Tuesday, March 14, 2017

ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ: Vua Kong kiểm duyệt ca khúc

Vua Kong vừa tiết lộ rõ lí do kiểm duyệt ca khúc "Con đường xưa em đi". Trước đó dư luận đoán già đoán non là do nội dung chính trị, ở chỗ ca từ có hai từ "chiến trường" và "phiên gác" nhạy cảm liên quan đến lính ngụy.
Một Kong trong đội ngũ kiểm duyệt né tránh, cho rằng "không phải vì nội dung chính trị" mà vì có những nội dung mơ hồ.
Bây giờ thì King Kong mới chịu nói thẳng:
“Chiến trường anh bước đi” là chiến trường nào đây?”
Đúng là câu hỏi đạt đỉnh cao trí tuệ!
Vậy là lâu nay dân ngu cứ hát chứ không cần biết chiến trường đó là chiến trường nào, của ta hay của địch.
Nay nhờ vua Kong hỏi mới ngớ người ra!
Vua Kong mà hỏi nữa thì bài hát này xóa sổ hẳn chứ không chỉ tạm dừng. Chẳng hạn như hỏi "Có nàng hoen đôi mi" là nàng nào?, "Khách qua đường vắng tanh" là khách nào?, vì sao vắng tanh? "Ghi một đêm trăng thanh" là trăng nào? Trăng Liên Xô hay Trăng đế quốc Mỹ? vân vân ... 
Cuối cùng, "Chỉ còn em với anh", tức là trăng đã lặn mất tăm, lúc đó anh với em làm trò gì? Có hủ hóa không?
Một bài hát mơ hồ, không rõ địch ta, không rõ địa chỉ, hành động mờ ám như vậy bị kiểm duyệt là đúng! Đề nghị tẩy não tất cả những ai đã thuộc bài hát này cho nó triệt để!
Phải công nhận Kong thông minh, sống dai, xứng đáng là biểu tượng Vua Văn hóa Việt!
Hà Nội đề xuất xây tượng đài cho Kong là hoàn toàn xứng đáng! Tốn nghìn nghìn tỉ cũng nên làm!
Chu Mộng Long

Chân dung 3 tên ấu dâm đang làm nóng hầm hập các trang mạng xã hội!!!


1.Thằng già dâm dật đê tiện NGUYỄN KHẮC THUỶ, sinh năm 1940, cựu giám đốc NHNN Vũng Tàu có hành vi dâm ô với 9 bé gái.
2. CAO MẠNH HÙNG, sinh năm 1983, cán bộ NH Techcombank, cháu chủ tịch tỉnh Thái Bình đương nhiệm Nguyễn Hồng Diên, cưỡng hiếp cháu bé 8 tuổi quận Hoàng Mai.
3. NGUYỄN THANH ĐÔNG cưỡng bức cháu bé học lớp 1 trường Lương Thế Vinh, Thủ Đức.
Hùng Văn Hùng

Cấm đi, đừng sửa lời!!!


Như đã từng nói đôi lần, "trái đất này là của chúng mình, nhưng đất nước này là của chúng nó", súng cầm trong tay muốn làm gì chẳng được.
Cục Nghệ thuật biểu diễn vừa ra quyết định cấm 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975 bao gồm: Cánh thiệp đầu xuân (Lê Dinh - Minh Kỳ), Rừng xưa (Lam Phương), Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương), Đừng gọi anh bằng chú (Diên An), Con đường xưa em đi (Châu Kỳ - Hồ Đình Phương).
Chuyện cấm các bài hát được sáng tác trong giai đoạn trước 1975 là chuyện rất bình thường ở nước ta. Thậm chí ngày xưa hát "Thành phố buồn" còn bị gọi là "thằng này hát nhạc phản động". Nghệ thuật thuần khiết đôi khi phải chịu dưới gót giày lập trường chính trị, đường lối này nọ, nên thấy cần cấm là cấm, cũng bình thường.
Nhưng có một sự thật, sức sống của một tác phẩm nghệ thuật như một bài hát nó không phụ thuộc vào chuyện cấm hay không, mà ở giá trị trường tồn của nó, dựa vào tấm lòng yêu thích, say mê của công chúng. Cấm thì cấm mà hát thì hát, nghe cứ nghe.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là đừng bao giờ thỏa hiệp để có thể được ban phát cho cái giấy phép biểu diễn bằng cách sửa lời. Cưỡng ép sửa lời bài hát là một hành động phi nghệ thuật, vô văn hóa, coi thường tác giả, tác phẩm.
Hồi Đàm Vĩnh Hưng mới mon men hát nhạc vàng, đã hát lại bài Phố Đêm, bỏ qua chất giọng "phá nhạc trữ tình", thì lời đã bị sửa trắng trợn, "người đi khai phá nét kiêu sa tuy lính chiến xa nhà mà vẫn luôn yêu đời", sửa lại thành "năm tháng cách xa nhà". Đến nỗi mà nhạc sỹ Tâm Anh phải lên tiếng kiện Đàm vì trò sửa lời đấy.
Hay như bài Câu chuyện đầu năm, sửa thành "đón xuân trên mọi miền", trong khi lời gốc là "đón xuân nơi trận tiền". Rồi bài Cánh thiệp đầu xuân mà Cẩm Ly hát cũng bị sửa, "Non nước vinh quang trong tia nắng thanh bình, để người anh lính chiến quay về gia đình", sửa thành "để người anh yêu dấu", nghe thật khủng khiếp.
Cho nên, thích cấm cứ cấm, đừng sửa lời, "chiến trường anh bước đi" là chiến trường nào cũng được, đấy là chuyện của tác giả. Đừng sửa thành lối mòn, ngôi trường hay cái giường để được hát, làm thế không phải là làm nghệ thuật.
Bui An

Get paid to share your links!