Tuesday, October 11, 2016

BINH SĨ TRUNG QUốC “GÌN GIữ HÒA BÌNH” NHƯ THế NÀO?

Ngay sau sự kiện ngày 10-7-2016 khi hai lính Trung Quốc thuộc Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ bị phiến quân giết chết, tờ PLA Daily (nhật báo Quân đội Nhân dân Trung Quốc) tường thuật rằng, khi phiến quân tràn vào doanh trại UN, lính Trung Quốc lập tức được dàn ra để phong tỏa các chốt chặn trọng yếu. Phe phiến quân, với hỏa lực cực mạnh, đã nã tới tấp vào lính Trung Quốc. Một chiếc xe bị trúng phi pháo và nổ tung, làm bị thương 7 binh sĩ và gây tử vong binh sĩ Li Lei. Một binh sĩ khác, Yang Shupeng, do bị thương nặng, cũng tử vong sau đó.
Hai tháng sau, trên tờ Global Times (số 8-9-2016), tác giả Yao Jianing miêu tả lại sự kiện với nhiều tình tiết “hấp dẫn” hơn. Bài báo, dẫn lại lời thiếu tá Zhang Yong, cho biết: “Phiến quân bắn ác liệt vào quân chính phủ và cùng lúc ào đến vị trí của chúng tôi… Mục đích chúng rất rõ ràng: buộc chúng tôi phải giao chiến…”. Global Times dẫn tiếp lời trung úy Wang Pei khi trả lời phỏng vấn CCTV, rằng mấy ngày hôm ấy, nhiều thường dân chạy tán loạn đến các khu vực gần doanh trại UN để lánh nạn. Tiểu đoàn Trung Quốc buộc phải nã đạn với mục đích chủ yếu cảnh cáo và thị uy. Chen Lüe, một sĩ quan Trung Quốc biết tiếng Arab, đã dùng loa phát đi thông điệp kêu gọi phiến quân ngừng bắn. Đám phiến quân hạ súng và rút lui. Tiểu đoàn gìn giữ hòa bình người Trung Quốc đã đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn thành công một cuộc tắm máu vào hôm đó - Wang Pei kể với CCTV…
Tuy nhiên, báo cáo 84 trang của Trung tâm thường dân vùng xung đột (CIVIC), công bố ngày 5-10-2016 (có thể download dễ dàng) lại miêu tả hoàn toàn khác. Báo cáo đã được thực hiện trong hai tuần điều tra thực địa vào tháng 8-2016, dựa vào các cuộc phỏng vấn 27 phụ nữ và 32 đàn ông thường dân Sudan; 21 viên chức và thường dân làm việc tại UNMISS (UN Mission in South Sudan); 22 đại diện cộng đồng hoạt động nhân đạo tại Nam Sudan; các nhà ngoại giao ở Nam Sudan…
Báo cáo CIVIC cho biết, vào ngày 8-7-2016, giao tranh dữ dội đã bùng lên tại Juba, thủ đô Nam Sudan. Đến ngày 10 và 11-7, lực lượng mũ nồi xanh chịu trách nhiệm bảo vệ các điểm POC (Protection of Civilians) đã yếu thế trước các đợt tấn công. Vì các tháp canh dọc chu vi POC1 không thể đương đầu trước các đợt bắn phá nên lính Trung Quốc đã phải bỏ tháp rút xuống hào và cố thủ trong các xe cơ giới. Đầu giờ chiều ngày 10-7, một quả phi pháo bắn từ phe phiến quân rớt nổ gần một xe cơ giới Trung Quốc ở POC1. Khi cuộc giao tranh tái lập vào sáng hôm sau, ngày 11-7, lính Trung Quốc đã rời bỏ tất cả vị trí của họ tại POC1 và chuồn thẳng sang căn cứ “UN House”, bản doanh của lực lượng gìn giữ hòa bình.
5.000 thường dân tại POC1, không còn được bảo vệ, đã bỏ chạy tán loạn. Họ trèo qua hàng rào kẽm gai để vào UN House. Theo 7 nhân chứng độc lập, sáng 12-7, lính UNMISS đã bắn đạn cay vào thường dân. Trưa ngày 11-7, tại một khu giao tranh bị thất thủ, phiến quân đã cưỡng hiếp ít nhất 5 nhân viên công tác nhân đạo quốc tế; đánh đập và cưỡng hiếp ít nhất 12 người khác, và bắn chết một nhà báo Nam Sudan. Kho lương thực cũng bị cướp. Số hàng bị cướp trị giá đến 30 triệu USD. Thậm chí sau khi lệnh ngừng bắn được tuyên vào ngày 11-7, phụ nữ tại các POC vẫn còn bị cưỡng hiếp...
Cần nói thêm, vài năm gần đây, Trung Quốc đã tăng cường quân số họ cho lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ. Hơn 2.800 lính Trung Quốc đang “làm nhiệm vụ” với 9 sứ mệnh trong khuôn khổ gìn giữ hòa bình (năm 2015, Tập Cận Bình nói rằng quân số này sẽ được tăng đến 8.000). Năm 2013, lính Trung Quốc bắt đầu đến Mali. Một năm sau, một tiểu đoàn bổ sung được đưa đến Nam Sudan, nơi họ có mặt từ năm 2006. Trung Quốc có vài lý do để tham gia “gìn giữ hòa bình”. Tại Nam Sudan, Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (NPC) hiện chiếm 40% cổ phần trong một liên doanh khai thác dầu. Cùng lúc, theo tờ Quartz, Tập đoàn công nghiệp Bắc Trung Quốc (CNIG), nhà sản xuất vũ khí được biết dưới cái tên quen thuộc Norinco, cũng đã bán số tên lửa, súng trường, súng phóng lựu… trị giá ít nhất 38 triệu USD cho Nam Sudan.
Còn một lý do nữa để Trung Quốc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình: họ muốn đưa lính đến các điểm nóng để rút kinh nghiệm. Kinh nghiệm thực tế chiến trường là một trong những điểm yếu nhất của quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc còn có một điểm yếu chết người khác thậm chí nguy hiểm hơn nhiều lần: lính Trung Quốc không có tinh thần chiến đấu. Có lẽ bởi một phần yếu tố “con một” nên họ nhát gan và sợ chết. Họ thích chiến tranh nhưng họ không đủ can đảm để ra trận. Thay vì “gìn giữ hòa bình”, họ chẳng thà giữ lại mạng sống của mình.

Manh Kim

Cho tôi cười mỉa cái dòng chữ " độc lập - tự do - hạnh phúc "...

Đang trên đường về , đi ngang qua trụ sở của đơn vị nào ấy , hình như đâu là ủy ban . Hàng chữ to bắt mắt :" Độc Lập - Tự Do- Hạnh Phúc mà tôi buồn cười đến thối ruột..
Báo chí và truyền thông của VN chỉ dành cho người ko dùng internet và FB xem thôi hoặc là những đứa con dòng họ gia phả nhà thằng đảng . Người thông minh và có suy nghĩ, lĩnh hội được kiến thức sẽ ko ai tin những gì chúng nó nói, chúng nó nói cũng là đại diện cho chính phủ VN - đảng csvn...
Một cái xã hội rách rưới và nát bét.. đất nước bất ổn - dột từ trên nóc nhà đi xuống thì nói ai nghe?! Nhìn lại 9 tháng đầu năm trong bộ chính trị đảng cs đã xảy ra bao nhiêu vụ " bí mật" và những cái chết " rất lạ" của các quan chức lớn.. Giáo dục, y tế, xh... càng lúc tuột sên, giao thông loạn xạ, thất nghiệp tràn lan, tệ nạn tăng cao, kinh tế đi xuống... các ông đã làm được điều gì ?? Thật ra các ông bà chẳng làm được cái quần què gì cho dân Việt cả mà chỉ giỏi phá hoại, bán đất, bán đảo của tổ tiên để lại rồi dâng cho thằng trung giặt quần kế bên .. Nay mai là bán cả dân Việt luôn.. Nếu đúng như :" Hội Nghị Thành Đô " đã nói - 4 năm nữa chứ mấy...

Mấy mươi năm nay rồi , biết có nhóm phản động - tổ chức VT mà cả một quốc gia không thể triệt hạ được một tổ chức à.. để đến hôm nay vẫn còn cảnh với báo rằng nhóm khủng bố VT lôi kéo dụ dỗ... Thuế dân nuôi cả ngàn cái miệng các ông và gd các ông mấy chục năm mà ko lôi được thằng V.Tân ra xử thì ăn lương nhục lắm biết ko? Ko xứng đáng để lãnh đạo đất nước. . . Tự đặt , tự bịa, tự diễn... Dân "khủng bố" thật là nó đã ném xác các ông đi đời rồi đấy.. kể cả ba đình - bốn cọc ngoài kia, khủng bố là phải dùng vũ khí sát thương , phải cao cấp hơn bình thường ... mới gọi là khủng bố nhá.. Ngôn ngữ tiếng Việt còn chưa sử dụng đúng cách lại còn bắt học sinh học tiếng Hán..
Dân bây giờ ko ai nghe mấy ông nói gì đâu, mà những ai tin mấy ông nói .. tôi tin chắc bọn chúng là những đứa dốt - bất tài vô dụng . Mà những đứa như thế nếu lãnh đạo đất nước sau này sẽ càng nguy hiểm cho dân tộc Việt hơn...
Pháp luật sắm ra chỉ là bù nhìn, cứ thích bắt ai thì bắt... hôm nay bắt người này, mai bắt người khác.... và ko có căn cứ gì cả để cấu người ta thành tội .... 
Cho tôi cười mỉa cái dòng chữ " độc lập - tự do - hạnh phúc " vào mặt các ông lần nữa , vào ai đã sáng lập ra những chữ này... ( tôi chẳng biết ai cả.. có lẽ sinh sau đẻ muộn nên ko biết )

#Mây

Nguyễn Ngọc Duyên Anh

Dân mạng ‘sốt’ vụ Thủ tướng VN ‘tự trả tiền’

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.
Cả báo chí chính thống lẫn truyền thông “lề trái” ở Việt Nam đưa tin rầm rộ vụ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “không nhận quà biếu”, và “tự trả tiền phở” trong chuyến đi kiểm tra an toàn thực phẩm ở TP HCM.
Chuyến công tác mà nhiều tờ báo gọi là “vi hành” của ông Phúc diễn ra hôm 8/10 tại thành phố từng được coi là Hòn ngọc Viễn Đông.
Sau khi tham quan một cơ sở chế biến xuất ăn công nghiệp, theo tờ Người Lao Động, người đứng đầu chính phủ Việt Nam còn dùng phở và gọi cho mỗi thành viên trong đoàn một ly cà phê đá tại một quán ăn.
Sau đó, ông “trả tiền cho toàn bộ đoàn công tác”, trong đó có cả Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ngoài ra, ông Phúc cũng ghé một cửa tiệm để mua chả giò, và theo báo điện tử Trí Thức Trẻ, ông “không nhận quà biếu của chủ tiệm mà rút tiền trả”.
Trong cuộc gặp với lãnh đạo TP HCM, theo ANTV, ông Phúc yêu cầu phải “áp dụng các chế tài xử phạt nghiêm, thậm chí xử lý hình sự nếu vi phạm quy định an toàn thực phẩm nghiêm trọng”.
Nhiều ngày trước đó ở Hà Nội, ông Phúc cũng ghé thăm chợ đầu mối hoa quả Long Biên để kiểm tra vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trên trang Facebook có tên gọi Nguyễn Xuân Phúc, một người có tên Chung Lê viết rằng “Thủ tướng phải vào Hà Tĩnh ăn lẩu hải sản dân mới nể”.
Hà Tĩnh là một trong 4 tỉnh ở miền Trung bị ảnh hưởng bởi vụ xả thải của nhà máy thép Formosa của Đài Loan.
Các chuyến đi “thị sát” của Thủ tướng Việt Nam diễn ra trong bối cảnh người dân khắp Việt Nam ngày càng lo ngại về vấn đề thực phẩm bẩn.
Trong bản tin về an toàn thực phẩm hôm 8/10, tờ Đời sống và Pháp luật đưa bản tin về vụ "đình chỉ hoạt động một cơ sở làm giá đỗ bằng hóa chất ở tỉnh Thừa Thiên - Huế", cũng như đưa tin về “loại bột có khả năng biến thịt ôi thành thịt tươi chỉ trong nháy mắt”.
Theo VOA

Get paid to share your links!