Saturday, April 8, 2017

THƯ KÊU GỌI



Kính thưa quý vị:
Tập đoàn Than - Khoáng Sản Việt Nam (gọi tắt TKV) là 1 trong những qủa đấm thép của đảng đã nợ hơn 100 ngàn tỷ đồng. Và cũng chính tập đoàn này là chủ đầu tư của 2 dự án Boxit Tây nguyên. Dự án Boxit Tây nguyên là chủ trương lớn của đảng cũng đang thua lỗ trên 3.700 tỷ đồng.
Hiện nay, qủa đấm thép của đảng, cứ mỗi một ngày trôi qua phải trả lãi cho ngân hàng là 12 tỷ đồng, tương đương với 1.000 tấn gạo.
Thật là đau xót cho «Qủa Đấm Thép» và «Chủ Trương Lớn» của đảng chúng ta. Chính vì vậy, tôi kêu gọi toàn thể Đồng Bào trên cả nước «thắt lưng buộc bụng», bằng cách nhịn ăn để đóng góp, giải quyết số nợ mà qủa đấm thép và Chủ Trương lớn đã lỡ gây ra.
Được biết hiện nay cả nước có khoảng hơn 20 triệu hộ gia đình. Như vậy, tính bình quân mỗi hộ gia đình ăn khoảng 2kg gaọ/ ngày. Giá gao hiện tại tạm tính 15.000/kg. Như vậy mỗi hộ gia đình chúng ta nhịn ăn thì góp được 30 ngàn đồng.
Theo sự tính tán của chiên da Ngô Trường An, cả nước nhịn ăn đóng góp trong một ngày được: 30.000*20.000.000=600tỷ.
Với số nợ: 100 ngàn tỷ thì toàn dân cả nước chúng ta nhịn ăn chừng 6 tháng thôi. Thưa quý vị!
Ngày xưa ông cụ: «sáng ra bờ suối, tối vào hang. Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng». Ngày nay, chúng ta không có cháo bẹ rau măng, nhưng chúng ta đuợc ăn «bánh vẽ» đều đều cũng quá hạnh phúc rồi.
Thế nhé, cố gắng đóng góp nghe quý vị. Nghèo mà bình yên thì đơì còn gì hơn!

Ngô Trường An

FORMOSA ĐÃ KHẮC PHỤC 52/53 LỖI, NHƯNG LỖI CÒN LẠI MỚI LÀ NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY THẢM HỌA

Những ngày qua, báo chí đồng loạt dẫn lời các quan chức Hà Tĩnh và Bộ Tài nguyên Môi trường khẳng định rằng Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã khắc phục được 52/53 lỗi vi phạm bị phát hiện trước đó của họ.
Con số này tạo cảm giác trong công chúng rằng Formosa đã tích cực sửa chữa sai lầm, từ đó ủng hộ hoặc ít nhất là không phản đối đề xuất của Bộ Tài nguyên Môi trường rằng: “Formosa đã đáp ứng được các yêu cầu để cho phép lò cao số 1 đi vào vận hành.” [1] Còn nhớ rằng tháng 11 năm ngoái khi trả lời Reuters, Phó Chủ tịch Formosa Hà Tĩnh Trương Phục Ninh đã cho biết nhà máy dự kiến sẽ đi vào sản xuất thương mại trong quý I năm 2017, nghĩa là không quá xa so với đề xuất trên đây của Bộ Tài nguyên Môi trường.[2]
Tuy nhiên, câu hỏi ở đây là, ngay cả khi Formosa đã khắc phục được 52/53 lỗi đúng như nhận định của Bộ Tài nguyên Môi trường, thì lỗi còn lại là gì? Tầm quan trọng của lỗi này ra sao? Vì sao tới nay vẫn chưa được khắc phục?
Các báo dẫn lời Bộ Tài nguyên Môi trường cho biết hạng mục cần khắc phục còn lại là chuyển đổi từ công nghệ dập cốc ướt sang cốc khô - như cam kết ban đầu, sẽ chỉ được hoàn thành vào năm 2019. Không thấy Bộ Tài nguyên Môi trường hay các báo nói gì thêm về tầm quan trọng của lỗi này cũng như lý do nó chưa được khắc phục.
Không quá khó hiểu cho sự im lặng này, vì lẽ nếu Bộ Tài nguyên Môi trường nói ra sự thật rằng lỗi này là nguyên nhân chính gây ra thảm họa hồi năm ngoái dĩ nhiên công chúng sẽ phản đối đề xuất của Bộ cho Formosa hoạt động trở lại.
Báo cáo chính thức hồi tháng 7 năm ngoái của Bộ Tài nguyên Môi trường, tuy không được công khai nhưng không hiểu sao Reuters lại có trong tay, đã cho biết khi Formosa bị mất điện, xưởng xử lý nước thải đã ngưng hoạt động khiến nước thải có chứa chất độc từ quá trình luyện cốc ướt xả thẳng ra biển làm cá chết. Nếu Formosa luyện cốc khô như cam kết ban đầu, thảm họa đã không xảy ra vì công nghệ này không dùng đến nước. [3]
Reuters còn dẫn lời chuyên gia người Đức Friedhelm Schroeder được chính phủ Việt Nam mời lúc đó, nhận định rằng "Formosa lẽ ra phải ngừng toàn bộ hoạt động sản xuất cốc ngay khi sự việc xảy ra” để ngăn chặn thảm họa. Đại diện của Formosa, theo Reuters, đã từ chối bình luận về nhận định này của chuyên gia Đức. [4]
Với câu hỏi còn lại là vì sao lỗi này chưa được khắc phục ngay mà phải chờ đến năm 2019, thì dù chưa có bên nào trả lời song cũng có thể đoán được ngay là bởi công nghệ cốc khô tốn chi phí cao hơn. Ngay từ đầu Formosa đã chủ động phá bỏ cam kết, sử dụng công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm hơn để tìm kiếm lợi nhuận từ việc tiết giảm chi phí xử lý chất thải, thì việc họ kéo dài thời gian chuyển đổi công nghệ lâu nhất có thể để tối đa hóa lợi nhuận là việc không có gì khó hiểu.
Điều khó hiểu duy nhất ở đây là dù kết luận Formosa sai phạm rành rành khi cố ý tráo công nghệ cốc khô (chi phí cao, ô nhiễm ít) sang cốc ướt (chi phí thấp, ô nhiễm nhiều) lúc xây dựng nhà máy, song không hiểu sao Bộ Tài nguyên Môi trường vẫn cho phép Formosa sử dụng công nghệ cốc ướt này đến hết năm 2019 mới phải thay đổi? Từ giờ tới lúc đó là 3 năm, sao lại chấp nhận một rủi ro lớn đến như vậy, trong khi kẻ làm sai là Formosa? Sao không yêu cầu Formosa làm đúng cam kết ban đầu mới được vận hành trong khi hoàn toàn có đủ lý lẽ để làm điều đó?
Tuy nhiên, nếu theo dõi toàn bộ quá trình ứng phó với thảm họa của chính quyền, điều khó hiểu trên cũng không còn khó hiểu nữa.


Nguyen Anh Tuan

THÂN CHỦ 18 TUỔI KÊU OAN VÀ SỰ TÀN NHẪN CỦA TÌNH NGƯỜI

Ngày hôm qua, vào trại giam gặp Thân chủ 18 tuổi ở Tây Nguyên hỏi thăm sức khỏe. Tay run run viết vội dòng kêu oan như sau:
"Đơn kêu oan
Tôi tên Nguyễn Công Huynh, xin tòa án, viện kiểm sát và luật sư kêu oan cho tôi vì tôi không đánh vào đầu họ, tôi chỉ đánh vào vai. Tôi ở trong này bị đau đầu xin thuốc còn bị đòi không cho tôi ăn, tôi xin cho tôi đi chữa bệnh".
Đây là vụ án mà tôi nhiều lần đề cập thân chủ của tôi có dấu hiệu oan sai rõ ràng, tôi đã đề nghị phía CQĐT Giám định lại thương tích nhưng họ không đồng ý. Buổi dựng hiện trường, phía CQĐT hướng dẫn tập dượt cho những người liên quan, dặn dò họ khi ra dựng hiện trường phải làm thế này, làm thế kia (Xui xẻo là việc làm này bị người dân phát hiện nên họ bức xúc cung cấp cho tôi toàn bộ chứng cứ về việc này).
Không dừng lại, khi dựng lại hiện trường, một người không mặc đồng phục ngành kiểm sát nhưng lại chỉ đạo, hướng dẫn cho công an phải làm thế này thế khác (lúc tham gia, tôi nghĩ người đó là anh công an, sau này người dân mới báo cho tôi biết đó là ai).
Quá trình lấy lời khai, khi chưa có luật sư tham gia, gia đình thân chủ và thân chủ tố cáo bị đánh đập, em của thân chủ (mới 16 tuổi) cũng bị đánh phải đi nhập viện. Theo luật, khi lấy lời khai của người dưới 18 tuổi phải có người giám hộ nhưng Công an không cho người giám hộ chứng kiến dù có bố đi theo.
Tôi sẽ làm đơn đề nghị cho thân chủ đi chữa bệnh do đau đầu dữ dội (năm 2011 bị tai nạn cấp cứu ở BV Chợ Rẫy). Cạnh đó, tôi sẽ có thêm bản phân tích yêu cầu giám định lại thương tích, xem phía Viện Kiểm sát và Tòa án có đồng ý không.
Tôi và cộng sự của mình đang tìm mọi cách để kêu oan cho thân chủ. Nếu vụ án không đình chỉ, tôi sẽ tung toàn bộ các chứng này ra và sẽ có khoảng 6 luật sư bào chữa cho thân chủ tôi trong vụ án này.
Tôi quyết định công bố hình ảnh của thân chủ mình theo yêu cầu để mọi người biết và theo dõi.
P/s: Đừng tàn nhẫn đẩy một người vào vòng lao tù như thế.
 LS Lê Ngọc Luân

Get paid to share your links!