Saturday, February 11, 2017

Ừ ĐẤY, BỐ MÀY THẾ ĐẤY, THÌ SAO?

Nhìn bức biếm họa này, chỉ thấy chạnh lòng cho họa sĩ Việt Nam và trào dâng một sự khinh ghét nền công an trị.
Ở Việt Nam mà vẽ một bức hệt như thế này về Nguyễn Phú Trọng với Tập Cận Bình, thì họa sĩ nhẹ nhàng nhất cũng “dính con 258”.
"Con 258" tức là Điều 258 Bộ luật Hình sự, mà câu chữ vừa mơ hồ lại vừa hằn học và đầy quy chụp của nó đã hằn sâu vào đầu nhiều người như một ám ảnh: “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích chính đáng của tổ chức, công dân”.
Năm 2010, blogger Cô Gái Đồ Long “dính con 258” vì viết một entry tuy đúng sự thật nhưng bị coi là bôi nhọ gia đình một ông tướng công an.
Năm 2013, blogger Đinh Nhật Uy dính tiếp 258 vì lỡ “xúc phạm” hai tập đoàn kinh tế nhà nước Vietel và VNPT.
Năm 2014, blogger Ba Sàm dính tiếp 258 vì lập blog chính trị, cho dù là đúng sự thật, công bằng, đảm bảo đưa tin của cả hai lề đi chăng nữa. Nguyễn Thị Minh Thúy cũng bị bắt bỏ tù luôn vì làm trợ lý cho công ty của Ba Sàm.
Các cáo trạng của Viện Kiểm sát, phán quyết của Tòa án, về nội dung đều dựa vào kết luận điều tra của cái gọi là “cơ quan an ninh điều tra”, còn về văn phong, về cái phong cách quy chụp và mạ lị, thì bệ nguyên xi.
Hàng chục năm qua dưới thời cộng sản, biếm họa Việt Nam ngoi ngóp, khổ sở mãi không ngóc đầu lên được. Mỗi lần có một bức biếm được đăng tải lên báo trót lọt, lên bìa Tuổi Trẻ Cười, thì độc giả xuýt xoa xem họa sĩ như anh hùng. Mà biếm họa ở đây cũng chỉ là bóng gió thôi, hoặc là chỉ trích chung chung, không cụ thể một ai. Nếu có “tấn công trực diện” thì nhất thiết chỉ được đánh quan chức cấp thấp hoặc là đánh khi hắn đã sa cơ, đã bị “trên” nhắc nhở, bị công an sờ gáy rồi.
Chẳng họa sĩ nào dám động tới các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, nhất là động tới “tứ trụ triều đình” thì xem như cả tòa báo tan nát.
Đến giờ thì hẳn là ngoài an ninh, tuyên giáo và bè lũ tay sai là các dư luận viên ra, chẳng người dân Việt Nam nào không thấy rõ sự khác biệt giữa dân chủ và độc tài thể hiện trong việc: Ở nước ngoài, người ta có thể châm biếm, chỉ trích nhà nước thoải mái, ở Việt Nam thì đi tù.
Điều kỳ lạ là bộ máy công an trị cũng biết thừa là dân đã biết điều ấy, nhưng chúng vẫn trơ mặt, hệt như thay lời muốn nói: Ừ đấy, bố mày thế đấy, thì sao? Mỹ nó thế đấy, người ta nói gì về lãnh đạo cũng được, còn ở đây, mày mà nói xấu quan chức thì bố bỏ tù mày đấy, thì sao?
Vô liêm sỉ đến thế là cùng.
Pham Doan Trang
-----------
Tranh: "Trumpbannon makes love" - Trump và Steve Bannon làm tình. Steve Bannon (nhân vật "ở trên" trong tranh) là cố vấn an ninh thân cận của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Họa sĩ: Marian Kamensky.
Nguồn: Họa sĩ Nguyễn Tri Phương Đông.

LS Lê Công Định: "Chúc mừng chị Bùi Hằng đã trở về với nhân dân!"


Dù 3 năm, 5 năm hay 16 năm, các nhà tranh đấu cho tự do rồi cũng sẽ tự do. Thời gian luôn trôi qua và là điều đáng sợ đối với thể chế độc tài.
Vấn đề lớn nhất của cộng sản là liệu có thể bắt giam tất cả dân Việt để duy trì chế độ toàn trị mãi mãi hay không.
Những người như chị Bùi Hằng chắc chắn sẽ không bao giờ cho phép bọn chóp bu cộng sản mồ yên mả đẹp.

Lê Công Định

Đi đến nơi tội ác bị lãng quên...


Vừa qua, một số thành viên CLB Hoàng Sa đi đến thôn Tổng Chúp- Cao Bằng (cách Hà Nội 300km) để thắp hương những đồng bào đã bị lính Trung Quốc sát hại trong chiến tranh biên giới 17- 02- 1979.
Đây là một trong nhưng nơi mà quân xâm lược đã gây ra tội ác khủng khiếp nhất đối với đồng bào ta.
Tại nơi này, chúng bắt được một đoàn phụ nữ và trẻ em, trong đó có cả phụ nữ đang mang thai. Giặc Tàu hãm hiếp rồi dùng gậy, búa bổ củi xiên vào âm hộ, đập chết tất cả 43 người rồi quăng xuống giếng làng.
Nơi này giờ dường như đang rơi vào quên lãng và ít được nhắc tới, thậm chí không có lối đi. 
Chúng tôi phải lội qua một con suối và men theo những bụi tre um tùm xung quanh. Có lẽ đc những oan hồn nơi đây phù hộ. Đoàn gặp được một cụ già người Tày hơn 80 tuổi, cụ là người đã chứng kiến trực tiếp những tội ác mà lính Trung Quốc gây ra, cụ kể lại:
... Khi dân làng trở về thì thấy ruồi xanh bay kín miệng giếng. Họ chạy lại thì xác chết la liệt. Tổng cộng 46 người, có 43 người dưới giếng và 3 người bị vứt cách đó mấy mét...
Nếu không được cụ đưa đường chắc chắn đoàn không tìm đc tấm bia tưởng niệm nhỏ bé đã bị những bụi tre xung quanh bao phủ...
Thật buồn là những địa danh ngư những cô gái ngã ba Đồng Lộc, thảm sát Mỹ lai thường xuyên được nhắc đến, có bia tưởng niệm, hướng dẫn rõ ràng thì nơi này lại đang bị quên lãng.
Mà cách đó chỉ mấy km thôi, một quảng trường nguy nga đang được tu sửa.
Thiết nghĩ, chúng ta cần hướng đến tương lai nhưng không được phép quên đi quá khứ, những tội ác mà quân xâm lược gây ra. Chúng ta cần nhắc nhở để mỗi thế hệ phải luôn cảnh giác với kẻ thù...

Từ Anh Tú

Get paid to share your links!