Wednesday, August 17, 2016

Chiếc giường và trái bắp

63ab076739.jpg
Trung tâm hành chính Đà Nẵng, thường được gọi là tòa nhà "trái bắp" (bên trái).
 Internet photo














Câu chuyện chiếc giường của chị Toàn ở làng Thành Liên, xã Trường Sơn, Nông Cống, Thanh Hóa viết xong vẫn ám ảnh mãi. Nỗi ám ảnh nhân lên nhiều lần khi câu chuyện tòa nhà hình trái bắp của Đà Nẵng như một con dao cùn cứ chọc sâu vào vết thương của người theo dõi.

Cán bộ vung vải ngân sách

Dao cùn vì những chuyện vung vãi tiền bạc không còn xa lạ gì ở cái chính quyền này nữa. Nếu làm thống kê về phung phí tiền trong tất cả các nước trên thế giới, Việt Nam may ra chỉ thua Tàu, phần còn lại chả chịu kém ai.
Cộng sản như những đứa con hư, chỉ biết xài tiền của cha mẹ mà không bao giờ biết tiếc bởi chúng có đổ chút mồ hôi nào trên những đồng tiền đó đâu? Cha mẹ chúng là nhân dân, những người cắm mặt xuống đất hay dầm mưa dãi nắng quanh năm để con cái là những lãnh tụ, những Bí thư, những đảng viên cao cấp cứ thoải mái mở kho ra lấy tiền tiêu xài không biết chán.
Cha mẹ chúng không được phép lên tiếng rầy la, chỉ được quyền than thở và sau đó tiếp tục cắm đầu xuống ruộng hay lặn ngụp trong sình lầy bắt ốc hái rau đóng từng xu thuế cho đám con phá của.
Cha mẹ chúng là chị Toàn của Thanh Hóa chỉ còn chiếc giường mỏng manh cũng bị chúng lấy đi đánh bạc. Chị Toàn ngồi khóc còn chúng lại cười. Hình ảnh thường thấy của những đứa con a dua với chúng bạn không một chút lương tâm về mồ hôi nước mắt của cha mẹ mình.
Vì a dua theo lề thói khoe khoang, đứa con Đà Nẵng mới nảy ra ý tưởng xây tòa nhà cho 1.600 nhân viên chui vào làm việc. Hai năm sau, không biết hứng thú thế nào lại đòi dời sang nơi khác còn hai ngàn tỷ kia thì mặc cha mẹ chúng ngồi tiếc ngẩn tiếc ngơ.

Người dân è cổ đóng thuế

Việt Nam khác người ở chỗ tiền trong ngân khố cạn kiệt phải tính tới chuyện vay nợ giật gấu vá vai nhưng nếu cần vung vãi cho ra vẻ tân tiến hiện đại thì bao nhiêu cũng chơi, bao nhiêu cũng đặt xuống cho canh bài phe phái.
Bà mẹ Toàn của Thanh Hóa thấy không, chiếc giường của bà nào có ăn thua chi mà khóc than níu kéo. Ngôi building đồ sộ kia còn không đứng được nữa kia huống gì là giường là chiếu?
Kẻ trên nói nóng và thiếu oxy, người dưới thì lại cho rằng làm việc trong một chốn thiên đàng như thế còn mong gì hơn. Kẻ thứ ba thì thầm, à thì ra chúng đang giở trò sang tay cho nhóm lợi ích nào đó nên đem cái nguyên nhân ngộp thở ra che mắt thế gian. Hai ngàn tỷ bán rẻ phân nữa thì chúng cũng có một ngàn tư túi.
Giận quá mất khôn, bà Toàn có chẻ giường ra thì cũng đâu đủ củi mà đốt tòa nhà vĩ đại này được?
Từ Bắc vô Nam bao nhiêu chiếc giường như thế rồi? bao nhiêu mảnh đời đã ngậm ngùi lìa thế gian vì thiếu một viên thuốc, một chỗ nằm. Bao nhiêu ước vọng cắp sách tới trường phải bỏ dỡ và bao nhiêu cô gái phải bán thân ra nước ngoài cho cán bộ có những tòa nhà như thế để đập để phá?
Đà Nẵng hay Sài Gòn Cần Thơ hay Hà Nội….tất cả các thành phố ấy dù nhà cao tầng có mọc lên đầy rẫy thì cũng từ xương máu nhân dân mà ra chứ nào phải của trên trời rơi xuống? Tiền vay bạc hỏi trên từng bắp thịt người dân thì có gì mà tự hào, hãnh tiến?
Có lúc người dân ngồi nhìn nhau tự hỏi họ đã làm gì nên tội mà từ đời cha tù đày cho tới đời con thất học chỉ có đám con của quan chức là công danh bằng phẳng quyền lợi ngập tràn. Như vậy là bất công là trấn lột… vậy mà người dân vẫn lót lá ngồi giữa chợ đếm từng đồng bạc lẻ gom góp cho cơ quan thuế vụ để bọn chúng cùng nhau phung phí tiêu xài.
Thành phố mở đèn người dân mở túi. Ai cũng phải chi vào ngân sách quốc gia. Quan lớn quan nhỏ hay ngay cả những kẻ chưa được làm quan phải nhớ rằng không có đồng tiền nào vô tri cả, chúng biết trả thù đấy. Hãy cười cho lớn để rồi khóc lớn hơn. Cái gương 30 tháng Tư còn đó, bao nhiêu đồng tiền cướp đoạt cũng trở thành phù du trong tích tắc. Lịch sử lập lại và dân chúng sẽ đòi phần của họ, liệu mà để dành cho đủ.
Theo Cánh Cò

Tuesday, August 16, 2016

Tổng bí thư Trọng gặp lại cựu Thủ tướng Dũng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái) và ông Nguyễn Tấn Dũng trong lễ khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XII, 21/1/2016.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hôm 14/8 đã gặp lại ông Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật được coi là cạnh tranh chức người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam với ông hồi đầu năm.
Cuộc diện kiến, theo báo chí trong nước, diễn ra nhân dịp ông Trọng tham dự Hội nghị gặp mặt cán bộ lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đã nghỉ hưu ở khu vực phía nam.
Ngoài cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đứng đầu đảng còn gặp gỡ với các cựu quan chức khác như nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Tại buổi gặp này, theo báo chí trong nước, Tổng bí thư Việt Nam đã “thông báo tình hình trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại trong thời gian qua”.
Kinh tế gia Lê Đăng Doanh, người theo dõi sát tình hình xã hội ở Việt Nam, nhận định với VOA Việt Ngữ về diễn biến này:
“Cuộc gặp quan trọng này do ông Tổng bí thư và ông thường trực ban bí thư thực hiện là để đáp ứng yêu cầu của nguyên lãnh đạo của đảng và nhà nước quan tâm tới các vấn đề thời sự của kinh tế và xã hội trong nước. Ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có giải thích, và có nói lời kết. Chắc chắn đây là một sự kiện quan trọng và nó cũng không diễn ra theo một lịch trình thường lệ nào. Đây có lẽ là một diễn biến đặc biệt để làm rõ tình hình và các ý kiến đối với các đồng chí nguyên lãnh đạo”.
Chuyên gia từng là thành viên của ban tư vấn kinh tế của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói thêm rằng hành động của ông Trọng “là một trong các nỗ lực để tạo ra sự thống nhất về ý kiến trong đảng và trong xã hội về những vấn đề có tính chất cấp bách mà công luận đang quan tâm”.
‘Ráng làm người tử tế’
Truyền thông trong nước đưa tin, hai vấn đề nổi cộm trong thời gian qua là biển Đông, nhất là phán quyết mới đây của Tòa Trọng tài Quốc tế, và vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung do Formosa gây ra, đã được Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà báo cáo.
Trước đó một ngày, tại miền Bắc, Tổng bí thư Trọng cũng đã tham dự một cuộc họp mặt tương tự với sự tham gia của các cựu quan chức như nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh.
Cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chính thức nghỉ hưu hồi tháng Tư, sau khi người kế nhiệm Nguyễn Xuân Phúc được quốc hội thông qua và tuyên thệ nhậm chức.
Trong kỳ Đại hội Đảng 12 hồi tháng Một, ông Dũng “xin rút” để “về nghỉ chính sách”, sau khi có nhiều đồn đoán rằng ông sẽ chạy đua vào chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam với ông Nguyễn Phú Trọng.
Lời khuyên “ráng làm người tử tế, sống tử tế” của ông Dũng trong phiên họp cuối cùng trên cương vị người đứng đầu chính phủ Việt Nam hồi tháng Ba đã thu hút nhiều quan tâm của dư luận.
Sau khi đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tháng trước tuyên bố “không để tái diễn” vụ Formosa, nhiều nhà quan sát cho rằng ông đang phải “xử lý di sản” của người tiền nhiệm Nguyễn Tấn Dũng để lại.
Theo VOA

Vụ 16 nạn nhân bị mổ nội tạng: Tin không chính xác hay "cậu đánh máy" oan?

thongbao-noitang-622.jpg
Thông báo của Công an huyện Si Ma Cai về việc các đối tượng người Trung Quốc bắt cóc, mổ nội tạng của 16 trẻ em Việt Nam ở biên giới.
Photo: RFA

























Ông nói gà, Bà nói vịt

Ngày 10/8/2016, trên mạng xã hội xuất hiện Thông báo số 487/TB-CAH của Công an huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Thông báo này dẫn Thông báo số 117/CAT-PV11 của CA tỉnh Lào Cai, có nội dung “Tại địa phận giáp ranh Việt Nam - Trung Quốc, tỉnh Hà Giang, trong 6 tháng đầu năm 2016 đã xảy ra 16 vụ/16 nạn nhân bị bắt cóc, mổ nội tạng…đối tượng là người Trung Quốc”.
Sau đó, ngày 11/8/2016, Bộ công an, rồi CA tỉnh Lào Cai, CA tỉnh Hà Giang bác bỏ thông tin trong Thông báo này.
Vậy Bộ công an, và Công an Lào Cai bác bỏ đúng hay Công an huyện Si Ma Cai oan?
Xung quanh vụ việc này, có nhiều điều rất khó tin. Không chỉ Bộ Công an, CA Hà Giang mà ngay cả CA Lào Cai cũng bác bỏ. Trong khi đó, trong thông báo của CA huyện Si Ma Cai còn dẫn cả số, ngày nhận công văn của CA Lào Cai. CA Lào Cai không cãi về việc gửi công văn xuống huyện. Như vậy, công văn 117/CAT-PV11 là có thật. Tuy nhiên, CA tỉnh Lào Cai chỉ kêu rằng, CA huyện Si Ma Cai làm sót của họ hai chữ “đối diện” mà thôi.
Như vậy, cái văn bản ấy nhất định phải có ai đó chịu trách nhiệm. Tôi ngờ rằng, có một sự dàn xếp, áp đặt nào đó giữa Bộ CA, CA tỉnh Hà Giang, CA tỉnh Lào Cai, CA huyện Si Ma Cai và kể cả “cậu đánh máy”.
Thông tin trong Thông báo đúng sai thế nào tôi không bàn tới. Ở đây, tôi chỉ có vài phân tích để bênh vực “cậu đánh máy” mà thôi.
Thứ nhất, chính ông Hoàng Tiến Bình, Trưởng Công an huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai cho biết công văn đang xôn xao trên mạng là có thật. “Đây là công văn với mục đích cảnh báo, giúp bà con nâng cao tinh thần cảnh giác với các loại hình tội phạm mới” (báo Công Lý). Ông không hề nói thông tin trong thông báo là không đúng. Còn nếu một cơ quan công an cấp tỉnh hay huyện mà bịa ra chỉ để "người dân nâng cao cảnh giác" thì không thể tin nổi. Cũng không thấy CA huyện Si Ma Cai đổ cho “cậu đánh máy”
Ông Trịnh Minh Phú - phó trưởng Công an huyện Si Ma Cai cũng xác nhận đã ký thông báo trên (báoTuổi trẻ)
Thứ hai là CA tỉnh Lào Cai khẳng định CA huyện Si Ma Cai sơ suất trong soạn thảo văn bản. Ông Trần Quang Minh, Chánh văn phòng UBND tỉnh Hà Giang cho rằng văn bản của CA huyện Si Ma Cai đã sai sót rất lớn, bỏ chữ "đối diện" tỉnh Hà Giang đi (báo Dân trí)

Chuyện bên... Trung Quốc

Vấn đề đến đây có vẻ đã rõ. Với việc cho rằng CA huyện Si Ma Cai bỏ đi chữ “đối diện”, ông Minh cũng thừa nhận Thông báo số 117/CAT-PV11 ngày 25/7/2016 của CA tỉnh Lào Cai là có thật, nhưng là chuyện ở bên... Trung Quốc.
Vậy có đúng là chuyện ở bên TQ không? Có đúng là Thông báo của CA tỉnh Lào Cai có chữ “đối diện” không?
Tạm "trả lại" chữ “đối diện” cho thông báo của CA tỉnh Lào Cai thì nội dung thông báo sẽ là “Tại địa phận giáp ranh Việt Nam- Trung Quốc, đối diện tỉnh Hà Giang, trong 6 tháng đầu năm 2016 đã xảy ra 16 vụ/16 nạn nhân bị bắt cóc, mổ nội tạng…đối tượng là người Trung Quốc”.
Hành văn như thế này (tức là sau khi chen thêm chữ "đối diện") rõ ràng là không bình thường. Không ai viết như thế cả. Sao không nói là thẳng là tỉnh Vân Nam hay Quảng Tây, Trung Quốc. Mà nếu đúng là chữ đối diện có nghĩa là tỉnh Vân Nam, Quảng Tây thì cũng có thể hiểu là tỉnh Yên Bái và Lào Cai nữa chứ, vì các tỉnh này cũng giáp Hà Giang và cũng giáp ranh biên giới VN - TQ.
Mặt khác, xét về bản đồ, người ta gọi là giáp ranh chứ không nói là đối diện. Đối diện là dùng trong trường hợp các vật thể có chiều cao, như tòa nhà A đối diện tòa nhà B. Hai gia đình liền kề thì gọi là nhà ông A giáp nhà ông B chứ không nói nhà ông A đối diện nhà ông B. Phân tích như thế để thấy đổ cho cậu đánh máy bỏ chữ "đối diện" đi có vẻ không ổn. Có vẻ không có chữ "đối diện" ở đây.
Ông Minh cho rằng, chuyện ở bên Trung Quốc, thì cần gì phải viết thêm “đối tượng là người Trung Quốc”. Không lẽ viết thế để tránh hiểu nhầm rằng đối tượng là người VN, sang TQ bắt cóc, mổ trẻ em? chuyện mà không một người Việt Nam nào nghĩ tới.

Ai đúng, ai sai?

Thứ ba là có một thông báo khác được cho là của CA huyện Bát Xát cũng căn cứ vào Thông báo số 117/CAT-PV11 ngày 25/7/2016 của CA tỉnh Lào Cai. Nếu thông báo này là có thật, thì chẳng lẽ Bát Xát và Si Ma Cai bảo nhau cùng bỏ chữ “đối diện" đi. Thông báo của Bát Xát còn viết toạc ra rằng “trên địa bàn tỉnh Hà Giang”, chứ không nói bên Trung Quốc.
Như vậy, nếu có sai thì sai ở Thông báo của Công an tỉnh Lào Cai. Nếu Thông báo của Công an tỉnh Lào Cai đúng thì là do Bộ Công an bắt phải sai (không hiểu lý do tại sao).
Qua phân tích trên thì khả năng rất cao là cậu đánh máy bị oan. Nhưng nếu báo chí tìm đến cậu đánh máy phỏng vấn mà xem, đố có cạy răng được cậu ta để bật ra được câu nào thanh minh cho mình mà nguyện làm một Lê Lai nhỏ bé cũng như nhiều nhân viên hay cán bộ thấp cổ bé họng khác.
Nguyễn Tường Thụy, Hà Nội 13/08/2016

Get paid to share your links!