Saturday, August 20, 2016

DMCS??? Hãy hiểu theo cách của bạn!





Cách đây một tuần .. Tôi mặc chiếc áo này ... đang chạy xe honda dạo quanh Sài Gòn.. trên đường họ chạy qua Tôi và nhìn lại .. Tôi nghĩ mọi người thấy Tôi mặc áo này lạ thì phải.. sau đó tôi dừng xe thì có mấy Em thanh niên đọc dòng chữ sau lưng Dân Muốn Cá Sống... và dịch ra bốn chữ cái là DMCS ( địt mẹ cộng sản) lúc đó tôi rất vui vì các bạn hiểu .
Rồi hôm qua nhân chuyến đi công việc xa.. Tôi lại mặc áo này vào quán cafe.. lúc đó tôi mặc thêm áo khoác chỉ thấy mặt trước áo Kiện trung quốc ra tòa.. 
Khi tôi đến quán cafe thấy có chiếc xe hơi 7 chỗ biển số xanh.. thía là tôi biết quán cafe hiện có côn an đang ngồi trong đó... Tôi đi vào và chú ý một bàn 4 người .. trong đó có một người lớn tuổi nhất chú ý đến tôi và cứ nhìn vào cái áo tôi đang mặc.. và lúc đó tôi nhận ra đó là côn an. Nhưng vẫn tỉnh bơ ngồi cafe .. rồi đứng lên đi lại cố tình khoe áo cho họ nhìn cho rõ.. hihihi
Theo Tôi nghĩ mình không cần phải làm gì lớn lao trước hết mình cần mặc những chiếc áo này đi khắp nơi cho người dân hiểu về Trường Sa và Hoàng Sa... về Formosa.. 
Sau đó giải thích cho họ hiểu và Tôi nghĩ rằng một ngày không xa .. họ hiểu và sẽ đồng hành với mình..
Đi ra ngoài cứ mặc áo này chẳng cần phải giơ biểu ngữ làm gì..

FB Thu Nguyệt

Để KHÔNG CÒN Sự “Hả HÊ” VớI CÁI ÁC…

ảnh chỉ mang tinh minh hoạ
nguồn internet
Sau khi giết chết bà Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long), đám du kích ném xác bà vào áo quan “rồi nhảy lên vừa giẫm vừa hô: "Chết còn ngoan cố này, ngoan cố nổi với các ông nông dân không này?"… (“Đèn Cù”, Trần Đĩnh). Cái ác man rợ và sự hả hê trước cái ác đã hình thành và vọng ra từ tiếng xương gãy răng rắc của thi thể bà Năm từ rất lâu rồi, chứ không phải gần đây. Có ai cảm thấy không kinh tởm cho sự tàn ác và tâm địa ác độc trong cái chết bàNăm hay vô số người tương tự không? Cái ác lan tràn và sự thù hằn tích tụ, như đang thấy, chỉ là cái gạch nối gần như chưa bao giờ đứt đoạn của cái ác từ hàng chục năm trước. Không phải xã hội bây giờ mới ác. Sự ác độc của con người đối với con người thật ra đã “tạo nghiệp” từ lâu.
Cái ác và sự hả hê trước cái ác, đáng nói hơn, lại chưa bao giờ dừng lại. Nó chưa bao giờ chết. Nó được gieo cấy, được nuôi, thậm chí được “tạo” môi trường để sống. Nó thể hiện trong chính sách đối xử giữa kẻ “thắng” với người “thua”. Nó thậm chí nằm ngay trong trang sách giáo khoa. Nó gieo mầm ác bằng những câu chuyện “anh hùng” và “dũng sĩ” giết người như ngóe ngay cả đối với trẻ thơ. Lẽ nào những mẩu chuyện nhồi sọ độc ác như thế lại “vô hại”? Nó không chỉ khiến đứa trẻ thấy việc giết người là “bình thường” mà nó còn cho thấy việc hả hê trước những câu chuyện như thế cũng “bình thường”.
Sự được phép tồn tại, thậm chí “có quyền” tồn tại của tâm lý hả hê với cái ác, là một điều rất vô giáo dục và phản tác dụng mà những kẻ tạo ra điều đó phải chịu trách nhiệm đầu tiên, rồi mới nói đến xã hội. Điều này không chỉ xảy ra giữa những người “thắng cuộc” và người “thua cuộc”. Nó đang xảy ra giữa những người có quyền và phần còn lại của xã hội. Người có quyền bắt đầu “có quyền” “dạy dỗ” phần còn lại của xã hội. Các người làm được gì cho đất nước chưa? - họ hỏi, nhân danh quyền lực độc đoán. Khi hỏi như vậy, họ có hả hê không? Trong khi cùng lúc, xã hội tự hỏi với nhau rằng, đám quan quyền ấy, trong đó có vô số kẻ tham nhũng thối nát tột cùng, thì làm được gì cho nhân dân và đất nước?
Cái ác chưa bao giờ chết. Nó lộ nguyên hình trong những cuộc trấn áp “đánh chết mẹ nó đi” nhằm vào những người biểu tình. Một lần nữa, kẻ thủ ác vẫn hả hê sau khi vung ra những nắm đấm không có bất kỳ vết tích nào của lương tâm. Sự thù nghịch từ đó mà chồng thêm lên. Oán thù cứ thế thì bao giờ xã hội mới thôi loạn? Nói ra những điều này không phải để gieo thêm hận thù. Nói ra để thấy cái ác nó đến từ đâu và nguyên nhân nào tạo ra hậu quả khủng khiếp như đang thấy. Nói ra để thấy, không phải tự nhiên và không phải vô cớ mà “người dân” trở nên ác độc, với nhau và với chính quyền. Nếu lên án tâm lý ác độc của xã hội thì cũng cần phải sòng phẳng bằng cách lên án những trường hợp độc ác của những kẻ tay sai chính quyền. Không thể đòi hỏi người dân “phải” tử tế trong khi chính quyền không sửa họ lại để trở nên tử tế với dân. Hãy làm điều đó đi, tôi hy vọng, oán thù mới có thể được gỡ và cái ác mới có thể bị đẩy lùi.
FB Manh Kim

Thủ Tướng Úc: Việt Nam hành xử vô lý

Thủ tướng Australia, Malcolm Turnbull
 AFP photo
Quyết định của chính phủ Việt Nam liên quan đến hoạt động kỷ niệm trận đánh Long Tân khiến phía Australia thất vọng.
Thủ tướng Australia, Malcolm Turnbull, hôm nay lên tiếng bày tỏ sự thất vọng của bản thân khi mà hằng trăm cựu chiến binh Úc không được tham dự lễ kỷ niệm trận đánh vừa nêu.
Hãng thông tấn AFP cho biết bản thân ông Malcolm Turnbull phải mất cả tiếng đồng hồ điện đàm với người tương nhiệm Việt Nam, Nguyễn Xuân Phúc, để phía Việt Nam bãi bỏ lệnh cấm đưa ra lúc đầu. Tuy nhiên cuối cùng chỉ có 700 cựu binh Úc được cho phép đến khu vực tưởng niệm.
Thủ tướng Australia nói rằng ông tôn trọng quyền của chính phủ Việt Nam quyết định cho phép tổ chức những hoạt động nào tại đất nước của họ; thế nhưng việc thay đổi chỉ một ngày trước khi hoạt động tưởng niệm diễn ra là không hợp lý.
Trận đánh Long Tân là trận đánh giữa lực lượng quân đội Úc và chiến binh Cộng sản hồi ngày 18 tháng 8 năm 1966. Phía Úc chỉ có 108 binh sĩ chống lại cuộc tấn công của chừng 2 ngàn cán binh Việt cộng.
Có 18 binh lính Úc thiệt mạng và 24 người khác bị thương; trong khi đó ít nhất 250 cán binh cộng sản bị giết trong trận đánh Long Tân.
Phía Australia cho biết kế hoạch chuẩn bị cho những sinh hoạt tưởng niệm trận đánh Long Tân diễn ra suốt 18 tháng. Quyết định hủy lễ tưởng niệm vào phút chót mà Việt Nam đưa ra bị bộ trưởng phụ trách cựu chiến binh của Australia, Dan Tehan, gọi từ nguyên văn theo tiếng Anh là ‘cú lên gối’.
theo RFA

Get paid to share your links!