Thursday, January 26, 2017

Con chim biết cất tiếng hót...

Các nhà làm luật đang bàn về việc sửa đổi Luật Quản lý nợ công trong bối cảnh người đứng đầu Chính phủ có nhiều lo lắng nếu tính đúng, tính đủ, nợ công đã vượt trần. Thực tế trong 15 năm qua, nợ công của VN đã tăng 14,8 lần.
Nhiều năm trở lại đây, mỗi năm Chính phủ lại phải vay và bảo lãnh vay nợ thêm vài trăm ngàn tỉ đồng. Làm ra thì ít mà ăn tiêu lại quá nhiều. Thế nên điều hành kinh tế phải giật gấu vá vai, vay nợ mới để trả nợ cũ, vay nợ để chi tiêu…
Ninh Thuận là tỉnh năm nào cũng trong tình trạng ngân sách thu không bù chi. Nhiều lý do giải thích cho sự túng thiếu ấy. Nhưng tôi nghĩ rằng, có phần vì người ta vẫn tỉnh bơ khi một tay ngửa ra xin tiền Trung ương, còn tay kia lại không chút ngần ngại ký xin cho doanh nghiệp những ưu ái sẽ lấy mất nguồn thu của chính địa phương họ.
Ngân sách bị bòn rút, thất thoát từ những dự án người ta vẫn dùng đại ngôn để nói về nó mỗi khi mở miệng. Như dự án thép Cà Ná sẽ tạo nền tảng cho ngành công nghiệp nặng, thúc đẩy sự phát triển cho cả nền kinh tế. Nhà nước bỏ ra vô số nguồn lực để hỗ trợ, nhưng địa phương lại để chủ đầu tư có thể được nuốt trọn tiền thuê đất mà lẽ ra nó phải được nộp vào ngân sách. Thu không bù chi từ đây chứ đâu? Đất nước nghèo là vì đây, chứ vì đâu?
Còn bao nhiêu dự án như Cà Ná Hoa Sen, như Formosa trên đất nước này? Còn bao nhiêu địa phương như Ninh Thuận, như Hà Tĩnh ở đất nước này? Chắc tôi không cần trả lời khi mọi thứ vẫn ngổn ngang trước mắt.
Trách nhiệm của người làm quản lý nhà nước, các anh chị và tôi đã nói quá nhiều lần. Nhưng đôi khi tôi thắc mắc, đã bao giờ mọi người tự hỏi về trách nhiệm của mình?
Tôi không dám bình luận về quan điểm của mọi người trước các vấn đề xã hội, mà chỉ kể một câu chuyện. Chừng một tháng trước, có một số doanh nhân và rất nhiều facebooker đã tỏ thái độ không hài lòng, thậm chí phê phán Vntrip.vn chỉ vì doanh nghiệp non trẻ này đã không im lặng giống họ. Nhưng khi tìm hiểu, tôi lại thấy cần nhiều hơn những người như ông Lê Đắc Lâm, CEO của Vntrip.vn – Startup về đặt phòng khách sạn. Ông Lâm đã tố cáo một doanh nghiệp nước ngoài là Agoda, vì cho rằng doanh nghiệp này có dấu hiệu trốn thuế tại VN.
Tôi biết, sẽ nhiều người nghi ngờ hành động của ông Lâm và Vntrip.vn là để cạnh tranh. Nhưng có một thực tế không thể phủ nhận là tình trạng các doanh nghiệp nước ngoài khai thác thị trường VN, tạo ra doanh thu từ VN, mà lại không chịu đóng thuế. Thế nên, dù bất cứ lý do nào, thì hành động thông báo cho Bộ Tài chính của Vntrip.vn vẫn cần được ghi nhận. Nếu họ không làm vậy, nhiều công ty nước ngoài đang khai thác dịch vụ đặt phòng khách sạn trực tuyến ở VN sẽ chẳng phải đóng góp đồng thuế nào.
Trong khi thực tế cơ quan chức năng đã có phản hồi tích cực. Cách đây vài ngày, Bộ Tài chính ra văn bản hướng dẫn và đề nghị các cục thuế địa phương đôn đốc thực hiện kê khai để thu thuế các đối tượng trên. Chỉ riêng với Agoda, ông Lê Đắc Lâm tính toán, số thuế thu về có thể sẽ chẳng kém những siêu dự án thép.
Kể câu chuyện này vì tôi thấy xung quanh mình đang định kiến với cả những hành động mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng. Chúng ta bức xúc trước dự định thu 8.000 đồng thuế môi trường/lít xăng theo phương án Bộ Tài chính đang đề xuất, nhưng chúng ta lại không dám vạch mặt chỉ tên những kẻ trốn thuế, né tránh những đối tượng bòn rút ngân sách thì cuối cùng thuế vẫn thu cao mà nền kinh tế còn tiếp tục khốn khó.
Tất nhiên, không phải sự lên tiếng nào cũng được lắng nghe, niềm mong mỏi cũng được đáp ứng như trường hợp Bộ Tài chính đón nhận ý kiến về dấu hiệu trốn thuế của Agoda. Có những trường hợp thuộc thẩm quyền cao hơn, như ở dự án thép Hoa Sen Cà Ná, người quyết định là Thủ tướng Chính phủ.
Tôi hi vọng rằng, là người đã khẳng định sẽ trân trọng từng đồng thuế của dân, nếu biết những người thừa hành vì lý do nào đó đã im lặng để doanh nghiệp trục lợi, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ biết cần phải làm gì. Bởi hơn ai hết, ông biết ở Hà Nội dự kiến xây đại lộ danh vọng nhưng ở nhiều nơi khác, lòng dân có thể sẽ hoá những đồng cỏ khô.
Hôm qua, khi viết về chiêu lách tiền thuê đất ở dự án thép Cà Ná, tôi vẫn cố nghĩ còn sống là còn hy vọng. Vì nếu không hi vọng cũng chẳng biết phải làm sao.
Điều quan trọng là phải nói cho người có trách nhiệm biết người dân chúng tôi đang biết những gì, đang mong muốn điều gì. Không có nỗ lực nào thừa thãi. Con chim còn biết cất tiếng hót, cớ sao làm người lại im lặng?

Bạch Hoàn

Wednesday, January 25, 2017

Chuyện như ở phố huyện!


Lớp học có 30 đứa , 27 đứa là học sinh giỏi và xuất sắc, 3 đứa là học sinh tiên tiến. Ôi con số quá lý tưởng , mừng quá đi nhờ uống sữa bẩn của Tàu mà dân Việt Nam mình sắp là nhân tài hết rồi. Vậy mà lạ thay , có phụ huynh kia lại đề nghị với nhà trường là xin cho con xuống là học sinh khá để cháu còn phấn đấu. Hi hi... vị phụ huynh này lạ quá đi, là học sinh giỏi , học sinh xuất sắc rồi thì phấn đấu làm gì nữa . Cái thời tôi đi học , mà thời của tôi cũng chẳng cách xa mấy đâu. Cả lớp có 1 vài học sinh giỏi , 1 vài học sinh khá... Vậy sao các bạn vẫn đỗ đạt trường này trường kia. Tôi cũng chỉ là học sinh xếp loại trung bình , vậy cũng học hết cái này tới cái kia , cũng có lúc đúng trên bục giảng đó thôi... Đừng có vì bệnh thành tích mà giết chết đi một tương lai của các em,

 Điện Đậu

Vì sao Hồ Chí Minh thành Hồ Chứa Mưa?

KHI QUY HOACH & XÂY DỰNG SÀI GÒN CÁC KIẾN TRÚC SƯ TÀI BA NGƯỜI PHÁP ĐÃ XÉP KHU QUẬN 7 (PHÚ MỸ HƯNG BÂY GIỜ) VÀO VÙNG CẤM. ĐÂY LÀ TÚI CHƯA NƯỚC TỰ NHIÊN CỦA TOÀN TP. NHƯNG KHI CHIẾM ĐƯỢC SÀI GÒN (1975 - NAY) CỘNG SẢN HỌ KHÔNG NGHĨ THẾ. 
__________________
Hiện đại và giàu có bậc nhất Sài Gòn: Khu Phú Mỹ Hưng - Quận 7.

Nhưng nếu mình cho các bạn biết hình ảnh tráng lệ này là nguyên nhân trực tiếp cho việc các bạn chịu cảnh ngập hôm nay, thì sao?
Tôi luôn tự an ủi rằng, đó là sự lựa chọn, và rằng ta chọn phát triển khu này, bất chấp nó sẽ đẩy đến việc ngập. Giống như chuyện bỏ cái nhỏ, được cái lớn vậy.
Nhưng càng làm lâu trong ngành xây dựng, càng đọc nhiều về thành phố, tôi chỉ có thể cảm khái: Ngày đó sai rồi.
Bây giờ đi từ gốc đến ngọn:
- Vì sao Phú Mỹ Hưng là lý do cho thành phố bị ngập. Để biết điều này. Các bạn cần nắm địa hình của thành phố. Thành phố này thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. .Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét.
- Vậy Đông - Tây - Nam - Bắc là ở đâu?
+ Khu đô thị Đông (thành phố Đông) gồm quận 2, 9 và Thủ Đức. Trước mặt khu Đông chính là 1, 3, 5 ...
+ Khu đô thị Nam (thành phố Nam) gồm toàn bộ quận 7, huyện Nhà Bè và một phần diện tích của quận 8 (phần phía nam kênh Tẻ) và huyện Bình Chánh.
+ Khu đô thị Bắc (hay thành phố Bắc) sẽ gồm quận 12 và phần lớn huyện Hóc Môn... Đồng minh là khu vực Gò Vấp, Tân Bình.
+ Cuối cùng là khu đô thị Tây gồm quận Bình Tân hiện nay, một phần quận 8 và một phần huyện Bình Chánh.
Bây giờ quay lại địa hình: thấp dần từ Bắc xuống Nam.
Chúng ta có 1 nguyên tắc vật lý: nước chảy chỗ trùng. Nước cứ chảy từ cao về thấp.
Có nghĩa vùng phía Nam là vùng thoát nước của thành phố. Mà vùng phía Nam chính là Phú Mỹ Hưng hiện tại. Khi chúng ta nâng Phú Mỹ Hưng lên, đồng nghĩa với việc nước không thoát được và cứ lang thang đi tìm các hố ga, ao hồ để thoát.
Hố ga, cống, ao hồ (sông Sài Gòn) của TP là không kịp cho nước thoát đi. Đấy là lý do các quận 1, 3, 5...bị ngập. Chính vì chỗ đáng lẽ phải thoát nước đã được nâng nền thành khu đô thị rồi.
Tiếp tục: thành phố thấp từ Tây sang Đông.
Bạn biết khi thành phố ngập chỗ nào tội nhất không? Bình Tân mới tội nhất. Đặc biệt là khu bến xe miền Tây. Nó vừa ngập, vừa bẩn, vừa đang làm đường và đặc biệt kẹt xe kín đặc. Dân ở đó đúng quá thảm.
Nhưng phía thấp để khu Tây thoát nước là khu Đông với quận 1, 3, 5 lại nâng nền rồi. Dẫn đến khu Bình Tân gặp đúng tình trạng như khu trung tâm. Nước không về được phía thấp để thoát, thành ra cứ lơ lửng đợi hố ga.
Phía Đông có lợi thế đấy chính là sông Sài Gòn. Và các con kênh dọc quanh nó. Nhưng vì sông Sài Gòn và các con kênh giờ phải hứng một lượng nước ko thoát được do Phú Mỹ Hưng nâng. Sao còn đủ sức chứa thêm nước từ Bình Tân đưa xuống.
Một vòng luẩn quẩn của nước. Đấy là lý do vì sao không chống ngập được. Và mùa mưa nào báo chí cũng có bài để tác nghiệp.
***
Đọc đến đây chắc các bạn đã hiểu vì sao Thành phố Hồ Chí Minh luôn ngập rồi chứ.
Và cũng hiểu luôn vì sao không khắc phục được: đấy chính là vì quy hoạch đã lầm lỡ rồi.
Lúc này bạn không thể bứng cái Phú Mỹ Hưng đi được.
Thành phố đã sai ngay từ đầu ở 3 điểm:
1/ Không đánh giá hết được Thủ Thiêm. Chính Thủ Thiêm mới là điểm cần đầu tư để phát triển trước
2/ Thủ Thiêm xong rồi mới hẵng chuyển hướng qua quận 7. Ở đây, ta làm ngược lại.
3/ Trong quá trình làm Phú Mỹ Hưng. Lại không tính đến phương án thoát nước. Cứ xây cho sướng.
Kết luận:
Khắc phục đương nhiên có. Hà Lan thấp hơn mực nước biển còn làm được, nói gì Sài Gòn. Thoát được nước hay không, là ở kênh rạch, hồ, đập đủ lớn để làm chỗ thoát nước cho thành phố.
Vấn đề là chúng ta ai cũng tham lam đầu tư, nâng nền, bán đất, ai cũng giành nhau từng mét vuông đất để bỏ túi cho mình. Ai cũng thích san lấp.
Khi không ai hy sinh, khi pháp quyền chưa đủ nặng với doanh nghiệp bất động sản, khi chính phủ cũng thoải mái với những dự án mà doanh nghiệp sẵn sàng lót tay. Khi ấy, thành phố sẽ còn những cơn mưa như hôm nay.
Năm sau, năm sau nữa, hay 5 năm nữa, stt này sẽ vẫn luôn đúng, cho đến một ngày đẹp trời nào đó...
(Nguồn: Dũng Phan)

Get paid to share your links!