Tuesday, October 18, 2016

CẬP NHẬT: BẤT CHẤP CHÍNH QUYỀN TÌM CÁCH NGĂN CẢN, GIÁO DÂN SẼ ĐI BỘ 200KM NẾU KHÔNG CÓ XE CHỞ.


CSGT đã ngăn 40 chiếc xe buýt, cấm không được đón giáo dân đi khiếu kiện Formosa. Một số xe Taxi đã đến đón đồng bào Quỳnh Lưu, Nghệ An đi khiếu kiện Formosa. Nếu không đủ xe, Giáo Dân sẽ đi bộ trong cuộc hành trình dài nhất 200km đi tìm công lý. Linh Mục Đặng Hữu Nam cho biết.
"Gandhi along with many other Indian freedom fighters, walked 241 miles from Sabarmati Ashram to Dandi. Popularly known as the Salt March."
(*) Xin các bạn cùng đồng hành cầu nguyện cho đồng bào Miền Trung thân yêu.

Thuỳ Trang Nguyễn

HÀNH TRÌNH ĐI TÌM CÔNG LÝ - KIỆN FORMOSA - 18.10.2016



Nguyên xin Thiên Chúa ban bình an cho cha Antôn Đặng Hữu Nam và anh chị em Lương Giáo vùng Phú Yên, Quỳnh Lưu chuẩn bị lên đường vào Tòa án nhân dân thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh để nộp đơn khiếu nại trả hồ sơ kiện, và tiếp tụcnộp đơn kiện mới.
Chúng ta thấy rất nhiều xe taxi đã tập trung trong khuôn viên nhà thờ. Lý do của sự việc này là do công an từ cấp xã đến bộ đã đến "rờ gáy" và đe dọa các nhà xe đã nhận lời chở khách đi kiện. Do vậy chi phí tiền xe của lần này sẽ rất lớn. Mong quý anh chị em quan tâm.
Chúng tôi nghĩ, nếu công an, ngày hôm nay, tiếp tục gây cản trở cho Hành trình tìm công lý, kiện Formosa hôm nay bằng cách cấm các xe taxi đưa khách đi, thì cha Antôn Đặng Hữu Nam và con dân vùng Phú Yên sẽ đi bộ 200km đến Kỳ Anh. Lúc đó sẽ có mộtHành Trình Muối mới phiên bản Việt Nam.
Xin được kể tóm tắt lại Hành Trình Muối:
Cả thế giới đã dõi theo bước chân của Mahatma Gandhi trong cuộc đi bộ 240 dặm lấy muối về cho Ấn Độ. Hình ảnh con người gày gò nhỏ bé dẫn đầu hàng triệu người đã trở thành biểu tượng cho tinh thần chống lại đế quốc Anh thời kỳ “mặt trời không bao giờ tắt”.
Cuộc diễn hành đi lấy muối - Salt Satyagrah - là cuộc hành trình kéo dài 240 dặm từ Ashram Ahmedabad đến bờ biển Danhi thuộc vùng biển Ảrập. Cuộc diễu hành kéo dài 23 ngày bắt đầu từ ngày 12.03.1930. Gandhi dẫn đầu đoàn diễu hành gồm 79 người đàn ông tin tưởng vào công lý. Qua mỗi ngôi làng, Gandhi dừng lại diễn thuyết, ngày càng nhiều người dân tham ra vào cuộc diễu hành muối.
Ngày 05.04.1930, Gandhi và đoàn diễu hành đã đông tới hàng triệu người đã đến được bờ biển. Ông cúi xuống nhặt lên một nắm muối, phá bỏ sự độc quyền muối của thực dân Anh. Cho tới thời điểm đó, theo luật của chính quyền thực dân, việc mua bán, sản xuất muối là bất hợp pháp, người Ấn Độ buộc phải dùng muối nhập khẩu từ nước ngoài và đóng thuế trong khi bản thân Ấn Độ có khả năng tự cung cấp muối cho toàn bộ người dân Ấn.
Cuộc “đi ra biển” khiến Gandhi và 2.500 người dân khác bị tống vào tù nhưng bù lại, người dân Ấn Độ nhận ra rằng, họ có thể tự sản xuất muối cho mình, không phải phụ thuộc vào chính quyền thực dân và đóng một khoản thuế vô lý (nguồn: tư liệu Internet).

LM. Le Ngoc Thanh

TIN GIỜ CHÓT: CSGT NGHỆ AN CHẶN 40 XE BUÝT, CẤM KHÔNG ĐƯỢC ĐẾN QUỲNH LƯU ĐỂ CHỞ GIÁO DÂN ĐI KHIẾU KIỆN FORMOSA TẠI KỲ ANH, HÀ TĨNH.


TIN GIỜ CHÓT: CSGT NGHỆ AN CHẶN 40 XE BUÝT, CẤM KHÔNG ĐƯỢC ĐẾN QUỲNH LƯU ĐỂ CHỞ GIÁO DÂN ĐI KHIẾU KIỆN FORMOSA TẠI KỲ ANH, HÀ TĨNH.
(*) Các giáo dân tìm cách thuê Taxi cũng bị ngăn cản bởi chính quyền địa phương.

Thuỳ Trang Nguyễn

Get paid to share your links!