Tuesday, May 1, 2018

30.4: CHỊU THUA CÁC NGÀI GIÁO SĨ MÊ TÍN LƯU QUANG VŨ


Theo tôi biết, bài thơ Những điều sỉ nhục và căm giận, Lưu Quang Vũ viết vào khoảng năm 1972, sau đó đưa vào Di cảo 1972 - 1975. Bài thơ nằm trong dòng thơ tuyên truyền tội ác Mỹ - Ngụy ở miền Nam. Vậy mà các giáo sư, tiến sĩ đưa lên mạng khen lấy khen để, rằng Lưu Quang Vũ tiên tri cho chính trị, xã hội hiện nay, rằng bài thơ hay, đầy nỗi niềm phẫn uất.
Dạ thưa các ngài giáo sĩ, nói tiên tri thì cứ mở Tuyên ngôn độc lập, Bản án chế độ thực dân Pháp ra, bỏ đi mấy chữ Pháp, Nhật thì thấy Hồ Chí Minh cũng nhà tiên tri. Thậm chí Á tế á ca, truyện của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao... cũng tiên tri?
Bài thơ của Vũ bị kẻ gian cắt hẳn bốn câu đầu:
Những điều sỉ nhục và căm giận
Một dân tộc đã sinh ra
Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống
Hoàng Cao Khải, Nguyễn Văn Thiệu…






Tôi chẳng thấy bài thơ hay ở đâu cả. Bài thơ viết dài dòng, dễ dãi. Câu thơ nào cũng gần như khẩu hiệu, nặng chất tuyên truyền. Có nỗi niềm phẫn uất nào đó là phẫn uất chế độ tay sai bán nước ở miền Nam đúng như giọng điệu tuyên truyền khi đó ở miền Bắc.Tuyên truyền tội bán nước của Nguyễn Văn Thiệu. Tuyên truyền Mỹ - Ngụy man rợ mổ bụng ăn gan người. Tuyên truyền tội ác dã man tra tấn tù nhân của nhà tù Việt Nam cộng hòa. Tuyên truyền về cuộc sống đĩ điếm, trụy lạc ở miền Nam, kể cả thứ tình yêu "ti tiện", tức đồi trụy, của giai cấp tư sản. Về nghệ thuật, thua xa nghệ thuật tuyên truyền của Tố Hữu!
Theo tôi, chẳng qua cây gậy đập lưng người hôm qua đã thành cây gậy đập lưng ông hôm nay chứ chẳng tiên tri gì sất!
Tôi xếp bài này vào thể loại "văn chửi" hơn là thơ!
Có chuyên gia văn học Việt Nam còn khoe di bút của Lưu Quang Vũ để tỏ ra mình nắm Lưu Quang Vũ trong lòng bàn tay. Trong khi cái di bút ấy ghi rõ năm tháng Vũ làm thơ nhưng chuyên gia mắt nhắm mắt mở không thèm nhìn.
Nên nhớ, trước khi viết kịch thành danh vào những năm 80 với những vở kịch bày tỏ sự bức xúc đối với chính trị xã hội đương thời, Vũ chủ yếu làm thơ tình và thơ tuyên truyền giống như các nhà thơ miền Bắc XHCN. 
Muốn khen Vũ thì khen có chỗ. Bạ đâu khen đó càng chứng tỏ phê bình thơ cũng đang suy thoái không khác thơ!
Nói thật, các vị đừng buồn. Bài thơ phô hết chữ của tuyên giáo miền Bắc XHCN, đến mức người đọc thơ hạng bình dân cũng hiểu ra.Tôi hết sức quan ngại về hiểu biết lịch sử văn học, năng lực thẩm thơ và bình thơ của các vị!
--------------------

NHỮNG ĐIỀU SỈ NHỤC VÀ CĂM GIẬN
Thơ Lưu Quang Vũ




Một đất nước luôn có kẻ dẫn đường
Cho người ngoài kéo đến xâm lăng
Cho những cuộc chiến tranh
Đẩy con em ra trận
Những điều sỉ nhục và căm giận
Một xứ sở
Nhà tù lớn hơn trường học
Một dân tộc có nhiều gái điếm nhất thế giới
Có những cái đinh để đóng vào ngón tay
Có những người Việt Nam
Biết mổ bụng ăn gan người Việt
Một đất nước
Đến bây giờ vẫn đói
Không có nhà để ở
Không đủ áo để mặc
Ốm không có thuốc
Vẫn còn những người run rẩy xin ăn
Nỗi sỉ nhục buốt lòng
Khi thấy mẹ ta bảy mươi tuổi lưng còng
Phải làm việc mệt nhoài dưới nắng
Khi thấy lũ em ngày càng hư hỏng
Khi người mình yêu
Nói vào mặt mình những lời ti tiện
Khi bao điều tưởng thiêng liêng trong sạch
Bỗng trở nên ngu xuẩn đê hèn
Khinh mọi người và tự khinh mình
Như chính tay ta đã gây ra mọi việc
Và tất cả không cách nào cứu vãn
Nỗi sỉ nhục ngập tràn trái đất
Khi lẽ phải luôn thuộc về kẻ mạnh
Những nền văn minh chạy theo dục vọng
Những guồng máy xấu xa chà đạp con người
Đi suốt một ngày
Giữa rác rưởi và chết chóc
Luôn thấy bị ném bùn lên mặt
Nói làm sao được nữa những lời yêu
Nghĩ về cha, con sẽ chẳng tự hào
Nỗi tủi nhục làm cha nghẹn thở
Nỗi tức giận làm mặt cha méo mó
Trong hận thù không thể có niềm vui
Nhưng không thể sống yên, không thể được nữa rồi
Nỗi tủi nhục đen sì mỗi cành cây
Nỗi tủi nhục của đứa trẻ chạy trốn
Nỗi tủi nhục trên mỗi bậc thang lười biếng
Trong cốc nước đưa lên môi lạnh ngắt
Trên mỗi dòng tin mỗi ống quần là phẳng
Mỗi chiếc hôn ướt át thì thầm
Mỗi nấm mồ bị vùi dập lãng quên
Trên bàn tay đưa ra trên mỗi bức tường
Nỗi tủi nhục tội lỗi nỗi tủi nhục kinh hoàng
Trên vệt máu bầm đen trên nụ cười thỏa mãn
Cha chẳng có gì để lại cho con
Ngoài một cửa sổ trống trơn
Ngoài một tấm lòng tủi nhục và căm giận
Ngoài kỷ niệm về những năm tàn khốc
Cho một ngày con được sống thương yêu
Di cảo 1972-1975.
---------------
Ghi chú: người ta đã ăn gian 4 câu đầu:
Những điều sỉ nhục và căm giận
Một dân tộc đã sinh ra
Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống
Hoàng Cao Khải, Nguyễn Văn Thiệu…

Chu Mộng Long




SỰ THẬT CỦA TẤM ẢNH - "GẶP LẠI 'EM BE' TRONG BỨC ẢNH MẸ CHO CON BÚ TRƯỚC KHI BỊ TÊN LÍNH MỸ HÀNH QUYẾT".


Tấm ảnh dưới đây là của phóng viên Larry Burrows (1926-1971), ông là phóng viên chính thức của báo Life trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.
Tấm ảnh chụp "người lính Mỹ nhìn người mẹ VN đang cho con bú" được chú thích dưới bức ảnh này trong một cuộc triển lãm lần đầu vào năm 1972 do Rochester Institute of Technology tổ chức và lần hai vào tháng 11 năm 2011 tại San Benito Exhibition Hall do Laurence Miller Gallery tổ chức.

Cuộc triển lãm mang tên "Vietnam. 50 years. Photographs by Larry Burrows" gồm có 21 tấm ảnh được chụp trong một cuộc hành quân.
Chiến sĩ Hoa Kỳ được cố tác giả Larry Burrows chụp hình nhìn người mẹ VN cho con bú chính là Binh Nhì James Farley, năm ông 21 tuổi.
Bức ảnh này được chụp vào ngày 1 tháng 5 năm 1970 - thì vào ngày 10 tháng 2, 1972 (February 10, 1972), Binh Nhì James Farley đã hy sinh vì chiếc trực thăng chở ông đã bị VC bắn rơi gần Lào.
Người lính James Farley là một người lính hiền từ, ông là một trong những người lính thích giúp đỡ người cô thế như đàn bà trẻ em tại Việt Nam, những vùng ông đi qua.
Cuộc đời của người lính trẻ Binh Nhì James Farley được tác giả Larry Burrows viết thành sách mà các bạn có thể mua tại Amazon.
"Larry Burrows: Vietnam: Larry Burrows, David Halberstam: 9780375411021: Amazon.com: Books"
Báo chí Đảng CSVN vào hôm qua đã đưa lên một tuyên truyền sai lệch của bức ảnh qua bài viết: "Gặp lại 'em bé' trong bức ảnh mẹ cho bú trước khi bị tên lính Mỹ hành quyết"

Source: What is it? balloon? No. It is a fish by hungvo


Bài báo của VTC làm phỏng vấn Cụ Lê Văn Dõng (Năm Dõng) - Chồng của nữ anh hùng liệt sỹ Nguyễn Thị Tư kể rằng vào đầu năm 1970, ..."sau khi cho bé Linh bú những giọt sữa cuối, chúng giành giật bé trên tay chị và vứt bé trên miếng ván ngoài trời. Vừa để tuột con khỏi tay, chị bị nòng súng địch bắn thẳng vào đầu, chết tại chỗ."
Câu chuyện được cụ Lê Văn Dõng kể là đầu năm 1970, tại Sóc Trăng, người lính Mỹ trong ảnh (Binh Nhì James Farley) đã giành giật "bé Linh" (trong ảnh) rồi vứt đứa bé ngoài trời, sau đó bắn vào đầu người mẹ!
(1) Bức ảnh Larry Burrows chụp ở Khe Sanh không phải Sóc Trăng.
(2) Bức ảnh chụp vào 1 tháng 5 năm 1970 chứ không phải chụp vào ngày đầu năm 1970 như VTC viết.
(3) Binh Nhì James Farley là một anh hùng hay giúp đỡ người VN, trực thăng của anh bị bắn rơi gần Lào vào tháng 2 năm 1972 - 2 năm sau khi anh được phó nhòm chụp bức ảnh này tại Khe Sanh.
(*) Thiết nghĩ Bộ Máy Đảng CSVN nên chấm dứt tuyên truyền láo khoét vì thời đại Internet hôm nay, không phải là thời điểm của những năm 1945 nữa.
Nguyễn Thùy Trang


Source: What is it? balloon? No. It is a fish by hungvo

Sunday, April 29, 2018

MỘT CÁCH HIỂU VỀ CHIẾN DỊCH ĐỐT LÒ CỦA ÔNG TRỌNG


LỬA TỪ ĐÂU ĐẾN?
Hai năm qua kể từ sau Đại hội, nhân vật nổi bật nhất trên chính trường Việt Nam không ai khác chính là Nguyễn Phú Trọng.
Màn đốt lò của ông là chiến dịch chính trị đáng chú ý nhất trong nội bộ đảng cầm quyền vài ba thập kỷ trở lại đây, chẳng những đã thiêu rụi sinh mệnh chính trị của hàng chục cán bộ, tướng tá cao cấp, mà lúc đạt nhiệt độ cao nhất thậm chí còn hóa củi một đương kim ủy viên Bộ Chính trị.
Trong khi các nhà quan sát có thể nhanh chóng đồng thuận về mức độ chưa có tiền lệ của chiến dịch chính trị này, không dễ để có được tiếng nói chung về động cơ và viễn cảnh của nó.
Không ít người tin rằng mục tiêu hàng đầu của chiến dịch là chống tham nhũng, theo đúng cách mà ông Trọng muốn dư luận nhìn nhận. Tuy nhiên, chẳng cần là quan chức chính quyền để nhận ra tham nhũng ở Việt Nam đặc thù cho hệ thống chính trị thiếu vắng kiềm chế và đối trọng hiện hành và được biện minh như là giải pháp cho một chế độ lương bổng bất hợp lý; bởi vậy, sẽ chẳng thể nào có chuyển biến chỉ bằng việc bỏ vài thanh củi vào lò, trong khi những nguyên nhân căn bản tạo ra quá trình “củi hóa” trên diện rộng vẫn chưa được giải quyết.
Ngay cả khi có nghe được những lời tán dương trong nội bộ, hơn ai hết, ông Trọng thừa hiểu đa phần những đồng chí đang tung hô và đứng về phía ông trong chiến dịch gọi là chống tham nhũng này - các đảng viên cao cấp - đều vượt tiêu chuẩn trở thành đối tượng của chính chiến dịch. Việc họ chọn chỗ đứng như thế đơn giản chỉ vì ‘ở đời phù thịnh chứ ai phù suy’, còn ông Trọng, như bao chính khách khác, luôn cần đồng minh cho chiến dịch chính trị của mình.
Nhưng không phải vì thế mà có thể cho rằng ông Trọng giống đa số những đồng chí cùng thời với ông, tức là chỉ đang tìm kiếm lợi ích kim tiền cho cá nhân, gia đình và phe nhóm của mình. Ngay những người hồ nghi nhất cũng khó có thể tin là ông Trọng đang làm mọi thứ vì tiền bạc, trong khi chẳng có dấu hiệu gì dù là nhỏ nhất cho thấy ông đang sắp đặt một vương triều cho thân nhân tiếp quản.
Chuyện thâu tóm quyền lực để ôm ghế suốt đời như Tập Cận Bình lại càng xa lạ với thực tế chính trị Việt Nam khi mà bộ máy được thiết kế để chẳng ai có đủ quyền để làm điều gì đó lớn, như là kết quả từ cơn ám ảnh chưa bao giờ dứt về bóng ma Gorbachez trong lòng người cộng sản Việt Nam.
Cũng có nhiều đồn đoán chiến dịch của ông Trọng nhắm trực tiếp vào cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và mạng lưới thân tín của ông ta, song thực tế chiến dịch cho thấy phạm vi, tính chất của nó chẳng hề giới hạn nơi một cá nhân cụ thể nào.
Vậy thì động lực thực sự của chiến dịch là gì? Hay nói cách khác, lửa đốt lò từ đâu mà đến?

Chết cười với bợm bị CSGT bắt thổi nồng độ cồn

Source: The police checks alcohol level of a drunk driver, but ...so funny by Smallworld


NGOÀI ĐẢNG CHẲNG CÓ TRỜI
Để trả lời câu hỏi trên, trước tiên cần một nỗ lực phác thảo chân dung ông Trọng. Không khó để nhận ra qua các bài viết, bài nói và cả hành động của ông Trọng một cán bộ quan liêu cộng sản kiểu cũ điển hình - một kiểu người mà ngoài Đảng ra thì không có trời.
Đắm chìm cả đời trong phương pháp luật mác-xít về chính trị, nhãn quan chính trị của ông Trọng bị kẹt trong trật tự kiểu cũ của thể chế cộng sản, nơi mà “sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng” được diễn dịch là “sự lãnh đạo tuyệt đối của hệ thống quan liêu trong Đảng - tức các thiết chế nội bộ Đảng như các Ban đảng” (có thể tạm gọi là “Phe Đảng”). Trật tự này gắn liền với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, nơi chỉ thị và nghị quyết của cấp ủy đảng là công cụ điều hành xã hội chính yếu, và đồng nghĩa với đó, các Ban đảng trở thành nơi tập trung quyền lực của hệ thống.
Tất cả đã khác đi khi Việt Nam bắt đầu chuyển đổi mô hình sang kinh tế thị trường (một phần), dẫn đến nhu cầu quản lý kinh tế - xã hội bằng pháp luật. Mà muốn thế thì vai trò của các cơ cấu tạo ra và thi hành pháp luật trở nên ngày một quan trọng. Từ Võ Văn Kiệt đến Phan Văn Khải đã chứng kiến sự chuyển dịch quyền lực từ Văn phòng Trung ương Đảng sang Văn phòng Chính phủ. Quá trình chuyển dịch này đạt cao điểm dưới thời Nguyễn Tấn Dũng khi hàng loạt Ban Đảng đã phải giải thể hoặc sáp nhập.
Phe Chính phủ bằng cách đó đã hình thành và lớn mạnh bằng một tốc độ gây chóng mặt Phe Đảng. Họ chiếm cứ lợi ích kim tiền gắn liền với vai trò quản lý nguồn lực quốc gia mà họ được giao phó, chỉ nhường lại Phe Đảng những trận địa truyền thống bao gồm nhân sự, tổ chức bộ máy và tuyên truyền. Thậm chí, dưới thời Nguyễn Tấn Dũng, Phe Chính phủ còn không ít lần lấn sân cả sang cả những trận địa này.
Sự suy yếu của Phe Đảng ngay lập tức gia tăng mức độ ly khai của các cơ cấu khác khỏi vòng kiềm tỏa của nó, trong đó nổi bật lên là Phe Công an, Phe Quân đội và Thế lực địa phương với động lực đến từ xung đột cấu trúc (structural conflict) cố hữu cộng với mức độ tự chủ nhất định của các thế lực ly khai, nhất là về mặt tài chính.
Nếu xu hướng này tiếp tục, trật tự kiểu cũ của thể chế cộng sản như nó nên là trong nhãn quan Nguyễn Phú Trọng chắc chắn sẽ sụp đổ. Bởi thế, chẳng phải tham nhũng, cũng không hề là một cá nhân cụ thể, hay động lực kim tiền, mà chính nguy cỡ đổ vỡ trật tự khi mà các cơ cấu ly khai khỏi vòng kiềm tỏa của Phe Đảng, mới đích thị là mối bận tâm lớn nhất của ông Trọng khi người bôn-sê-vích cuối cùng của Việt Nam này tin rằng ông đang mang trọng trách bằng mọi giá phải giữ cho Đảng được trường tồn.
BỐN HƯỚNG TẤN CÔNG


Chết cười với bợm bị CSGT bắt thổi nồng độ cồn


Source: The police checks alcohol level of a drunk driver, but ...so funny by Smallworld
Không cần đợi đến Đại Hội XII, ông Trọng, trong vài năm trước đó, đã có những động thái nhằm tái lập trật tự: Chuyển Ban Chỉ đạo Phòng Chống Tham nhũng từ Chính phủ sang Đảng, tái lập Ban Nội chính và Ban Kinh tế TW, trước khi dùng lá bài luân chuyển cán bộ đưa hàng chục Ủy viên TW là Bí thư các tỉnh thành về củng cố quyền lực cho các Ban Đảng.
Tuy nhiên, phải đến sau Đại Hội với sự thúc thủ của đối thủ chính trị nguy hiểm nhất, ông Trọng mới rảnh tay để thực hiện những bước đi chiến lược. Là bậc thầy về quy chế Đảng, ông Trọng dễ dàng có được sự đồng thuận của BCHTW đối với các nghị quyết khẳng định quyền lực tối cao của Bộ Chính trị, Ban Bí thư với sinh mệnh chính trị của tất cả đảng viên cao cấp. BCHTW, dưới quy chế mới, sẽ chẳng thể nào làm phao cứu sinh thêm được nữa cho những cán bộ đã bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật, như từng xảy ra với Nguyễn Tấn Dũng trong nhiệm kỳ trước đây.
Sắp xếp quy chế nội bộ chưa đủ, ông Trọng còn phải tiến hành những đợt tấn công ra bên ngoài để thu phục các thế lực ly khai. Có 4 hướng tiến công chính:
Đầu tiên để kiểm soát Phe Chính phủ vốn được coi là nguy hiểm nhất, ông ủng hộ một người mà ông tin là dễ bảo nhất - Nguyễn Xuân Phúc. Để an tâm hơn, ông trực tiếp tham gia Phiên họp Chính phủ thường kỳ trong một động thái có tính biểu tượng, đồng thời tước quyền của Thủ tướng trong việc bổ nhiệm lãnh đạo các Tập đoàn nhà nước, chuyển về cho Phe Đảng.
Tiếp theo ông nhắm vào các thế lực địa phương được coi là cứng đầu nhất (nhiều lần bất tuân trung ương), bao gồm Đà Nẵng và TPHCM, đào xới tận gốc rễ mạng lưới cố kết quyền lực tại từng địa phương này nhằm gửi thông điệp tới các địa phương khác.
Hai thế lực Công an và Quân đội chắc chắn khiến ông Trọng nhức đầu hơn rất nhiều, đơn giản là cả hai đều có súng. Bởi thế, đầu tiên ông dọa hất đổ nồi cơm của Quân đội bằng cách nói gần nói xa về việc cấm làm kinh tế. Tuy nhiên đây chỉ là đòn gió để thu phục Phe Súng Lớn, để rồi sau đó dùng nó để tấn công Phe Súng Bé - Công an.
Đối với Phe Súng Bé, một mặt ông tham gia Đảng ủy Công an Trung ương để dễ bề kiểm soát từ nhân sự, tổ chức cho tới vận hành, mặt khác tấn công ngay vào mạng lưới kinh tài của họ - các công ty bình phong. Mất chỗ dựa tài chính, việc các tướng công an phải quy phục Phe Đảng chỉ còn là vấn đề thời gian.
Chưa có dấu hiệu gì cho thấy 4 hướng tấn công này sẽ sớm ngưng lại, nghĩa là, nhiều khả năng sẽ tiếp tục ít nhất đến hết nhiệm kỳ này. Riêng Phe Súng Lớn - Quân đội, trong nửa nhiệm kỳ đầu, vì nhiều lý do mà chưa bị nhắm đến nhiều dù nguy cơ và mức độ ly khai chẳng hề kém cạnh Phe Công an, được dự đoán sẽ chứng kiến nhiều đợt tấn công hơn, với nhiều hơn những tướng tá bị đưa vào lò.


Chết cười với bợm bị CSGT bắt thổi nồng độ cồn



Source: The police checks alcohol level of a drunk driver, but ...so funny by Smallworld


VẤN ĐỀ ‘HÔN QUÂN’
Tóm lại, trong một thời gian không quá dài, bằng việc âm thầm cải sửa quy chế nội bộ lẫn dồn dập tiến công chính trị theo 4 hướng trên, ông Trọng đã tương đối thành công trong việc ngăn chặn xu hướng ly khai của các thế lực cơ cấu trong hệ thống, đồng thời từng bước tái lập trật tự kiểu cũ với Phe Đảng làm trung tâm. Tuy nhiên thành công này lại tiềm ẩn bên trong một thất bại nghiêm trọng: Đã chẳng có bất kỳ cải cách đột phá nào về mặt thể chế nhằm chống tham nhũng và kiểm soát quyền lực một cách hiệu quả trong khi vẫn giữ được vị thế độc tôn của đảng. Điều này buộc ông Trọng phải quay về với giải pháp lỗi thời là kêu gọi đức trị và tự mình, dựa trên thanh danh bản thân, sắm vai minh quân với một mức độ tập trung quyền lực cao hơn.
Nhưng đó cũng là lúc ông Trọng lót đường cho một cuộc khủng hoảng người kế nhiệm trong hơn hai năm tới, khi mà chiếc áo đức trị ông để lại có vẻ quá rộng với tất cả các ứng viên, còn quyền lực của vị trí Tổng Bí thư thì lại không ngừng được mở rộng trong suốt nhiệm kỳ.
Nghĩa là, vấn đề ‘hôn quân’ (‘bad emperor’ problem) - vấn đề cốt tử của mọi nền chính trị thiếu vắng bầu cử tự do dân chủ, sẽ nhanh chóng xuất hiện với những hệ quả chưa thể báo trước.
PS: Sẽ bổ sung phần references cho bài khi có thời gian.

Nguyen Anh Tuan



Chết cười với bợm bị CSGT bắt thổi nồng độ cồn



Source: The police checks alcohol level of a drunk driver, but ...so funny by Smallworld

Get paid to share your links!