Friday, October 14, 2016

Chuyện nước mắm

ảnh minh hoạ


Tui mê nước mắm và không thể tưởng tượng nổi mình sẽ sống ra sao nếu thiếu nó. Hồi xưa, nếu đến những quốc gia hoặc vùng miền không có người Việt (hay Thái, Miên), lúc nào tui cũng thủ sẵn nước mắm viên cô đặc trong hành lý. Mê tới nỗi nghe thằng bạn quê Phú Quốc khoe nhà có hãng ủ chượp, năn nỉ nó dắt về liền, để coi cách làm chơi. 
Rất nhiều người Việt đang ăn mỗi ngày hai hiệu nước mắm khá nổi tiếng là Nam Ngư và Chinsu. Tui cũng từng ăn và thấy vị khá dễ chịu. Cộng với giá cả hợp lý và quảng cáo hấp dẫn, chúng thống trị căn bếp hay bàn ăn của những gia đình Việt là chuyện không khó hiểu. 
Là kẻ đã từng làm việc cho một tập đoàn quảng cáo đa quốc gia, tui đánh giá rất cao bộ phận truyền thông của Masan Group, chủ Nam Ngư và Chinsu qua chiến dịch quảng cáo mì khoai tây Omachi, cũng của họ. Đánh vào tâm lý sợ nóng khi ăn mì gói, họ tung ra thông điệp mì làm từ khoai tây sẽ tránh được điều đó. Thiên hạ, nhất là mấy bà mấy cô sợ mụn, ùn ùn mua về. Nhưng người Việt mình, mấy ai có được thói quen đọc thành phần sản phẩm? Vì vậy, họ đã không biết rằng tỉ lệ bột khoai tây trong một gói Omachi ấy chỉ là...1%. Ngạc nhiên chưa? Cũng giống hạt nêm từ xương từ thịt gì đó đã làm với những người sợ bột ngọt. Cuối cùng, thành phần chính của chúng là gì? Monosodium glutamate, là chất điều vị, là...bột ngọt. 
Quay về nước mắm. Masan cho rằng sản phẩm Chinsu và Nam Ngư của họ được chọn lọc nguồn nguyên liệu (nước mắm cốt nhĩ) từ những đơn vị ủ chượp danh tiếng. Nhưng sự thật thế nào? Họ mua những loại nước mắm rất rẻ về cho thêm nước, hương liệu, phẩm màu và...17 loại hoá chất.
Nghĩ đi, một lít nước mắm nhĩ loại 2, độ đạm tự nhiên trên 30, giá đã là...350 ngàn. Và bây giờ, họ lại xấc xược cho rằng nước mắm đạm cao và mặn, chưa chắc đã tốt. Đạm cao, xin không nói thêm nhưng độ mặn, thưa rằng, nước mắm truyền thống chỉ chượp từ cá và muối, không có phụ gia, chất bảo quản và chất điều vị, độ mặn phải cao thôi. 
Tui luôn khuyến khích người xung quanh ủng hộ doanh nghiệp trong nước, nhưng đó phải là những doanh nghiệp đàng hoàng kìa. Cỡ Masan và Tân Hiệp Phát, thôi xin. 
Vậy bây giờ phải làm sao?
Tránh nước mắm công nghiệp, mua nước mắm nhĩ truyền thống. Mắc tiền một chút nhưng về pha thêm nước, chút đường (hoặc bột ngọt, nếu ăn được), tính ra cũng vậy nhưng an toàn hơn.

Hồng Hải

V/v: Tòa án quận Đống Đa, Hà Nội và vụ án bà Cấn Thị Thêu

Phiên tòa sơ thẩm ngày 20/09/2016, xét xử bà Thêu, chủ tọa là Thẩm phán Nguyễn Quốc Tuấn – TAND quận Đống Đa. Sau đó khoảng 1 tuần, theo thông tin của gia đình bà Thêu cho biết là bà Thêu đã có đơn kháng cáo. Ngày 03/10/2016, căn cứ Điều 229 và khoản 1 Điều 236 của Bộ luật TTHS 2003, tôi đã có văn bản đề nghị Thẩm phán giao bản án và thông báo kháng cáo cho Người bào chữa, nhưng đến nay tôi chưa nhận được hồi âm của Tòa Đống Đa.
“Điều 229. Việc giao bản án
Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày tuyên án, Tòa án cấp sơ thẩm phải giao bản án cho bị cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa; gửi bản án cho người bị xử vắng mặt, cơ quan Công an cùng cấp; thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị cáo cư trú hoặc làm việc.

Điều 236. Thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị
1. Việc kháng cáo, kháng nghị phải được Toà án cấp sơ thẩm thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được kháng cáo, kháng nghị.”

Tôi xin thông tin để mọi người quan tâm đến vụ án này được biết và nhắc nhở Tòa án quận Đống Đa.
Hà Nội, 13/10/2016.
Ls.Hà Huy Sơn

Doanh Phận


Từ "Xuống Hố Cả Nút" đã xuất hiện từ ông Cung - một cán bộ trong Viện kinh tế nhà nước.
Kể cũng đúng, một nền kinh tế chỉ bán tài nguyên và đi vay nợ mà không xuống hố thì đòi lên với ai?
Doanh nhân Việt Nam chưa bao giờ thoát khỏi cái bóng của nhà nước và "quan hệ". Vì chúng ta làm gì có kinh tế thị trường để mà làm ăn đúng nghĩa? Nhà nước, ôm hết từ tài nguyên, chính sách đến cả việc trực tiếp kinh doanh (chủ yếu và chiếm đa số thị phần, thị trường), như những chiếc vòi bạch tuộc thọc quá sâu vào nền kinh tế và khuynh đảo nó, nên khu vực tư (mà là cốt yếu của một nền kinh tế) không ngóc đầu lên nổi, nếu không chung tay đầu cơ vào những cơ hội cùng các dự án màu mỡ của khu vực công. Hoặc nếu muốn làm ăn yên ổn, phải lót tay khá dày mới hòng thoát thân, nhưng không thể nào lớn mạnh hay được phép qua mặt.
Đó chính là lý do Viettel thất bại tại Châu Âu từ vòng gửi xe, bởi EU không bao giờ thích một anh nhà nước lại của quân đội đi kinh doanh, nơi đó không phải dành cho mấy anh đeo lon, gạch đi làm kinh tế, nhất là ở sân chơi toàn cầu, mà lại là nơi văn minh của thế giới này.
Doanh nhân Việt Nam, chưa bao giờ trở thành doanh nhân thực thụ. Nếu họ không mạnh dạn tự mình thoát bỏ bóng dáng của cụm từ "sân sau".
Luân Lê

Get paid to share your links!