Thursday, October 6, 2016

Hài : Các nhà báo bị cách chức chỉ vì đã đưa tin sự thật...

Nhà báo Lê Bình bị cách chức, thôi làm giám đốc VTV24 vì chót đưa tin biểu tình ở Formosa. Trước đó là nhà báo Nguyễn Như Phong, TBT của báo Petrotimes và là một nhà báo lề phải cũng ra đi vì chót đăng tin lại cuộc phỏng vấn của Người Buôn Gió. Tất cả đều là những tin tức của sự thật nói lên sự thật. Nhưng cũng là sự thật khi họ trở thành nạn nhân của các cuộc xuống tay thẳng thừng với các bản án nặng nề, vô lý và đích danh kẻ thủ ác là ông Bộ Trưởng Bộ 4T Trương Minh Tuấn. 
Dù có sự khác nhau trong đánh giá nhưng cũng phải công nhận Lê Bình và Nguyễn Như Phong đều là những nhà báo có tài của báo chí lề phải, và họ đã làm nổi bật cái nơi mà họ đã công tác. Và mặc dù không thích báo chí lề phải nhưng tôi cảm thấy bất nhẫn, không công bằng và rõ ràng là vi phạm nặng nề đến quyền tự do báo chí, tự do thông tin khi kết án họ như vậy. Nhưng trong một nền báo chí một chiều và với một ông chủ như ông Bộ Trưởng Trương Minh Tuấn thì họ đã không có cửa để sửa sai hay chuộc lại lỗi lầm. Chỉ phạm một sai sót nhỏ thôi là : A lê, cuốn xéo...
Tịch thu cả thẻ nhà báo của họ, cắt đứt đi niềm vui và lẽ sống của những người cầm bút đó chỉ vì họ đã đưa sự thật, đưa một điều quan trọng bậc nhất mà than ôi, lại là thứ mà người dân thiếu nhất đối với một người làm báo ra cho độc giả thì Ban Tuyên Giáo và Phó Ban Tuyên Giáo Trương Minh Tuấn có cảm thấy xấu hổ với chính mình không ? Và các nhà báo lề phải có run sợ không khi thấy ông ra tay ác độc như thế. 
Tôi tin là không. Bởi đa phần nhà báo lề phải đều có trái tim của người làm báo chân chính, và đều mong muốn được tự do đem sự thật đến với bạn đọc, nếu không có những người như ông ngồi trên đầu trên cổ họ.

MTA

Wednesday, October 5, 2016

Phong Trào Lao Động Việt xin thông cáo:


Kể từ ngày 5/10/2016 Phong Trào Lao Động Việt chính thức tách khỏi Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do (Lao Động Việt) hoạt động hoàn toàn độc lập.
Phong Trào Lao Động Việt (PTLĐV) được thành lập vào cuối năm 2008 với mục tiêu giúp người lao động Việt Nam đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của họ. Tuy nhiên hoạt động của PTLĐV không những không được ủng hộ mà còn bị nhà cầm quyền Việt Nam ngăn cấm và đàn áp.
Tháng 2 năm 2010, 3 nhà hoạt động của PTLĐV là Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương bị đánh đập và bắt giữ. Tòa án Việt Nam đã tuyên án Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 9 năm tù; Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương đều bị tuyên án 7 năm tù.
Do sự tranh đấu mạnh mẽ của cộng đồng người Việt trong và ngoài nước, trước áp lực của quốc tế, nhà cầm quyền buộc phải trả tự do vô điều kiện cho Đỗ Thị Minh Hạnh sau 4 năm 6 tháng tù đày. Tuy nhiên, hiện nay, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương vẫn đang bị giam cầm trong các nhà tù Việt Nam.
.
Tháng 1 năm 2014, tại cuộc Đại hội tại Bangkok, Thái Lan, Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do đã được ra đời với tư cách là liên minh 3 tổ chức: Công Đoàn Độc Lập, Phong Trào Lao Động Việt và Ủy ban Bảo Vệ Người Lao Động.

Sau gần 3 năm hoạt động, PTLĐV thấy rằng: Để giúp công nhân và người lao động xây dựng và phát triển các Nghiệp đoàn độc lập có hiệu quả, PTLĐV phải chủ động và độc lập trong việc tổ chức và điều hành cũng như đường lối chiến lược hoạt động.
Chính vì lý do trên Phong Trào Lao Động Việt tuyên bố rời khỏi Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do kể từ hôm nay và vẫn giữ nguyên tên cũ.
Ban điều hành hiện nay của tổ chức gồm có:

Chủ Tịch: Đỗ Thị Minh Hạnh
Phó Chủ Tịch: Trương Minh Đức (Đại diện phía Nam Việt Nam của tổ chức)
Phó Chủ Tịch: Hoàng Bình (Đại diện khu vực miền Trung Việt Nam của tổ chức)
Tổng Thư Ký: Nguyễn Thái Phong (Đại diện khu vực miền Bắc Việt Nam của tổ chức)
Đại diện Hải ngoại: Đoàn Việt Trung
Cố vấn : Trần Ngọc Thành

Kính mong sự giúp đỡ, phối hợp từ các Tổ chức Nghiệp đoàn, các Tổ chức Xã hội Dân Sự, các Tổ chức cộng đồng người Việt trong và ngoài nước ủng hộ PTLĐV trong việc xây dựng và phát triển các Nghiệp đoàn độc Lập tại Việt Nam cũng như đấu tranh cho quyền lợi của người lao động.
Thay mặt Ban điều hành
Chủ tịch Đỗ Thị Minh Hạnh.

Những vụ tự sát khó hiểu



Ngày 3/10/2016 xảy ra hai vụ tự sát cực kỳ khó hiểu. Vụ đầu tiên xảy ra tại thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh), người đàn ông tên Lê Thành (50 tuổi) đón xe taxi đến khu trung tâm đông người, đối diện với trụ sở hành chính thành phố rồi giựt mìn tự sát. Cái chết của ông còn kéo theo cả anh tài xế vô tội.

Công an Cẩm Phả kết luận ông Thành có ý định tự sát, điều này đã được thể hiện qua lá thư tuyệt mệnh. Tuy nhiên, công an không cung cấp lá thư này cho báo chí. Ông Thành được công an nói là bị nhiễm HIV do chơi xì ke nên mới muốn chết để khỏi phiền vợ con. Nhưng, tại sao một người muốn chết lại chọn cách kinh hoàng nhất, đó là giựt mìn cho nổ? Đã vậy lại còn chọn nơi đông người qua lại, trước trụ sở hành chính thành phố? Muốn tự sát sao lại còn kéo theo anh chạy taxi vô tội?
Vụ thứ hai là tại phòng làm việc của Viện trưởng Viện kiểm sát huyện Quốc Oai (Hà Nội). Ông Tô Ngọc Chuẩn, Viện trưởng được biết là đã tự sát bằng cách dùng dao đâm vào tay, dùng kéo hoặc dao đâm vào cổ và đâm thủng phổi để quyên sinh.
Tự đâm vào tay đã khó, nhưng khi đâm vào tay đau quá chẳng lẽ chưa chịu thôi ý định tự sát? Đằng này lại còn dùng kéo hoặc dao đâm thủng phổi, sao tài giỏi vậy nhỉ? Chưa hết, lại còn đâm vào cổ mình nữa.
Người Nhật với tinh thần Samurai (Võ sĩ đạo) chắc hẳn cũng phải bái ông Chuẩn làm sư.
Vụ tự sát này làm tôi nhớ đến Chi cục trưởng Kiểm lâm Yên Bái, ông Đỗ Cường Minh. Ông Minh được biết là đã tự sát trong tư thế chỉa súng ra sau ót và bóp cò, không phải 1 mà là 2 phát.
Ở Việt Nam, đã không tự sát thì thôi, một khi đã tự sát thường chọn những tư thế rất khó, không giống ai.

Ngô Thanh Tú

Get paid to share your links!