Saturday, October 1, 2016

THOÁI NGỮ

Sau mỗi lần "vặn gãy" ngôn từ để cứu lấy một tình thế mà phần bất lợi thuộc về họ trong trạng thái tất cả xã hội đều thấy rõ điều ngược lại của những gì được công bố, thì cũng đồng nghĩa, niềm tin của dân chúng vào họ, với những gì họ vừa bào chữa, lại bị tước đoạt một cách thô bạo và chà đạp sâu thêm một lần nữa.
Vấn đề không phải là quyết định xử phạt hành chính, vấn đề cũng không phải số tiền 14.5 triệu với 7 lỗi khác nhau dành cho phóng viên trẻ, cũng không phải việc chỉ xử lý kỷ luật 2 chiến sỹ công an cảnh sát hình sự bằng hình thức khiển trách đầy ưu ái, mà vấn đề thực sự nó nằm ở sự biện tạo vụng về và bất chấp sự thật của những người nhân danh luật pháp trước dân chúng của mình.
Họ có thể cứu được một bàn thua trông thấy về hình ảnh của một vài người ở một thời điểm, nhưng chắc chắn, họ đã để thua cả một trận đấu với hàng vạn đồng đội chung chiến tuyến trong con mắt còn lại của những người chứng kiến. Đó mới là điều nguy hiểm hoàn toàn có thể biết trước, khi người dân chỉ cần có nhận thức rất đỗi bình thường thì đều hiểu, họ, sẽ còn có thể thay đổi và biến hoá những gì, theo ý chí và quyền năng của mình, nếu muốn?
Cú gạt tay vào má hay cú đá hơi cao chân ấy, không chỉ xuất hiện bởi một vài lần diễn giải, sẽ là những cú giáng trực diện làm tỉnh thức cho những ai còn mơ hồ về một niềm tin mù quáng nào đó đối với sự bình yên, sự trung thực, hay lẽ công bằng còn hiện hữu của một xã hội mà nó vốn ngày càng mục rỗng, tha hoá và đầy dối trá được tạo ra (?).
Ai dám tin vào những gì mình nhìn thấy? Ai dám chắc vào những gì mình nghe được? Ai còn muốn hy vọng vào công lý? Ai còn dám cạy nhờ tới luật pháp?
Sau hôm nay, tôi gần như tin tưởng rằng, người ta sẽ chẳng còn dám tin vào hầu hết bất kể điều gì nữa, ngoại trừ sự hồ nghi bao trùm lấy họ như một sự tự vệ chính đáng và hữu hiệu cuối cùng dành cho mình trước những bất công luôn sẵn sàng buộc vào họ bất cứ lúc nào.
Phải chăng, người ta muốn trở thành một Hồ Xuân Hương thứ hai khi tìm cách thoái thác những gì xảy ra với mình:
Giơ tay với thử trời cao thấp
Xoặc cẳng đo xem đất ngắn dài?

Luân Lê

Xem Như Mất Trắng!

Thú thật tôi thấy tội nghiệp anh công an này, vì để được giao nhiệm vụ ở khu vực nhiều hàng quán như Hồ con rùa, hẳn anh ta đã phải chung chi đậm cho các sếp công an phường. Bây giờ bị đình chỉ công tác, xem như mất trắng.
Hệ thống công quyền cộng sản là vậy, nạn hối mãi quyền thế trở nên bất trị, mọi chức vụ dù lớn hay nhỏ đều phải mua bằng tiền. Nhưng nào có yên, các đồng chí xung quanh, như bầy ác thú, luôn chờ dịp hạ gục con mồi để nhảy vào thay phiên kiếm chác.
Hy vọng các nhân viên nhà nước ngày càng nhận thức được và đặt niềm tin hơn vào vai trò nền tảng của luật pháp trong hệ thống chính quyền. Chỉ nền pháp lý minh bạch mới là chỗ dựa vững chãi và xứng đáng để mọi người đóng góp công sức vào việc xây dựng một chính quyền kỹ trị, còn tiền bạc chỉ có thể là phương tiện và mục tiêu của một chính quyền tham nhũng mà thôi. Không nên đặt cược tương lai vào canh bạc bạc bẽo như vậy.

Lê Công Định

Friday, September 30, 2016

ĐỐI XỬ

ảnh minh hoạ
internet

Anh chồng nọ mua một con cá về nhà bảo chị vợ nấu, sau đó chạy đi xem phim, chị vợ cũng muốn đi cùng. Anh chồng nói: “Hai người đi xem lãng phí lắm, em cứ nấu cá đi, đợi anh xem xong quay về, vừa ăn vừa kể cho em nghe tình tiết của bộ phim”.
Đợi anh chồng xem phim trở về nhà, không nhìn thấy cá đâu, bèn hỏi chị vợ: “Cá đâu rồi em?”.
Chị vợ kéo ghế, ngồi xuống, cất giọng bình tĩnh: “Em ăn hết cá rồi, nào, lại đây, ngồi xuống em kể cho anh nghe mùi vị của cá”.(online)


*** Bài học rút ra là :bạn đối xử với người khác như thế nào, thì họ sẽ đáp trả lại bạn bằng cách ấy.


Get paid to share your links!