Monday, September 26, 2016

Công hay tội?

ảnh minh hoạ
Lâu rồi tôi không quan tâm đến việc các lãnh đạo CSVN cũng như đám dư luận viên tay sai phát ngôn điều gì, vì sự nguỵ biện, dối trá và vô sỉ là điểm chung của họ. Nhưng tôi không thể không lưu tâm đến ảnh hưởng của các phát ngôn tai hại như thế đối với người dân, đặc biệt là giới trẻ, chưa hiểu rõ những nguỵ biện đó. Rất nhiều lần đám dư luận viên tấn công cá nhân tôi bằng luận điệu đó trên Facebook và còn không ít người cảm thấy cách đặt câu hỏi như bà Kim Ngân là hữu lý. Vì vậy, tôi xin góp vài ý kiến sau đây về chuyện "làm được" hay "chưa làm được":
1/ Về phần các lãnh đạo CSVN:
Làm lãnh đạo chính trị không có nghĩa là đã hoặc đang đóng góp nhiều cho đất nước, còn làm dân thường thì không. Thực ra, ở các nền dân chủ càng lành mạnh, khối XHDS (tức khối dân thường có tổ chức) đảm nhận và tự quản hầu hết các công việc của cộng đồng và quốc gia. Hệ thống lãnh đạo chính trị (nhà nước) chỉ đóng vai trò điều phối các hoạt động ấy trong một trật tự luật pháp nghiêm minh để đảm bảo tự do của người hay cộng đồng này không đè bẹp tự do của những người, cộng đồng khác. Hệ thống nhà nước càng gọn nhẹ, XHDS càng trưởng thành, nền dân chủ càng chất lượng. Đó là nói trong các chế độ dân chủ.
Trong các chế độ độc tài, lãnh đạo chính trị không do dân bầu mà chỉ là những nhân vật do các phe cánh trong đảng cầm quyền sắp xếp đưa lên, nhằm bảo vệ quyền lợi chính trị của đảng; hoặc chỉ là sự chia chác ghế cầm quyền dựa trên sức mạnh kinh tế. Ở đó, các lãnh đạo chính trị không đủ tư cách lãnh đạo quốc gia và càng không có khả năng bảo vệ quyền lợi đất nước và người dân. Nghiêm trọng hơn, họ dùng chức vị để tham nhũng, đục khoét ngân quỹ quốc gia, xâu xé tài nguyên thiên nhiên, chia chác lợi ích kinh tế đáng lẽ thuộc về người dân, bán đất bán rừng cho ngoại bang lấy tiền bỏ túi...gây ra các thảm hoạ cho người dân như: Bauxite Tây Nguyên, Formosa Vũng Áng, thuỷ điện sông Đà và các công trình quốc gia quan trọng bị rút ruột khác... Nguy hiểm hơn cả, các lãnh đạo cộng sản hiện nay còn mưu đồ bán nước cho Trung cộng, đó là tội phản quốc. Như vậy họ không những không có chút công lao nào, mà còn là tội phạm đáng bị xử những mức án nặng nhất trong một nền pháp luật công minh.
Bởi vậy, mỗi một cá nhân trong chế độ độc tài CSVN là những tên tội đồ bán nước, họ không hề có tư cách để nói chuyện "làm được gì" hay "không làm được gì" với người dân chúng ta. Đội ngũ an ninh và dư luận viên làm tay sai cho những tên tội đồ cũng hoàn toàn không có tư cách kể công mà đáng lẽ ra phải ngồi trước vành móng ngựa.
2/ Về phần những người đấu tranh cho dân chủ và XHDS:
Họ chỉ bày tỏ quan điểm đối lập một cách ôn hoà đối với các chính sách quốc gia. Điều này bình thường trong các nền dân chủ. Trong chế độ độc tài, những người dám lên tiếng phản đối chính quyền phải chấp nhận nhiều rủi ro, nhiều mất mát cho bản thân và gia đình nhằm đấu tranh cho các giá trị tiến bộ. Việc thực hiện trách nhiệm công dân trong bối cảnh nguy hiểm như thế có thể được xem là có công, không nhiều thì ít.
Hơn nữa, ngoài những người lên tiếng phản đối chính quyền cách này cách khác, còn có những người vừa đấu tranh với chính quyền độc tài bằng cách lên tiếng, vừa từng bước khó nhọc xây dựng XHDS tại Việt Nam. Những người này vừa là nạn nhân nhân quyền của chính quyền cộng sản, vừa là người thực hiện các công tác XHDS hướng đến các cộng đồng bị gạt ra bên lề xã hội. Một lãnh đạo cộng sản ít tội nhất cũng không thể so sánh với một Trần Thị Hồng (vợ mục sư Nguyễn Công Chính đang ngồi tù vì đấu tranh cho tự do tôn giáo trong cộng đồng sắc tộc) vừa phải nuôi chồng ngồi tù oan khuất với năm con nhỏ vị thành niên, vừa hỗ trợ những cộng đồng sắc tộc nghèo khổ nhất Tây nguyên.
Còn nhiều những anh chị em khác, hằng ngày, công khai hoặc âm thầm, giúp đỡ những người vì các đấu tranh cho các giá trị tiến bộ mà phải chịu đàn áp, ngồi tù. Khi chính quyền coi những người đối kháng là kẻ thù, thì có nhiều người khác làm nhiệm vụ bảo vệ họ với tư cách những human rights defenders. Một bên gây tội với những người dân lương thiện, một bên bảo vệ họ. Ai có tội, ai có công? Trong khi đảng cộng sản Việt Nam đang từng bước bán nước, những người dân thường như chúng tôi kêu gọi bảo vệ chủ quyền lãnh thổ dưới nhiều hình thức biểu tình dân vận và vận động quốc tế để rồi phải chịu sự trù dập từ chính quyền. Ai có công, ai có tội?
3/ Còn vô số những người vô danh khác đóng góp cho xã hội bằng nhưng công việc vô cùng tử tế như: người khuyết tật vượt lên những trở ngại cá nhân để giúp đỡ những người đồng cảnh ngộ, những thanh niên mở các lớp dạy học miễn phí cho người nghèo, những gia đình Phật tử hằng ngày vẫn tặng cơm cháo cho các bệnh nhân nghèo, các nhóm thanh niên Công giáo bảo vệ sự sống... Họ âm thầm nhưng bền bỉ, chứ không giống các pha diễn trò của lãnh đạo cộng sản trước máy quay.
Ngay cả một người dân không tham gia XHDS, mà chỉ chăm lo đời sống cá nhân và gia đình họ cũng vẫn có công đóng góp cho quốc gia những đứa con có thể làm nhiệm vụ cầm súng bảo vệ đất nước khi quốc gia cần đến họ. Chính những người dân thường này sẽ bám chặt và gìn giữ mảnh đất chữ S này chứ không ai khác. Lãnh đạo cộng sản đi đêm với ngoại bang, con cái họ thì ra nước ngoài lập nghiệp hoặc học hành. Họ sẽ ngồi ở nơi an toàn nhất khi có chiến loạn xảy ra trên đất nước. Như thế, các tên tham nhũng, bán nước và tay sai làm sao đủ tư cách luận công với dân thường chúng tôi?
Vì thế, hỡi những người dân Việt Nam cần lao, hỡi những bạn trẻ đang siêng năng dựa trên sức mình mà vươn lên trong cuộc sống, chúng ta có công với đất nước này hơn bất cứ tên tội đồ cộng sản nào.
Huỳnh Thục Vy

Một phút suy tư: Chữ TÂM

ảnh internet
Tâm là một điểm tuy nhỏ nhưng quan trọng, nên người ta mới gọi là tâm điểm.
Tâm của con người càng quan trọng hơn vì nó nói lên nhân cách của một con người:
- Tâm lệch lạc thì cuộc sống nghiêng ngả đảo điên.
- Tâm gian dối thì cuộc sống bất an.
- Tâm ghen ghét thì cuộc sống hận thù..
- Tâm đố kỵ thì cuộc sống mất vui.
- Tâm tham lam thì cuộc sống dối trá …
Cho nên , ta không những đem tâm của mình đặt ngay trên ngực để yêu thương, mà còn:
- Đặt trên tay để giúp đỡ người khác.
- Đặt trên mắt để nhìn thấy nỗi khổ của tha nhân.
- Đặt trên trán để mau mắn chạy đến với người cùng khổ.
- Đặt trên miệng để nói lời an ủi với người bất hạnh.
- Đặt trên tai để biết nghe lời than trách, góp ý của người khác.
- Đặt trên vai để biết chịu trách nhiệm và chia sẻ trách nhiệm với anh em chị em.
*** Thân xác không tim thì thân xác chết, làm người không có tâm thì cuộc sống chỉ có hận thù và là mối nguy hiểm cho mọi người.

Sưu Tầm

5 Nghịch Lý Không Thể Ngược đời Hơn Của Người Việt.

1. Cần nhà hơn là tổ ấm
Người Việt chúng ta với tâm lý “an cư lạc nghiệp” nên luôn muốn sở hữu một căn nhà. Vì vậy, ai cũng phấn đấu kiếm tiền tậu được ngôi nhà mơ ước. Có người vay nợ để mua cho được căn nhà rồi ráng làm lụng kiếm tiền trả dần.

Có nhà rồi, chúng ta vẫn dành phần lớn thời gian ở ngoài đường chứ không phải ở nhà. Chúng ta vẫn tiếp tục ra đường “cày bừa” vất vả ngoài đường để có thể đổi nhà khác to hơn, mua sắm cho nhà nhiều vật dụng tiện nghi hơn. Lẽ nào chúng ta cần một “căn nhà” hơn là một “tổ ấm”?


2. Đẻ con cho người giúp việc
Vợ chồng ở với nhau chỉ mong có đứa con cho vui cửa vui nhà. Cặp vợ chồng nào chẳng may vô sinh hiếm muộn thì quáng quàng đi bác sĩ Đông Tây đủ thể loại mong kiếm được mụn con. Trông mong vậy nhưng đến khi có con, chúng ta mặc nhiên giao con của mình cho người giúp việc trông nom, chăm sóc.
Việc dạy dỗ con cái cũng khoán luôn cho người giúp việc. Còn chúng ta – những người đã sinh ra những đứa trẻ thiên thần ấy thì mải mê đi làm kiếm tiền. Mỗi ngày gặp con chưa được 1, 2 tiếng đồng hồ. Vậy, chúng ta đẻ con để người giúp việc có được niềm vui nâng niu ẵm bồng chớ đâu phải cho ta?

3. Người nghèo sang hơn người giàu
Chúng ta ở thành phố, mức sống cao, thu nhập cao nhưng mấy khi chúng ta sắm được cho cha mẹ ở quê những thứ tốt nhất. Hầu hết những gì chúng ta gửi về nông thôn là những thứ đồ cũ chúng ta không xài nữa, đã hư hỏng hoặc không hợp thời.
Ngược lại, những người “nghèo khó” ở nông thôn luôn chọn những thứ tốt nhất gửi lên cho người thành phố. Con gà béo nhất, buồng chuối to nhất, trái mít ngọt nhất… Chẳng phải dân nhà quê “chơi sang” hơn người thành phố sao?

4. Kiếm tiền mua sức khỏe
Chúng ta muốn kiếm thật nhiều tiền, vì thế chúng ta phải làm việc thật nhiều. Làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm, tuần làm 40 giờ không đủ tranh thủ thêm cuối tuần. Hậu quả là cơ thể không một phút nghỉ ngơi khiến cho mắt mờ chân run, đầu óc mụ mị, lục phủ ngũ tạng rệu rã… phải vào bệnh viện.
Lúc đó, bao nhiêu tiền do làm lụng vất vả mà có lại đưa hết cho thầy thuốc để mua sức khoẻ. Liệu có mua được không?

5. Thế giới ảo “thực” hơn thế giới thực
Công nghệ càng phát triển, chúng ta càng kết nối được nhiều người, khoảng cách địa lý không còn là vấn đề nữa. Ngồi một chỗ, chúng ta có thể trò chuyện với bạn bè khắp thế giới, kết nối mọi thông tin thông qua cái điện thoại bé xíu cầm trên tay. Nhiều quan hệ quá, nhiều thông tin quá nên chúng ta không còn thời gian cho quan hệ thật, đời sống thật nữa. Bữa cơm gia đình mỗi người bưng một tô ăn với một cái điện thoại.
Gặp gỡ cà phê cũng mỗi người cầm một điện thoại hí hoáy chấm quẹt, thỉnh thoảng ngước lên nhìn nhau gượng gạo cười lấy lệ rồi lại cắm cúi chấm quẹt. Thế giới ảo hấp dẫn hơn thế giới thật mất rồi!

Internet

Get paid to share your links!