Wednesday, September 28, 2016

VÔ ĐỊNH

Trước đó chỉ vài ngày ở Thừa Thiên Huế đã ráo rác về việc cả thành phố ngập trong biển nước sau một cơn mưa lớn.
Hôm qua ở TP.HCM còn khủng khiếp hơn khi dòng nước chảy xiết như những con sông mùa lũ, cuốn trôi cả người, xe và các đồ vật.
Đó là tình trạng trung về việc quy hoạch thành phố, quy hoạch đô thị tồi tệ, không có tư duy hay giải pháp khoa học. Người dân có thể coi đó là "hệ quả tự nhiên" của một hiện tượng thiên nhiên có mức độ lớn, nhưng đó chỉ là cách nhìn vấn đề theo hướng lạc quan tếu và cũng là né tránh cái cốt lõi thực sự của vấn đề.
Nếu một bài toán được đưa ra, bạn không đánh giá đúng đề bài, không nhìn nhận đúng phương pháp thì sẽ không bao giờ đi đến một cách giải và kết quả khả quan. Vì vậy bạn chỉ có thể bỏ nó đi và tìm một bài toán khác để giải chơi.
Cũng như giáo dục, cứ cải cách, năm này qua năm khác, đổ hàng đống tiền và hàng chục dự án gối đầu nhau không kịp dứt, nhưng cuối cùng là tình trạng giáo dục ngày càng tồi tệ hơn, đối phó hơn và nhiều biến thể khủng khiếp hơn. Học sinh như những đứa trẻ bơ vơ trong cơn khủng hoảng về chính sách đào tạo dài hạn bằng các kế hoạch ngắn hạn biến thiên liên tục.
Cái cuối cùng và cốt lõi của một vấn đề quản trị quốc gia, đó chính là quản trị quy hoạch gốc, nếu cái gốc đó khoa học thì tất cả những chuỗi chu trình tiếp theo sẽ vận hành tốt và đi lên.
Đó chính là vấn đề của thể chế chính trị, vì thể chế này bao trùm toàn bộ mọi ngành, mọi lĩnh vực, mọi mặt đời sống, nên nếu không thay đổi thể chế theo kiểu "cờ một tướng, kiềng một chân" thì sẽ không bao giờ có một toàn cảnh quốc gia vững chãi dù có chắp mọc thêm rất nhiều xúc tu như chân bạch tuộc vây quanh để chống đỡ mang tính tình thế. Nó chỉ khiến chính những giải pháp tức thời đó trở thành gánh nặng cho hệ thống vốn đã trở nên ngày một tồi tệ hơn thêm.
Vì mọi sự vá víu đều chỉ làm cho tấm áo nham nhở và chóng rách hơn.
Ngay cả cái cách khi gọi tên, dùng danh từ Sài Gòn khi ở đây có một sự kiện tiêu cực, và trịnh trọng xướng lên tên gọi TP.HCM khi có điều nổi bật nào đó diễn ra, đó chính là tư duy tồi tệ nhất của những con người bần tiện, xảo trá và luôn thoái thác sự thật mà chỉ muốn nhận lấy cái đẹp về mình.

Luân Lê

Thất thủ!

Sài Gòn thất thủ, Biên Hòa thất thủ, Huế thất thủ, Hà Nội thất thủ… Cả nước đang thất thủ bởi những trận mưa ngập ngoài sức tưởng tượng với mức độ ngày một tăng dần. Không chỉ ngập trong biển nước mênh mông sau những trận mưa mà thậm chí giới chính quyền bây giờ cũng ngượng ngập và “thất thủ” trong việc tìm cách giải thích dư luận, chính xác hơn, Việt Nam đang thất thủ toàn diện. Kinh tế thất thủ bởi lý thuyết “kinh tế XHCN” đã và tiếp tục dẫn đất nước đến vùng trũng ngập của những khoản nợ này đến những khoản nợ khác. Giáo dục đang thất thủ vì ngập trong tư duy lạc hậu. Xã hội đang thất thủ bởi ngập sâu trong tội ác. Y tế thất thủ khi ngập trong sự bất lực của giới điều hành. Môi trường thất thủ bởi cuộc tấn công không thể kiểm soát của những Formosa trước sự bất lực, tuyệt vọng, bế tắc và vô tâm. Con người cũng thất thủ khi ngập trong lối sống đầu độc nhau, bằng hóa chất và nhiều phương cách khác. Sự thất thủ nguy hiểm nhất và ảnh hưởng tương lai đất nước nhiều nhất vẫn là sự thất thủ trước Trung Quốc. Việt Nam đã không thể “thoát Trung”. Việt Nam vẫn bám chặt vào Trung Quốc. Việt Nam đang thất thủ. Toàn diện. Có con đường nào cho tương lai đất nước? Không và không bao giờ, nếu người ta chấp nhận sự thất thủ này mà không thay đổi thể chế. Không thay đổi, Việt Nam chỉ còn một con đường duy nhất để đi: con đường đi đến chỗ chết.

Manh Kim

Tuesday, September 27, 2016

Máy bay Nhật xuất kích khi phát hiện chiến đấu cơ Trung Quốc

Ảnh oanh tạc cơ H6 của Trung Quốc bay ở vùng giữa đảo Okinawa và Miyako, 26/10/2013.AFP PHOTO / JOINT STAFF
Tokyo phản ứng mạnh mẽ sau vụ Không quân Trung Quốc tập trận trong vùng biển chiến lược ở Hoa Đông. Theo thông cáo ngày 26/09/2016 của bộ Quốc Phòng, 8 chiếc máy bay Nhật Bản đã xuất kích ngay khi phát hiện chiến đấu cơ Trung Quốc bay qua eo biển Miyako vào hôm qua.
















Trả lời báo chí sáng nay tại Tokyo, phát ngôn viên phủ thủ tướng Nhật, Yoshihide Suga cho biết thêm: cho dù không vi phạm không phận của Nhật Bản nhưng đây là lần đầu tiên chiến đấu cơ Trung Quốc bay qua khu vực eo biểu Miyako, cách không xa quần đảo có tranh chấp chủ quyền Senkaku/Điếu Ngư. Đây là nơi từ năm 2013 Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố thành khu vực « vùng nhận dạng phòng không AZID » bất chấp sự chống đối của Nhật Bản và đồng minh Hoa Kỳ.
Cũng trong buổi họp báo sáng nay (26/09/2016) phát ngôn viên của thủ tướng Nhật nhấn mạnh Tokyo « không thể chấp nhận để không phận trong vùng gần quần đảo Senkaku thuộc về Trung Quốc ».
Eo biển Miyako nằm giữa hai đảo Miyako và Okinawa của Nhật Bản, được Trung Quốc xem là một vùng chiến lược, cửa ngõ mở ra tây Thái Bình Dương.
Bắc Kinh hôm qua thông báo đã tiến hành một cuộc tập trận trên không ở Biển Hoa Đông, huy động hơn 40 máy bay, trong đó có chiến đấu cơ, máy bay oanh tạc và máy bay tiếp liệu, mô tả đây là một cuộc « tập trận thường lệ » trong vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc với mục đích « bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia và gìn giữ hòa bình ».
Hãng tin Bloomberg nhắc lại tháng 5/2016 một số phi vụ của Không quân Trung Quốc từng bay ngang eo biển Miyako, nhưng cuộc tập trận ngày 25/09/2016 đã huy động một số lượng máy « lớn chưa từng thấy ». Theo lời một viên tướng về hưu của Trung Quốc, « sự kiện chưa từng xảy ra » nói trên « nhằm tăng cường khả năng tác chiến ở biển khơi » của quân đội Trung Quốc.
Sự hiện diện của máy bay Trung Quốc và Nhật Bản trên bầu trởi Biển Hoa Đông một lần nữa cho thấy căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Theo RFI

Get paid to share your links!