đi học lại tiếng Việt! Mà đi học thì lấy tiền đâu nộp hàng trăm loại thuế phí, ảnh hưởng ngân sách trầm trọng. Đáng Phạt Nặng!

9/ Âm mưu xúc phạm lãnh tụ Hồ Chí Minh. Vì cứ mỗi lần học sinh đọc câu văn "Chủ tịch ôm chặt và hôn Chu Ân Lai" thì sẽ đều đọc bậy thành "Chủ tịch ôm cặk và hôn Cu Ân Lai" (xin xem hình đính kèm - rất xin lỗi). Tội xúc phạm nặng nề lãnh tụ là rất nặng, cần xử phạt THÍCH ĐÁNG!

10/ Âm mưu biến Việt Nam thành một bản sao đầy lỗi của Trung Quốc, đi vào vết xe đổ của Trung Quốc! Nên nhớ, sau khi Trung Quốc cải cách chữ Phồn Thể thành Giản Thể thì văn hóa Trung Quốc suy đồi, đạo đức tha hóa trầm trọng, các thế hệ trẻ không thể tiếp cận nền văn học cổ ngàn năm của Trung Hoa.

Nay có phải những tên PHẢN QUỐC này muốn thế hệ trẻ Việt Nam cũng như vậy, không biết tổ tiên Vua Hùng là ai, không biết Hai Bà Trưng là ai, không biết Trung Quốc là giặc thù ngàn năm của người Việt?

Cần xem xẻt lại MỤC ĐÍCH cho ra đời thứ- gọi- là tiếng -Việt -công -nghệ mà không hề liên quan đến công nghệ này! Tại sao lại ép 49 tỉnh thành dạy thí điểm cho học sinh làm tiêu tốn 227 tỷ tiền mua sách vở?

Nhân dân cả nước KHÔNG TIN chuyện có 49 tỉnh thành tự nguyện muốn dạy học lối ngôn ngữ quái thai này! Đây CHẮC CHẮN là do tên Phùng Xuân Nhạ, lạm dụng quyền Bộ trưởng Bộ giáo dục ra chỉ thị ép xuống!

Đề nghị xem xẻt lại NHÂN CÁCH của tên Phùng Xuân Nhạ khi cho rằng "Giáo viên nữ đi tiếp khách là bình thường và lẽ ra phải từ chối cấp trên" trong khi hắn quá rõ là các cô giáo thấp cổ bé họng không thể kháng lại lệnh cấp trên được.

Đề nghị xem xét ĐẠO ĐỨC của tên Phùng Xuân Nhạ về hành vi ĐẠO VĂN! Một Bộ trưởng mà đạo văn thì làm sao làm gương cho cấp dưới, học trò!

Đề nghị xem xét lại BẰNG CẤP của tên Phùng Xuân Nhạ vì nhiều nguồn thông tin khẳng định hắn dùng Bằng giả! Nên có cơ quan uy tín kiểm tra!

Đề nghị xem xét lại NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO của Phùng Xuân Nhạ khi để cho nền giáo dục nước nhà ngày càng suy đồi đáng báo động. Học sinh chơi các trò chơi kích dục, học sinh bạo hành nhau, giáo viên lạm dụng học sinh...

Đề nghị xem xét lại NĂNG LỰC NGÔN NGỮ của tên Phùng Xuân Nhạ vì không thể để một người ngọng làm ngành giáo dục được! Như thế, học sinh sẽ nghĩ "Muốn làm bộ trưởng bộ giáo dục thì phải ngọng!". Sẽ ra sao khi tương lai của một đất nước NGỌNG NGHỊU!

Đề nghị xem xét TINH THẦN YÊU NƯỚC của tên Phùng Xuân Nhạ khi để cho bìa sách giáo khoa in hình Vạn Lý Trường Thành của giặc Tàu là có ý gì? Hay mục đích là Hán hóa?

Đề nghị dư luận cả nước LÊN TIẾNG YÊU CẦU PHÙNG XUÂN NHẠ TỪ CHỨC LẬP TỨC!

YÊU CẦU CƠ QUAN CHỨC NĂNG KHỞI TỐ HÀNH VI PHẢN QUỐC CỦA 3 TÊN: PHÙNG XUÂN NHẠ, HỒ NGỌC ĐẠI & BÙI HIỀN!!!

Đề nghị Báo Chí nhập cuộc vì sự Tồn vong của nước Việt. Tiếng Việt còn, nước Việt còn, tiếng Việt mất, nước Việt mất!

Đề nghị hàng triệu gia đình Việt NÓI KHÔNG với tiếng Việt quái thai VONG BẢN!

Đề nghị tất cả trường học trên cả nước treo Băng rôn "TIẾT KIỆM QUỐC KHỐ - NÓI KHÔNG với TIẾNG VIỆT VONG BẢN"!

Nếu các trường học vẫn dạy thứ tiếng Việt tục tĩu này, tôi thà cho các con tôi NGHỈ HỌC! Ở nhà tôi dạy!

Mong nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của hàng triệu bà mẹ, hàng triệu giáo viên, giới trí thức, giới doanh nhân và công nhân CÓ LƯƠNG TRI trên cả nước!

Xin chân thành cảm ơn!

Trần Thị Hoàng Trúc


            

Get paid to share your links!