Sunday, October 30, 2016

Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam chất vấn Ủy ban Thị xã Kỳ Anh

GNsP (28.10.2016) – Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam có văn bản chất vấn Ủy ban Nhân dân Thị xã Kỳ Anh, bởi vì Ủy ban này không thực hiện đúng “chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ” đã được Hiến pháp và Pháp luật quy định, khi tự tiện làm thay cho cơ quan Tư pháp là Tòa án Thị xã Kỳ Anh.
Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam, Quản xứ Giáo xứ Phú Yên và là người đại diện pháp lý hành chính cho hơn 600 bà con ngư dân ở Huyện Quỳnh Lưu, đứng trước Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh gửi đơn khởi kiện Formosa vào ngày 26.09.2016.
Trong văn bản phúc đáp của Linh mục Quản xứ Giáo xứ Phú Yên và là người đại diện pháp lý hành chính cho hơn 600 bà con ngư dân ở Huyện Quỳnh Lưu nhấn mạnh, cơ quan Hành pháp – là Ủy ban Nhân dân Thị xã Kỳ Anh đã dựa trên cơ sở pháp lý, văn bản pháp luật nào để “Tòa án Thị xã Kỳ Anh có nghĩa vụ “báo cáo” tình hình khởi kiện và giải quyết đơn khởi kiện của công dân cho Ủy ban Nhân dân Thị xã Kỳ Anh. Và, “dựa trên cơ sở pháp lý nào cho phép Ủy ban Nhân dân Thị xã Kỳ Anh được quyền thay mặt cho Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh thông báo hết thời hạn khiếu nại?”.
Linh mục Nam cũng khẳng định trong thư phúc đáp, Ủy ban và Tòa án Thị xã Kỳ Anh đã “toa rập” với nhau, là một hành vi vi hiến và chà đạp pháp luật, nhằm tước đoạt quyền khởi kiện và khiếu nại của bà con ngư dân:
“Chúng tôi vẫn nghĩ hệ thống tòa án nhân dân luôn xét xử độc lập theo Hiến pháp và pháp luật, và mọi hoạt động và quản lý hoạt động của các tòa án chỉ có thể được thực hiện theo ngành dọc, tức trong phạm vi của ngành tòa án mà thôi. Tại sao một ủy ban nhân dân lại có thể nhận “báo cáo” của tòa án cùng cấp và thay mặt tòa án thông báo về một vấn đề pháp lý vốn chỉ thuộc thẩm quyền của tòa án? Phải chăng có một văn bản nào ngoài hoặc trên pháp luật quy định việc báo cáo này mà người dân chúng tôi không biết hoặc không được phép biết? Đó là một chính quyền của nhân dân sao?”.
“Tại sao “chính quyền của nhân dân” lại trông đợi, hơn cả chính Công ty Formosa có thể trông đợi, rằng thời hạn khiếu nại không còn để tránh tình trạng các nạn nhân đi khiếu nại đông người?”, Linh mục Antôn chất vấn.
Linh mục Nam cũng không quên nhắc lại những khó khăn, sách nhiễu, cản trở từ phía lực lượng công quyền đã “đe dọa, đánh đập người đi khiếu nại một cách ngang nhiên” vào ngày 18.10.2016. “Chính ông Phan Đình Sửu, Bí thư tỉnh ủy, Trưởng phòng an ninh xã hội công an tỉnh Nghệ An là người trực tiếp ra để yêu cầu đoàn khởi kiện trở về”. “Bên cạnh đó, việc khủng bố tinh thần người dân và các lái xe là hành vi của những tên côn đồ chứ không phải của lực lượng công quyền”…
Những nguyên nhân cản trở từ phía lực lượng công quyền – là những “sự kiện bất khả kháng” – đã gây khó khăn cho bà con ngư dân đi gửi đơn khiếu nại “trong phạm vi thời hiệu”.
Như GNsP đã xác định căn cứ Điều 194 Bộ luật Tố tụng Dân sự thì quyền khiếu nại của bà con ngư dân đối với hành vi “trả lại đơn khởi kiện” của Tòa là 10 ngày “kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện”. Như vậy, thời hạn khiếu nại sẽ không phải là hết hạn “ngày 18.10” như Ủy ban xác định, mà nghĩa vụ của Tòa phải chứng minh người khởi kiện “đã nhận được văn bản”, và sau đó mới là “trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếu nại…”
Theo Pv.GNsP


Báo, đảng, mắm


bao-mamHết thời “đảng là đạo đức, đảng là văn minh”. Thời ăn nhờ mùi váy vú Ngọc Trinh cũng qua rồi. Giờ là mùi mắm. Chưa bao giờ, cả cái làng báo này khẳm một mùi mắm khủng kinh đến vậy.
Không dám (không được) viết điều cần viết, đã đành. Hàng loạt nhà báo bị tước thẻ hành nghề, rồi hàng loạt Tổng biên tập bị cách chức, bắt giam. Phận phóng viên, đến mức bị mấy thằng công an du côn đấm hộc máu mồm cũng không dám “ẳng” lên một tiếng.
Thằng lươn lẹo sống được thì hết bám đít lãnh đạo, chồm hổm nhai cá mực Formosa biểu diễn, đến… hốc mắm Masan.
Hết thời “đảng là đạo đức, đảng là văn minh”. Giờ còn bám đảng, nói như Ngọc Trinh “cạp đất mà ăn”. Ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông chẳng đã thừa nhận đó sao: “Biểu hiện rõ nhất là các bài viết liên quan chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước, hoạt động của các đồng chí lãnh đạo đảng, nhà nước thường được đưa tin một cách hời hợt, khô khan, thiếu sinh khí, lấy số lượng thay chất lượng, mục đích như để “đúng định hướng” một cách hình thức” (nguồn: Nhân Dân).
Tác giả Phạm Trần thì cụ thể hơn: “Báo chí cũng muốn thoát đảng” (nguồn: Ba Sàm).
Thời ăn nhờ mùi váy vú Ngọc Trinh cũng qua rồi. Giờ là mùi mắm. Chưa bao giờ, cả cái làng báo này khẳm một mùi mắm khủng kinh đến vậy.
Chưa xong. Mấy ngày nay, lại bắt đầu nghe loảng xoảng tiếng gươm đao của các nhà báo. Họ đang tự phang nhau, hắt tạt mắm vào nhau, dường như để cố chứng minh “tao lương thiện hơn mày”!
Nghe đến mà thương!
http://truongduynhat.org/bao-chi-xa-dang-gan-mam/
Trương Duy Nhất

HÌNH HÀI LUẬT PHÁP


Chúng ta có lưỡi gươm pháp luật hay là lưỡi liềm? Chỉ cắt lúa người dân chứ làm sao cắt được nồi cơm ngon của bọn tham nhũng?
Khi nền tư pháp không độc lập khỏi chính trị và chưa cởi bỏ chiếc áo đảng ra khỏi mình thì lưỡi gươm ấy sẽ quằn mình xuống trước những tấm khiên che chắn quá mạnh của những bàn tay quyền lực. Nếu không như vậy, mọi công cuộc chống tham nhũng đều trở nên vô ích, bởi "tham nhũng chỉ có cán bộ là đảng viên thôi" và "tham nhũng là những người có quyền chức cao, chống lại có khi chúng tôi chết trước". Bởi, chẳng thể nào mà "ta tự đánh ta", diễn giải chính xác tức là đảng đánh người của đảng.
Nền tư pháp độc lập và cởi bỏ được chiếc áo đảng quá nặng trên mình, chắc chắn, pháp luật sẽ tự nó vận hành và nhốt được quyền lực vào trong, đó chính là chiếc lồng mà các ông cần. Hẳn nhiên, cần cả một cơ chế quyền lực chính trị thứ hai để làm đối trọng và kiểm soát đảng còn lại (và tất nhiên, trước tiên, phải ban hành "Luật về đảng chính trị" để kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức đảng theo khuôn khổ luật pháp), và chỉ trừ khi quyền lực đối trọng không hữu hiệu, lúc đó sẽ đến lượt toà án - độc lập với mọi danh nghĩa đảng phái, sẽ sử dụng thanh gươm của mình mà trừng trị tội phạm, bất kể kẻ đó là ai. Thế giới văn minh đã làm được điều đó từ hàng trăm năm trước, chẳng lý gì người Việt Nam lại là khác biệt đến nỗi không thể kế thừa sự văn minh và khoa học của thế giới đang được vận hành.
Nếu không thể làm được điều đó, pháp luật sẽ không bao giờ có hình hài là một thanh gươm, tuy rằng tôi cũng không thể tưởng tượng được hìn thù nó ra sao, nhưng rất có thể đó là một đoản khúc vài mm di chuyển với vận tốc hơn cả âm thanh mà hình thành nên công lý của sự phản kháng dành cho những bất công mà đã trở thành hay ẩn mình trong luật pháp.
---------

Luân Lê

Get paid to share your links!