Tôi tò mò muốn biết khái niệm "công dân hạng nhất" của ông này là như thế nào.
Theo tôi hiểu những công dân hạng nhất của cách mạng vô sản chính là bà con bần cố nông đấy ông.
Thời CCRĐ, bần cố nông, những người nghèo, dân lao động là đối tượng phục vụ của cách mạng, là lực lượng tiên phong của xã hội.
Hay các ông đã ngấm ngầm thay đổi định nghĩa và những người nông dân lại quay trở lại cái máng lợn cũ kĩ bao đời? Ấy thế mà nếu có chiến tranh, cần sức dân thì lập tức định nghĩa lại thay đổi ngay.
Các bạn nghĩ sao?
CHAU DOAN
Sunday, September 24, 2017
BÁC HỒ RẤT LINH
Một cô gái bị “mời” lên đồn công an. Cô được trao cho một bản khai lý lịch. Cô gái hí hoáy một lúc rồi trả tờ giấy lại cho anh công an.
Anh công an cầm lên, đọc:
“Tên: Nguyễn Thị Ngân, tự Kim Ngân; 30 tuổi; nghề nghiệp: đĩ; chức vụ: chủ tịch động ĐĨ NHÂN DÂN....”
Anh công an đặt tờ giấy xuống bàn, cao giọng:
“Cô lăng nhăng, láo lếu cái gì đây?”
Cô gái hỏi lại:
“Em lăng nhăng, láo lếu cái gì?”
“Cô khai cái gì là “chủ tịch động nhân dân” là cái đếch gì?”
“Dạ, thì em là chủ động, và cai quản một cái động em đặt tên là ĐỘNG ĐĨ NHÂN DÂN, cho nên gọi là chủ tịch động nhân dân; cũng giống như bà Nguyễn Thị Kim Ngân là chủ tịch động nhà nước vậy đó...”
Anh công an nạt:
“Cô lăng nhăng nói xấu gì thể? Bà Kim Ngân là chủ tịch quốc hội....”
Cô gái cười, ngắt lời:
“Đảng nói vậy, anh nói vậy; nhưng ngoài nhân dân thì người ta gọi là “chủ tịch động nhà nước”, em nghe sao thì lập lại y vậy thôi....”
Anh công an trừng mắt nhìn cô gái:
“Cô đừng có lẻo lự. Cô biết hôm nay chúng tôi mời cô lên đây vì việc gì không?”
Cô gái đáp gọn:
“Không!”
“Tại sao trong động của cô lại thờ chủ tịch Hồ Chí Minh trên bàn thờ tổ nghiệp?”
Cô gái ồ lên vui vẻ:
“Ra là vì vụ đó! Xưa giờ những người làm nghề mở động như em đều thờ thần Bạch Mi là tổ nghiệp; nhưng em thấy thần Bạch Mi không linh, vì từ hồi em chuyển sang thờ bác Hồ làm tổ nghiệp thì động của em đắt khách lắm.....”
Anh công an nạt ngang:
“Cô muốn thờ ai làm tổ nghiệp cũng được; nhưng cô không được thờ bác Hồ...”
Cô gái cãi:
“Sao lại không? Em yêu bác Hồ, vì bác phù hộ cho em ăn nên làm ra nên em thờ bác là tổ nghề nghiệp của em thì có gì sai? Anh không biết đâu! Bác rất linh, không những bác phù hộ cho động em được đắt khách, mà bác còn phù hộ cho nghề làm đĩ của cả nước khiến nghề làm đĩ của nước ta phát triển rất rực rỡ, không chỉ trong nước mà còn phát triển ra nước ngoài; điển hình là hàng năm nước ta xuất khẩu sang Indonesia hơn 10 ngàn gái đĩ đó....”
Anh công an giơ tay chận lại:
“Đó là luận điệu xuyên tạc của bọn phản động. Nói tóm lại là cô phải lấy hình bác Hồ xuống vì bác Hồ không phải là tổ của nghề đĩ!”
Cô gái cãi lại với giọng bất mãn:
“Anh chơi vậy thì ép những người làm nghề mở động như em quá. Em mở động ra có đóng hụi chết cho các anh đàng hoàng mà. Còn nếu anh nói vì bác Hồ không phải là tổ của nghề đĩ nên em không được thờ thì em xin hỏi, bác Hồ cũng đâu có phải là thầy chùa đâu mà nhà nước đúc tượng, bắt nhân dân đặt lên bàn thờ Phật để thờ?...”
Anh công an nạt ngang:
“Cô không cần biết! Cô về đi và phải lấy hình bác xuống ngay hôm nay...”
Cô gái bước ra khỏi đồn công an, miệng lầm bầm:
“Thiệt lạ! Bác linh vậy mà không cho thờ! Đĩ thất nghiệp hết thì cả cái đảng tụi mày bốc cứt...”
Ngô Du Trung
Saturday, September 23, 2017
Trịnh Xuân Thanh trở thành vấn đề nhân quyền của Việt Nam
Khi sang Việt Nam làm việc vào trung tuần tháng 9 về Thỏa ước Tự do Mậu dịch EU-VN (EU-VN Free Trade Agreement), Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA) thuộc Nghị viện Châu Âu, ông Bernd Lange đã trả lời một câu hỏi tại cuộc họp báo vào ngày 15/9/2017 liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, rằng châu Âu muốn thấy mọi thủ tục điều tra và truy tố ông này phải được tiến hành theo đúng trình tự pháp lý chuẩn mực.
Trong tuyên bố ngày 22/9/2017 về việc dừng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam và trục xuất thêm nhân viên ngoại giao, Bộ Ngoại giao Đức cũng yêu cầu rằng Trịnh Xuân Thanh phải được điều tra và xét xử theo một thủ tục pháp lý đúng đắn dưới sự giám sát quốc tế.
Như vậy, nếu ban đầu vụ Trịnh Xuân Thanh được khởi động như là một vụ án hình sự nhằm điều tra tội phạm tham nhũng, thì cuộc bắt cóc ngoạn mục tại Berlin đã biến vụ này thành một vấn đề nhân quyền trong quan hệ giữa Việt Nam với Đức nói riêng và châu Âu nói chung.
Trịnh Xuân Thanh từ kẻ tình nghi phạm pháp hình sự đã trở thành nạn nhân của sự vi phạm nhân quyền trắng trợn bởi nhà cầm quyền Việt Nam. Càng theo dõi vụ án này càng thấy thêm nhiều điều lý thú về phương diện luật pháp quốc tế.
Lê Công Định
Subscribe to:
Posts (Atom)