Friday, March 3, 2017

"Không muốn nhắc đến chuyện anh "Hải vỉa hè" nữa nhưng..."

Không muốn nhắc đến chuyện anh "Hải vỉa hè" nữa nhưng nay thấy được cái clip thật giả chưa rõ dân quận 1 bao vây trụ sở quận đòi ảnh từ chức và cảnh quận 1 thất thủ sau những ngày ra quân oanh liệt nên mẻ nhìu chuyện lại phải làm vài chữ.
Nhiều người bảo những gì thấy được hôm nay là do ý thức của người dân quá kém. Mà mẻ nghĩ khác họ.
Mẻ bảo, đây là hệ quả tất yếu của việc thích là làm để đi lên trên con đường chính trị. Ngay từ ban đầu anh Hải huyền thoại đã không hề đặt việc dẹp vỉa hè vào trong tâm trí ảnh. Mặc dù người ta có thể thấy ảnh quyết tâm đến thế nào, năng nổ ra sao trong chiến dịch gây nhiều tranh cãi này.
Ảnh sẽ phải nghiên cứu tâm lý người dân, tình trạng lấn chiếm vỉa hè quận 1, phương pháp giải quyết ổn định những vướng mắt tồn đọng nếu thực tâm muốn giành lại cái vỉa hè công cộng từ tay nhân dân. Đảo mất biển chết không phải chuyện của họ nhưng cái vỉa hè là miếng cơm mạnh áo, đâu có dễ để ngày một ngày hai, đùng cái họ phải chấp nhận nó thuộc về của chung.
Có người bảo trên đó toàn người giàu, làm gì có chuyện mưu sinh khốn khổ để mà viện lý do không cho dẹp vỉa hè. Mẻ nghĩ, ủa, từ bao giờ mà có kiểu phân Việt giai cấp qua địa điểm, giàu là không được giàu nữa, phải nghèo lại cho gần với người nghèo? Hay nghèo là được làm mọi thứ để kiếm tiền? Người ta sinh sống bằng công sức lao động như những quận khác chớ có khác gì nhau.
Có người lại cho rằng kinh doanh thì tự phải tính chỗ để xe, vỉa hè chỉ có thể là của người đi bộ. Mẻ nhìn vào những ngôi nhà chỉ độ 10m2 ở mặt phố mà ngao ngán, nhà chỉ rộng hơn cái xe của họ một xíu, để hết rồi lấy chỗ đâu mà kinh doanh để sống. Mà tự tính thế
nào được khi chỗ gửi xe dành cho họ không có và cũng không được tính toán, sắp xếp? Không được bán hàng rong, không có chỗ để xe để bán mặt tiền nhà, học xong bằng cử nhân ra trường cũng chẳng có việc, những gia đình đó nếu chỉ sống dựa vào cái nhà thì lấy gì để nuôi thân? Trách nhiệm của chính quyền ở đâu trong việc ổn định cuộc sống cho dân? Việt Nam hiện nay đa số người dân chủ yếu sống bằng nghề buôn bán quần áo, ăn uống, bắt họ tự tính chỗ để xe trong một không gian đô thị chật hẹp mà không có những sắp xếp hạ tầng ổn thỏa của những người cầm quyền là một điều không tưởng. Cái gì cũng dân tự tính tự lo thì đâu cần đến các nhà lãnh đạo cho phí cơm nuôi người.

Mẻ nói vậy không phải mẻ ủng hộ việc lấn chiếm vỉa hè bừa bãi đâu nên anh chị đừng ném đá mẻ. Mẻ thấy mấy anh chị hay ăn nhậu vỉa hè chửi mấy người nói anh Hải làm việc không theo trình tự pháp luật ghê quá nên mẻ viết mệt cũng hãi. Mẻ ủng hộ việc dẹp loạn vỉa hè nhưng mẻ mong phải có sự hợp tình hợp lý và những giải pháp được đưa ra để người dân dần thích nghi chứ không thể đột ngột giải tỏa trắng như anh Hải.
Anh chị thấy mấy cái hình vỉa hè ở Đà Nẵng hôm nay không? Cũng có thể vì nó không đông đúc như Sài Gòn nên thông thoáng hơn, nhưng mẻ thì cho rằng nó lên hình được khen ngợi như vậy là vì hạ tầng của Đà Nẵng phân bổ tốt, những vỉa hè rộng đủ cho 1 m để xe lẫn diện tích thoải mái cho người dân đi bộ. Chính quyền địa phương cũng không quá cứng ngắc mà lựa chọn thay đổi từng bước. Như ở Hà Nội thì khi cấm xe vỉa hè như quận Hoàn Kiếm thì ít nhất nó cũng có những điểm gửi xe chung dành cho những hộ dân ở khu vực bị cấm. Mẻ nêu tạm thui vì cũng chỉ thấy qua các điểm trong giữ đó, thấy nó cũng có cái gì đó chưa ổn vì cũng là chiếm dụng vỉa hè và ko được free cho dân ở đó nhưng chắc có chỗ để còn hơn không.
Đường phố Sài Gòn và Hà Nội luôn phức tạp hơn các tỉnh thành khác không chỉ bởi người nhập cư đông mà còn do hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị quá lộn xộn, những đường công mềm mại, những con đường chẳng thấy lối đi. Quận 1 của anh Hải được coi là đẹp nhất trong các quận về hạ tầng và thành phần dân cư mà ảnh còn không thể nắm bắt để giải tỏa dần vỉa hè thì thiệt chán. Ảnh mà qua mấy quận rìa phức tạp như Gò Vấp, Phú Nhuận hay quận 4 dẹp kiểu tao nói là phải làm ngay thì sợ là không chỉ bị dân kéo đến trụ sở yêu cầu từ chức mà ăn vài phát búa hay dao rồi cũng nên.
Mẻ nghĩ muốn thăng tiến không phải điều gì đó quá xấu xa nhưng người có tài chính trị sẽ nắm bắt lòng dân để lựa chọn cách mà dân phải nghe theo chứ không để mình nổi lên phút chốc rồi bị cười đến muôn ngày, lúc ấy có thăng chức rồi vẫn bị đời nhạo phía sau lưng.
Anh chị đừng có nói làm thế này không được làm thế kia cũng không vừa lòng. Làm chính trị, làm lãnh đạo thì phải có sự tiếp thu ý kiến từ dân và phải lo được cho đời sống tinh thần cũng như vật chất của dân, còn không dẹp đi, về nhà làm người tử tế để khỏi làm khổ dân thêm nữa.
Trịnh Kim Tiến

*** Ặc ặc, đời sống của tù nhân Mã Lai còn cao hơn nhiều lần đời sống của người dân Việt Nam!

Nhà tù Mã Lai cho tù nhân được học chữ, học đạo đức, học nghề. Có phòng vi tính, phòng chơi nhạc, lò làm bánh, còn có cả 1 tiệm thẩm mỹ làm đẹp!!
So ra chất lượng đời sống của tù nhân Mã Lai còn cao hơn nhiều lần đời sống của người dân nghèo VN, nhất là ở các vùng quê.
Đảng ơi! Nhà nước ơi! Sao mà thiên đàng XHCN còn tệ hơn nhà tù của nước người ta nữa vậy?? Sao kỳ dzậy ?
Ngoc Nhi Nguyen

Thursday, March 2, 2017

Nỗi đau không của riêng ai.

Các anh chị nghĩ gì khi nhìn tấm hình Đoàn Thị Hương - một công dân Việt Nam trong một phiên toà ở Malaysia và đang đối diện với án tử.
Bơ vơ ư?
Cô độc ư?
Siti Aisyah, đồng phạm của Đoàn Thị Hương có tới 5 luật sư bào chữa. Vì sao ư? Vì Siti Aisyah là công dân Indonesia. Đại sứ quán Indonesia nói rằng, "tất cả người dân Indonesia sẽ luôn ở bên cô ấy, và để tôn trọng luật pháp địa phương (Malaysia) 5 luật sư đã được chỉ định để đại diện cho cô ấy".
Các anh chị đừng hỏi Đại sứ quán Việt Nam đã ở đâu mà không chỉ định nổi một luật sư cho Đoàn Thị Hương, để toà án Malaysia phải chỉ định. Đừng hỏi nữa, bởi một lẽ đơn giản rằng Hương không mang quốc tịch Indonesia!
Bắc Triều Tiên, dù có là một thứ quái thai trong lịch sử phát triển của nhân loại, thì vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa!
Các anh chị than vãn rằng Hương cô độc nơi đất khách quê người ư? Có gì đâu nếu nghĩ đến những người lính Việt đã chết nơi biên giới tháng 2 năm xưa. Những thân phận ngã xuống vì giữ gìn giang sơn xã tắc, vì giữ từng tấc đất cho dân tộc này, cuối cùng cũng chỉ còn vài dòng trong sách sử. Vì sao ư? Xin đừng hỏi nữa khi kẻ xâm lược là người xã hội chủ nghĩa anh em.
Đất nước này, người ta quen nhận vơ vào những giáo sư toán học người Việt, những Bộ trưởng gốc Việt... Dù những thành quả ấy không phải nền giáo dục của mình tạo ra.
Còn lại thì sao? Hãy nhìn Đoàn Thị Hương, xin đừng hỏi nữa.
Than vãn làm gì? Buồn tủi làm gì? Bởi sinh ra trên đất nước này, mọi công dân đều đã phải gánh nợ rồi. Hãy lo mà trả nợ quốc gia, đừng đỏi hỏi quốc gia phải làm gì cho mình. Quốc gia rất bận.
Bạch Hoàn

Get paid to share your links!