Saturday, August 27, 2016

Phỏng Vấn Chí Phèo.


Nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày “ Toàn dân tự sướng“. Phóng viên báo “ Dâm Nhân" đã có cuộc phỏng vấn chớp nhoáng với Chí Phèo.
*****
Phóng viên (PV) : Chào anh Chí Phèo, cám ơn anh đã đồng ý trả lời phỏng vấn. 
Chí Phèo (CP) : Khỏi cần cám ơn, đang nhạt mồm đây. Cứ chi cho hai chai nút lá chuối là được .Tớ đổi tên rồi, bỏ chữ Phèo đi, nghe nó nội tạng quá. Dạo này lắm bọn buôn lòng phèo thối. Tớ không muốn mang tiếng là thực phẩm rẻ, độc hại. Nghệ danh mới của tớ bây giờ là Chí Pháo.
PV : Cái tên mới nghe giòn giã quá.
CP: Ở cái làng này, từ gã xe ôm đến tay chủ tịch, thằng nào chả thích “ Nổ“. Đã thế, tớ lấy tên là Pháo cho chúng nó điếc tai.
PV: Nghe nói có thời anh mở công ty một thành viên. Chuyên kinh doanh đâm thuê, chém mướn, đòi nợ và ăn vạ ?
CP : Giải nghệ rồi, kiếm được nhiều “xiền“ đấy, nhưng phải chung chi hết cho Công an, chính quyền mới có đất sống.Ngày xưa mình lấy mảnh chai rạch mặt, đâm vài nhát, tưởng thế là ghê. Bây giờ bọn “ Tuổi Trẻ Liều Cao “ chơi bằng mã tấu, dao phay, “hàng nóng“ K59 . Đứt một lúc bốn năm mạng là thường. Thật là hậu sinh khả ...ố.
PV: Thế anh làm nghề gì bây giờ ? làng Vũ Đại ra sao ?
CP: Cả làng vén quần tận háng, lội ruộng, đạp vào cứt trâu để “ Đi tắt đón đầu“ lên Chủ Nghĩa Xã Hội. Lão Bá Kiến trúng chủ tịch xã.Vừa rồi nhờ đứa thi hộ, lão kiếm được cái bằng Cử nhân Quản trị hành chính. Đang quy hoạch cán bộ mà, tầm nhìn năm 2020, trưởng thôn cũng phải có bằng Tiến sĩ. Còn tớ thành thằng mõ đi chửi thuê cho xã.
PV : Lại có nghề chửi thuê à?
CP : Không phải đứng giữa làng, giữa tổng mà chửi đổng như xưa nữa.Chẳng to mồm bằng loa phát thanh của thôn.Tớ chửi trên mạng, người ta gọi tớ là “ Con người mới XHCN “. Là “Dư luận viên“, chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hoá.Tớ chửi đứa nào bôi nhọ chủ tịch Bá Kiến, nói xấu làng Vũ Đại và công cuộc đổi mới. Chửi những đứa không thèm chửi nhau với tớ. Có lúc quên , tớ chửi luôn cả bố con thằng thuê tớ . Mỗi tháng họ trả cho 500 “ xìn“, đủ để uống rượu. Hôm nào đi ném mắm tôm, gạch đá vào bọn dân chủ, phản động thì được thêm “ phụ phí công tác “. Bên trường An ninh họ còn mời tớ làm cố vấn trong môn học “ Đóng giả côn đồ “ nữa đấy.
PV: Anh vẫn độc thân à ? Thị Nở đâu rồi ?
CP: Ối dào, già nhân ngãi, non vợ chồng. Chúng tớ đã “chia tay hoàng hôn “. Nó bán mảnh đất bà cô để lại, lấy tiền đi thẩm mỹ Cát Tường, “trùng tu, tôn tạo và cơi nới di tích“. Xẻ môi, nâng ngực, độn mông ,vá màng trinh. Nhan sắc của thị bây giờ bóp chết con mẹ tên Ngan, nuôi cá tra kiêm chủ hội tín dụng đen xã này. Thị có bí kíp giả làm gái nhà quê còn din, đi bán trinh. Lừa được khối thằng, kiếm vài trăm triệu như bỡn.Năm ngoái, nó bị một vố đau lắm.Lần ấy ,thị bán “cái ngàn vàng “ cho thằng Choi Xong Dong. Khi làm tình, thị giả vờ xấu hổ, đau đớn rên rỉ, rồi bí mật lấy lọ mực đỏ mà thị thủ sẵn, lén đổ ra đệm, xong vứt béng đi .Sáng hôm sau, sẽ la lên rằng mình bị thủng màng trinh , chảy máu, mất đời con gái...
PV: Có phải gã Chơi Xong Dông, người Hàn Quốc, biết tiếng Việt, mở dịch vụ tuyển cô dâu Việt nam không ?
CP: Chí phải, thằng này biết tỏng mưu của Thị Nở. Đã bí mật thay mực đỏ thành mực xanh.Sáng ra,nhìn thấy vết xanh lè trên giường, thị sợ quá.Thằng Dông bảo, em nứng tình, rướn mạnh nên bị vỡ mẹ nó mật rồi. Tai nạn lao động tình dục nghiêm trọng.Không đến bệnh viện thay mật nhanh là chết. Tay bác sĩ trưởng khoa , dơ cái mật cá trắm, bảo đấy là mật người. Phải mua 400 triệu của bọn buôn nội tạng bên Tàu. Hắn gây mê cho thị, nhét cái mật cá qua họng vào bụng . Gọi là phương pháp cấy ghép tạng không dùng keo. Thị tỉnh lại ,đái ra nước có màu mực tím. Bác sĩ nói ca ghép thành công, mật mới đã hoạt động.Vụ này thằng Dong thông đồng với bác sĩ, vặt được cuả thị 500 triệu.
PV :Vậy Thị Nở không trả thù, đòi tiền sau khi biết bị lừa à ?
CP: Nó thuê tớ xách dao đến bệnh viện, xin tay bác sĩ tý tiết. Nhưng bọn xã hội đen bảo, tay này có người nhà là quan to công an .Còn thằng Choi Xong Dong đã cao chạy xa bay . Nể tình cũ ,nhưng tớ chả dám dây với bọn “ Còn Đảng Còn Mình“. Chúng mà đưa về đồn giam một đêm. Sáng sớm tớ đã lên đường đi Yên bái, “ theo chân Bác“, phiêu diêu miền cực nhọc. Tớ ngộ ra một điều rằng, trước kia mình đòi Bá Kiến cho làm người lương thiện là ngu. Ở cái xứ này ,bọn gian ác, lừa đảo lại được ca ngợi là tài giỏi và tử tế.
PV : Một câu hỏi của mọi cuộc phỏng vấn: Sắp tới anh có dự định gì?
CP : Thị Nở đang gạ tớ làm vệ sĩ riêng cho thị. Sau cú bị lừa, thị đầu tư vào giải trí, truyền thông. Thấy thiên hạ đồn rằng nổi tiếng lắm trong giới Showbiz. Thị đổi tên thành TinaNo, ngồi ghế giám khảo cuộc thi Sức khỏe tình dục. Thị cắn móng tay, cạo lông nách để phản đối bọn buôn sừng tê giác và lông thú . Vừa rồi thị còn đi theo con mẹ nào ấy, sang tận Syria ở Trung Đông, làm phim “Ký sự Âm Hộ , góc nhìn từ khe háng “. Bộ phim nghe nói giật giải “ Chim cánh cụt “ tại liên hoan phim phóng sự, dành cho người khiếm thị, khiếm thính. Thị nói tớ đi bảo vệ cho cái bím của thị , còn lương thiện hơn làm tay sai cho bọn quan chức. Nếu làm tốt , ngoài lương sẽ có thưởng bằng những “ tối ngủ thân mật“. Thị cần cái thương hiệu giang hồ của tớ.
PV: Anh định bỏ nghề Dư Luận Viên à ?
CP: Tớ đi theo tiếng gọi của con....“Chim“. Tớ cũng cần tiền mua rượu. Những lúc say, thấy thiên hạ tử tế và tỉnh táo, chỉ có mình là điên .Sợ nhất là nhũng lúc tỉnh, khi ấy thiên hạ trở thành đểu cáng và điên hết cả hay sao ? Quan điên kiểu quan, dân điên kiểu dân.Bây giờ tớ phải đi thu tiền phạt nhà nào không treo cờ ngày Quốc khánh 2-9 đây. Xã bảo phạt 10 nghìn, tớ thu 20. Phép vua thua lệ làng, lệ làng đéo bằng luật thằng Chí Pháo.
PV: Tặng anh hai chai Nếp Mới Hà Nội đây.Uống xong, đảm bảo“thăng“ luôn. Chúc anh đạt được nhiều thành tích trong sự nghiệp chửi bới đã được Đảng giao phó.

FB Van Man

CHUYỆN ĐẤU TỐ...


Chiều nay đang lên lớp, bỗng thấy dđ reo , trong máy có một giọng nữ:
- Thầy ơi, em đây, em là Nga ,học thầy khóa 76-79.
Không nhớ lắm nhưng tôi vẫn niềm nở :
- À chào Nga, em khỏe chứ?
Sau mấy lời thăm hỏi, Nga hỏi tôi :
- Thầy có nhớ Diệp ở lớp em không?

Nghĩ ngợi một lúc tôi đã nhớ ra Diệp, cô học trò thanh mảnh, xinh xắn, có tài và ngoan ngoãn. Vì những đặc tính tốt đẹp đó mà khi ra trường Diệp được ở lại làm việc ở trường và 2 thầy trò làm việc cùng cơ quan.
- Thầy có nhớ. Diệp giờ thế nào?
Nga nức nở :
- Diệp chết rồi. Diệp chết vì bị ung thư....
Rồi người học trò cũ của gần 40 năm về trước kể cho tôi nghe về cái chết đau đớn của bạn mình. Đột nhiên Nga nấc lên:

- Thầy ơi , trước lúc ra đi, Diệp khóc và nói với em là nếu có dịp nào đó mà liên lạc đươc với thầy thì cho Diệp có lời xin tạ lỗi tới thầy....
Rồi Nga nói tiếp:
- Diệp ân hận lắm, nó nhắc đi nhắc lại mấy lần là khi này người mà nó nhớ đến không phải là bố mẹ, chồng con mà là thầy. Giá như lúc này Diệp được gặp thầy thì Diệp sẽ quỳ xuống lậy để xin được tha lỗi rồi mới ra đi thanh thản được...

Nga còn nói tiếp: 
- Thầy ơi, suốt bao năm qua em không thực hiện được lời dặn lại của Diệp, mà lòng không yên. Em tìm lại những người bạn học cùng khóa năm ấy, nhưng không ai biết thầy giờ ở đâu. Mãi đến hôm nay em mới có được số điện của thày đây. Vậy là em nhẹ lòng. Em đã thực hiện được lời dặn lại của Diệp trước lúc bạn ấy đi xa.

Tôi lặng người đi, quá khứ bỗng ùa về như một cơn bão. Tôi thương cô học trò cũ đoản mệnh và đau lòng khi nhớ lại cái thời ấy.
Cái thời mà người ta đã bắt con cái phải đấu tố cha mẹ, rồi anh em, vợ chồng đấu tố lẫn nhau... Diệp cũng là nạn nhân của cái trò hề bất nhân ấy. Diệp buộc lòng phải làm theo sự chỉ đạo của cấp trên và hùa theo số đông mà phản lại người thầy của mình....
Sau cái thời đen tối đó, tôi phiêu dạt đó đây, cắt đứt liên lạc với mọi người, vậy mà cứ dần dần những ai đã tham gia đấu tôi khi ấy đã tìm đến gặp tôi để xin lỗi. Rồi hôm nay đến Diệp...
Diệp ơi, thầy không trách oán gì con đâu. Thầy chỉ đau lòng thôi. Ở nơi mù xa con đừng ân hận gì Diệp nhá.
 Nguyễn Bảo Châu.

ĐIỀU KỲ DIỆU SAU CUỘC MƯA LỚN


Nhà báo Hoàng Minh Phạm VnExpress (em trai nhà báo Hoàng Minh Trí)
Tôi vừa trở về nhà sau một ngày làm việc từ công ty. Hành trình dài hơn thường lệ, bởi một trận mưa lớn trút xuống hạ tầng đường bộ Việt Nam, một trận mưa chưa từng có.
Chúng tôi rời khỏi công ty từ 18h. Giao thông trước toà nhà công ty kẹt cứng. Bước xuống đường, đông nghẹt người vì rất nhiều xe ùn tắc.
Không còn tín hiệu đèn điều khiển, tất cả đều phải hướng theo cây gậy của cảnh sát giao thông. Xe tôi xếp hàng trong hàng người bất tận, đến tận 19h mới đến được cua quẹo đầu tiên cách điểm xuất phát 1 cây số. Hệ thống đèn giao thông không hoạt động, phải ra hiệu bằng tay. Thứ tự các xe đi thẳng, quẹo trái, quẹo phải, quay đầu, chạy ngược chiều... thay đổi liên tục và chỉ được thông báo qua tiếng còi xe. Bởi ngay cả hệ thống chỉ dẫn bằng tay cũng đã vô tác dụng.
Và trong khung cảnh tưởng như sẽ vô cùng hỗn loạn ấy, lại là một sự trật tự đáng ngạc nhiên. Gần như không ai phàn nàn. Tất cả mọi người đều luồn lách rất trật tự. Không thấy sự vội vàng chen lấn như ngày thường. Mọi người nhường nhịn và thông cảm cho nhau lẫn cho những người cố tình chạy ngược chiều.
Khi tôi vừa qua khỏi cua quẹo, không còn một chỗ để lách. Dòng xe nối đuôi nhau la liệt trên đường, trong một khung cảnh tôi chưa từng chứng kiến ở đâu trên thế giới. Trên vỉa hè cũng không còn chỗ lấn. Nhưng sự thông cảm và chia sẻ được duy trì đến tận phút cuối.
Trên làn đường dành cho xe ô tô, ngày thường, sự riêng tư vô cùng được tôn trọng. Nhưng hôm nay, mọi người chia sẻ cho nhau từng khoảng trống. Ngày thường, lái xe ô tô là những người vội vàng nhất, khó tính nhất. Nhưng hôm nay, tôi chứng kiến những tài xế nhẹ nhàng nói chuyện với người đi xe máy, nhớ chen từ từ thôi, còn cẩn thận dặn lại sợ họ sốt ruột:"Bình tĩnh em ơi, coi chừng trầy xe chị".
Không có sự cáu gắt hay giục giã, mọi người vui vẻ với nhau, chia sẻ những giọt mưa ướt. Tất cả đều biết rằng mình đang là nạn nhân của một cơn mưa lớn, một cơn mưa không báo trước. Và không ai bảo ai, tất cả quyết định rằng họ sẽ cùng đoàn kết và hỗ trợ nhau dù chỉ bằng sự im lặng.
Đây là lần thứ 1000 tôi chứng kiến một khung cảnh mà tưởng như sẽ có hỗn loạn, cuối cùng lại chỉ thấy sự đoàn kết và sẻ chia.
Hàng ngày, chúng ta phải nghe rất nhiều lời phàn nàn về ý thức của người Việt. Đường sá, xe cộ đông sẽ là nơi dễ nhìn thấy những câu chuyện như thế nhất. Nào là chen lấn khi chạy xe, nào là tranh cãi quanh thái độ chạy ẩu, từ lời ăn tiếng nói đến cung cách ứng xử, chỗ nào cũng thấy "người Việt xấu xí". Ngày thường, một cái va quẹt xe, một vụ vượt đèn vàng, sẽ nhận không biết bao nhiêu nhiếc móc to tiếng.

Nhưng hôm nay, trước một cơn mưa lớn, tôi chỉ nhìn thấy hình ảnh của một dân tộc đoàn kết. Một cơn mưa phá hoại, vốn chủ đích tạo ra sự hỗn loạn, lại đẩy mọi người xích gần lại với nhau. Chính hành vi của ông trời khiến cho người Việt bộc lộ những đức tính tốt đẹp của mình: sự đoàn kết; sự sẻ chia.
Và tôi tin rằng những điều tôi đã chứng kiến ở trên đường hôm nay không phải là cá biệt, bởi tôi đã nhìn thấy tinh thần ấy hơn một lần. Tôi biết, chứ không phải tin, rằng tinh thần dân tộc của chúng ta chưa bao giờ phai nhạt.
Cơn mưa lớn chiều nay đã tắt đi được những xe máy vô tri và làm ngập những con đường vô giác, nhưng vô tình, lại bật lên ý chí đoàn kết dắt bộ lội nước của những con người Việt Nam. Đó là một cuộc cơn mưa thất bại.
Và đám đông tôi nhìn thấy, cho dù rất trật tự và nhẫn nại, lại cho thấy sẽ thật bất hạnh cho bất kỳ cơn mưa nào lăm le tấn công dân tộc này.
FB Con Đường Việt Nam

Get paid to share your links!