Thursday, August 11, 2016

'Má mì' 21 tuổi điều hành đường dây nữ sinh bán dâm

Loan dụ dỗ một số nữ sinh xinh đẹp, ham chơi ở Tuyên Quang tham gia đường dây gái gọi.

Ngày 10/8, Công an tỉnh Tuyên Quang cho biết vừa khởi tố, tạm giam Trần Thị Loan (21 tuổi, trú huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) về hành vi môi giới mại dâm.
Theo cơ quan điều tra, với kinh nghiệm bán dâm trong thời gian là sinh viên, không xin được việc làm sau khi tốt nghiệp, năm 2014 Loan lập đường dây gái gọi quy tụ một số nữ sinh ở Tuyên Quang có nhan sắc nhưng ham ăn chơi.
hotgirl-pho-nui-dieu-hanh-duong-day-gai-goi
Nghi can Loan.
Nếu khách cần "chân dài" đi cùng trong lúc hát karaoke hay ăn uống phải trả Loan 300.000-400.000 đồng cho một người. Trường hợp mua dâm qua đêm, mức giá là 3 triệu đồng. Ngoài ra, nếu đi sex tour có nhiều mức giá khác nhau.
Cuối tháng 7, hàng chục cảnh sát ập vào một khách sạn tại Tuyên Quang bắt quả tang hai đôi nam nữ đang mua bán dâm. Từ lời khai của "các đào", cảnh sát đã lần ra "má mì" Loan.
Theo cảnh sát, đường dây mại dâm của Loan hoạt động kín đáo và tinh vi. Cô ta thay đổi chỗ ở liên tục, chủ yếu liên lạc với khách qua điện thoại di động.
theo Xuân Hoa VNExpress

Có cần thiết phải tôn vinh quá mức như vậy không?

Huy chương vàng Olympic đầu tiên cho Vn ở môn bắn súng! Xin chúc mừng cá nhân anh ĐẠI TÁ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN Hoàng Xuân Vinh và tuyển VN.
Tuy nhiên, có cần thiết phải tôn vinh quá mức như vậy ko?
Khi mà Olympic với tinh thần chủ đạo là dành cho dân nghiệp dư (amateur) là chính, thì tuyển Vn cũng như những nước xã nghĩa CS (Nga, Tàu, Bắc Hàn) luôn luôn chọn "gà nòi"- chuyên nghiệp nghĩa là ăn lương của chính quyền-thuế của dân, chỉ để lấy mề-đai về khoe khoang.


Đa số những nước tư bản tự do như Mỹ, Anh, Pháp đều chủ yếu tuyển lựa từ phong trào (trường cấp 3, đại học) để thể hiện đúng bộ mặt của nền thể thao nước họ đồng thời để cho dân có cơ hội tham gia nếu có khả năng.
Michael Phelps, năm 2000 anh tham gia kỳ Olympic lần đầu tiên của mình khi mới chỉ là học sinh cấp 3 (high school) ở trường Towson. Hơn nữa, đội tuyển Olympic của Mỹ cũng ko nhận được sự trợ giúp tài chính nào từ chính phủ Mỹ chứ đừng nói thưởng bonus vô tội vạ bằng tiền thuế của dân. Đa số VĐV của Mỹ đều có nghề riêng, những "đỉnh cao" thì sống với cả những hợp đồng quảng cáo.
Còn Hoàng Xuân Vinh và cái huy chương vàng đó sẽ là cái cớ tuyệt vời để các quan ăn chia nhau chứ nhân dân có được cái mắm gì trong việc này mà dân tình xôn xao thế?
Lãnh đạo các xứ nhược tiểu như VN, biết quá rõ dân mình bị bệnh thành tích nên họ đàng hoàng lấy tiền thuế để nuôi 1 bầy quân nhân chỉ để đi thi Olympic, chứ ko phải để bảo vệ nhân dân, đất nước !!!
Vậy mà dân ta thì lại thấy là chuyện bình thường.
Muốn thay đổi, thì người Việt hãy từ bỏ tư duy thích thành tích cao, tự hào dân tộc hão huyền qua mấy cái mề-đai Olympic hay Seagames này đi, để khỏi phải bị chính quyền CS ăn chia tiền thuế của dân một cách hợp pháp.
tham khảo:http://www.eonline.com/news/785451/how-olympic-athletes-make-money-if-they-re-not-michael-phelps-simone-biles-or-usain-bolt
FB Phuc Chinh

Wednesday, August 10, 2016

" HỘI AN THẤT THỦ"

Phim mới sắp phát hành: HỘI AN THẤT THỦ
Hội An, từng xuất hiện trong bộ phim "Kẻ nổi loạn" ("The Rebel"), nay biến thành "Hội An thất thủ" - tên của một bộ phim được hứa hẹn nhiều kịch tính và bất ngờ choáng váng. 
Kinh phí đầu tư được giữ bí mật, nhưng nghe đâu "hoành tráng" nhất từ trước đến nay trong lịch sử điện ảnh VN. 
Chỉ một cảnh quay thể hiện nam diễn viên chính đi thăm phố cho đỡ nhớ người xưa cảnh cũ thôi, đoàn phim đã huy động cùng lúc vài chục xe hơi "xịn", bóng loáng nối đuôi nhau tháp tùng. Theo ước tính, thời giá để mướn đoàn xe như vậy cũng ngót cả tỉ đồng (tuy nhiên, chủ đầu tư không thèm bỏ tiền mướn mà mua đứt vài chục xe hơi chạy lòng vòng cho khán giả nghiêng đầu lác mắt chơi).
Nguồn tin hành lang cho biết: Có một hãng phim bên Hô-ly-út dự định hùn vốn đầu tư, nhưng trước yêu cầu đưa một đoàn xe vài chục chiếc chạy tóe khói bên trong phố cổ Hội An, họ đã xin rút. Vài chục chiếc xe "xịn" dù tốn bộn bạc, nhưng đó không đủ là lý do khiến Hô-ly-út xanh mặt, mà do họ biết được phố cổ Hội An là di sản văn hóa nhân loại, tối kỵ xe xịt khói đi rảo trong phố. Nếu cảnh quay này đưa lên màn ảnh cho toàn cầu coi, thương hiệu của hãng phim Hô-ly-út e rằng bị tổn hại.
Kịch bản và đạo diễn cũng được giữ kín như bưng cho đến ngày phát hành.
Chỉ biết rằng, theo nguồn tin hành lang, nhà đầu tư dự định mời Nguyễn Sự - một chuyên gia uy tín về giữ gìn "hồn phố" Hội An - làm cố vấn nội dung. Nhưng xét thấy tính chất kịch bản không thích hợp với người giữ "hồn phố" nên cuối cùng không mời.
Hội An, còn có tên gọi rất đáng yêu là "Phố Hoài" - mà người sành điệu điện ảnh không thể không nhớ đến nữ đạo diễn Song Chi (hiện nay đang tu nghiệp bên trời Âu Na Uy). "Phố Hoài" của Song Chi man mác một nỗi nhớ, man mác một hoài niệm.
Hoài niệm này có thể trở thành biền biệt rồi mất hút luôn, sau khi "Hội An thất thủ" ra đời. 
(Bản tin "Người yêu Hội An" kính báo)

FB Chuong Quang

Get paid to share your links!