Friday, August 5, 2016

Quan chức EU sốc với phiên tòa xử Ba Sàm

Một trong vô số phiên tòa lịch sử, để đời của an ninh Việt Nam.
Ảnh: Thao Teresa.

Bà Lê Thị Minh Hà, vợ nhà báo độc lập Nguyễn Hữu Vinh (tức blogger Ba Sàm), vừa trao cho Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU Delegation) tại Hà Nội một bức thư 6 trang, phân tích và cập nhật cho EU về phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy, cũng như các diễn biến liên quan kể từ sau phiên tòa tới nay.
Đầu tiên là các sai phạm về tố tụng trong quá trình xét xử. Gia đình của cả ông Vinh lẫn cô Thúy đều đã gửi đơn “xin” vào dự phiên tòa xử thân nhân họ, lá đơn đầy đủ về mặt nội dung, hình thức cũng như kịp trong thời hạn quy định; song chẳng hề nhận được phản hồi nào từ tòa. Vào ngày xử (23/3), chỉ có bà Hà và bà Thuyên (mẹ cô Thúy) là “được” tòa cho vào dự. Tất cả những thân nhân khác, gồm cả anh chị em ruột, đều bị chặn ở ngoài.
Bên cạnh đó, các nhân chứng không được vào. Đơn từ của họ, gửi từ trước để đề nghị được vào dự phiên tòa, cũng không được đếm xỉa đến.
Ngoài ra, còn hàng trăm người dân bị chặn giữ ở cổng tòa. Một số trong đó, chẳng hạn TS. Nguyễn Quang A, luật gia Nguyễn Đình Hà – vốn là hai ứng cử viên đại biểu Quốc hội độc lập – bị công an bắt cóc trong nháy mắt khi họ đi lẻ, tách khỏi đám đông. Cả hai bị công an vu cho tội “gây rối trật tự công cộng”. Ba ứng viên ĐBQH khác là Nguyễn Kim Môn, Nguyễn Thúy Hạnh, Đặng Bích Phượng không bị bắt nhưng sau đó đều nhận được thư “mời” làm việc vì liên quan đến hành vi “gây rối trật tự công cộng”.
Lá thư của bà Hà cũng vạch rõ: Trung bình, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội xét xử 10 vụ một ngày. Tuy nhiên, hôm 23/3/2016, tất cả các phiên xử khác đều bị đình lại, Tòa chỉ tập trung vào vụ Ba Sàm. Sân tòa, phòng xử án dày đặc công an và sinh viên các trường đại học an ninh, cảnh sát.
Các luật sư bào chữa bị tòa cấm mang điện thoại di động và máy tính vào phòng xét xử. Tuy nhiên, cũng trong khi đó thì tòa lại cho phép người của Viện Kiểm sát cầm theo điện thoại di động, máy tính và sử dụng thoải mái. Cách đối xử đó không chỉ vi phạm trắng trợn nguyên tắc bình đẳng giữa các bên trong quá trình xét xử, mà thực sự còn gây khó khăn đáng kể cho các luật sư bảo vệ ông Vinh và cô Thúy, khi mà mọi tài liệu, hồ sơ của họ đều được lưu trong điện thoại và máy tính.
* * *
Ông Juan Zaratiegui Biurrun, Tùy viên Chính trị Phái đoàn EU tại Việt Nam, bày tỏ sự cảm thông với bà Lê Thị Minh Hà về tất cả những khó khăn, vất vả mà bà đang trải qua trong những năm tháng nuôi chồng ở tù. Ông cũng chia sẻ với bà cả cảm giác thất vọng và ngán ngẩm trước cách vận hành của bộ máy hành pháp và tư pháp ở Việt Nam dưới sự điều khiển của công an – điều thể hiện đặc biệt rõ trong vụ án Ba Sàm.
Là một trong số ít ỏi 4 quan chức quốc tế “được phép” vào bên trong và theo dõi phiên tòa qua màn hình tivi từ một phòng riêng, ông Juan Zaratiegui Biurrun cho biết, chính bản thân ông cũng sốc nặng trước những gì diễn ra. Trong phòng xử án, chỉ toàn là công an chìm, nổi, ngoài ra cũng thừa rất nhiều ghế trống. Thế nhưng trước đó, Bộ Công an Việt Nam đã từ chối gần như tất cả các quan sát viên quốc tế (đến từ các đại sứ quán), lấy lý do “không đủ chỗ ngồi”.
Đương nhiên, tòa không cung cấp dịch vụ phiên dịch cho 4 quan sát viên quốc tế. May mắn là họ đã có sự… tự chuẩn bị từ trước. Tuy thế, theo phản ánh của ông Juan Z.Biurrun, đường hình và đường tiếng của tivi rất không tốt, âm thanh liên tục bị ngắt quãng, nhất là vào những lúc luật sư và bị cáo trình bày. Mặc dù vậy, những gì được chứng kiến cũng đủ để các quan sát viên quốc tế nhận thấy, luật sư không có cơ hội được trình bày các luận điểm bào chữa; tòa thường xuyên từ chối tranh tụng và ngắt lời luật sư mà chẳng vì lý do gì.
Đặc biệt, các quan khách quốc tế cũng chú ý đến việc phiên tòa hoàn toàn không có nhân chứng và các công tố viên (đến từ Viện Kiểm sát) thì ngồi im lặng cả buổi.
Bà Lê Thị Minh Hà cho EU biết, sau phiên xét xử, trong vòng bốn tháng qua bà đã hai lần làm đơn xin thăm gặp chồng, nhưng trại giam không cho, chỉ nói là “đang xem xét” đơn của bà. Bà được biết ông Nguyễn Hữu Vinh có gửi về nhà 5 lá thư. Song cả 5 lá thư đều không tới tay gia đình.
Cả quan chức EU lẫn quan chức Đại sứ quán Mỹ đều cho rằng việc biệt giam ông Nguyễn Hữu Vinh và cô Nguyễn Thị Minh Thúy, tước bỏ mọi sự tiếp xúc của họ với bên ngoài, đã đủ cấu thành hành vi tra tấn.
Những thông tin về phiên tòa đã được Phái đoàn EU tại Việt Nam chuyển về Nghị viện châu Âu; cơ quan này vào ngày 8/6 vừa qua ra một nghị quyết về tình hình nhân quyền Việt Nam, trong đó họ “lên án việc kết tội và xử án nặng đối với các nhà báo và blogger như ông Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy”.
Phạm Đoan Trang

Nguyễn Phú Trọng và đàn em chĩa súng vào các sân sau của gia đình Nguyễn Tấn Dũng

Tuần trước, 26/7/2016 đàn em của Nguyễn Phú Trọng là Trần Đại Quang, cùng với em trai là Trần Quốc Tỏ đã đề xuất với TBT sử dụng Bộ Tài nguyên Môi trường để mở cuộc "thanh tra toàn diện" tấn công vào công ty Núi Pháo. Công ty này được thâu tóm bởi tập đoàn Masan với Nguyễn Thanh Phượng và công ty Bản Việt của bà Phượng đứng đằng sau cố vấn. 


Ngày đầu tháng 8, tiếp nối cuộc tổng tấn công vào Núi Pháo vẫn còn đang diễn ra, đàn em Nguyễn Phú Trọng mở thêm trận đánh mới cho chiến dịch diệt muỗi Cà Mau của đảng trưởng bằng cách thanh tra toàn diện việc Mobifone mua AVG. Dĩ nhiên, giống như Núi Pháo, tập đoàn tư vấn đứng sau Mobifone vẫn là Bản Việt - Nguyễn Thanh Phượng.

Trong trận Mobifone này, người chỉ đạo cho trận đánh là Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đinh Thế Huynh với văn bản 1621-CV/VPTW ký vào ngày 22/7/2016. Người chỉ đạo là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Kẻ ký công văn số 1344/TTg-VI để ra lệnh cho Thanh tra Chính phủ vào trận là phó thủ tướng Trương Hòa Bình. Phe Nguyễn Phú Trọng săm soi toàn diện việc Mobifone mua 95% cổ phần của AVG xem chúng có làm... gì bậy không? Nếu có thì ai là kẻ tư vấn đã đi theo đúng... quy trình vi phạm này. 

Trong trận đánh vào Núi Pháo, nếu thắng thì chiến lợi phẩm sẽ là một siêu dự án với doanh thu gần 2.665 tỉ đồng trong năm 2015 sẽ thuộc về phe Nguyễn Phú Trọng đang dư quyền nhưng thiếu tiền. Bí thư tỉnh ủy của Thái Nguyên nơi Núi Pháo hoạt động là thiếu tướng CA Trần Quốc Tỏ, em trai của Trần Đại Quang. 

Cho đến nay Mobifone qua sự cố vấn của Bản Việt vẫn không công bố đã mua lại AVG với giá bao nhiêu. Theo tin đồn thì Mobifone đã mua AVG với giá 8.900 tỷ đồng. 6 tháng sau khi chuyển về MobiFone thì dịch vụ truyền hình An Viên - AVG với tên mới là MobiTV đã lãi 6,4 tỷ đồng. 

Việc Mobifone nhảy vào kinh doanh trong lãnh vực truyền hình vào năm 2015 đã được Thủ tướng lúc ấy là Nguyễn Tấn Dũng chấp thuận và nguyên bộ trưởng Bộ TT&TT là Nguyễn Bắc Son đã phê duyệt dự án kinh doanh truyền hình của MobiFone. 

Mobifone với khẩu hiệu mọi lúc - mọi nơi - không biết trong tương lai "mọi nơi"ấy có sẽ là nhà tù dành cho một số đồng chí thù địch đối với tập đoàn nắm quyền Nguyễn Phú Trọng?

Thế mới biết, trong thế giới của các đồng chí với nhau, muốn về vườn làm người tử tế thật không dễ.
Theo/CTV Danlambao

Khi tưởng thú ma dzê in chuồng lợn trở thành... dân oan!?


Nghe tưởng thú xìu xìu ểnh ểnh rằng "nếu khởi tố (Phọc mu sa) thì 30 năm sau chưa đền bù được, lấy được tiền đền bù của họ rất phức tạp" mà thương muốn chết. Giờ mới biết ở nước ta đâu chỉ có dân oan đi kiện củ khoai nhà nước 30 năm không được giải quyết cái mặt bằng bị cướp! Té ra cỡ thủ tướng cũng bó tay chấm còm khi đụng với thèng Tàu, chẳng khác gì như dân oan bó chiếu đem chôn khi đụng phải... thèng Đảng.


Vậy mà trước đây khi chú ba Phọc mu sa quay phim cúi đầu nhận lỗi nhưng cóc nhận tội thì đàn em của anh thủ là Mai Tiến Dũng - Chủ nhiệm dzăn phòng Chú Phỉnh, lại vênh váo từ bi như bác Hồ sau ngày cải cách ruộng đất rằng thì là "Đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại" (1)

Bây giờ, nghe anh Thủ phán mới biết rằng đánh nó, nó chạy luôn tới 30 năm thì mất cha nó 500 triệu tiền lợi quả, mất mẹ nó tiền dưới gầm bàn cho 70 năm tới! Cho nên phải nhanh chóng ôm em-năm-trăm vào lòng ngay lập tức để mà sướng tức thì.

Tuyên bố của anh Thủ ma dzê in chuồng lợn xảy ra vào sáng ngày 3 tháng 8 khitiếp xúc với cử tri Hải Phòng.

Trong buổi gặp đảng viên quần chúng để mị dân này có ông thiếu tướng cử tri tên là Lưu Xuân Cải, Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh Hải Phòng, đã dạy bảo anh Thủ rằng “nên nghe tư vấn độc lập để xử lý hậu quả”.

Anh Thủ dẹo cái đầu khẳng định “ý kiến của thiếu tướng Cải rất đúng, Đảng và Nhà nước sẽ tiếp thu ý kiến, kiến nghị này”.

Thế nhưng dẹo thêm chút nữa thì anh Niễng kệ tía nó mấy đứa tư vấn độc lập, sấm động một phát ô nhiễm cả hội trường: “30 năm sau chưa đền bù được, lấy được tiền đền bù của họ rất phức tạp.”

Một quốc gia mà sợ bị phức tạp khi đi kiện một công ty đã nhận lỗi, một thủ tướng mà nghĩ rằng kiện 30 năm sau vẫn không thắng được thủ phạm cá chết tại toà thì đúng là một thủ tướng... anh hùng theo truyền thống Võ Nguyên Giáp!

Anh Thủ còn nói cứng rằng: “Không thể phát triển kinh tế mà xem nhẹ môi trường, không để vụ việc tương tự Formosa tái diễn. Vừa qua đã lơi lỏng trong vấn đề này, giờ phải sửa chữa mạnh mẽ hơn”.

Vậy chứ mấy cái đống rác, một lô ống thải Mu Sa nó Phọt tùm lum mà người dân phát hiện trong thời gian qua các ông "sửa chữa" (hay bưng bít) tới đâu rồi? Còn cái vụ "tương tự Formosa tái diễn"? Bộ một lần chưa chết hay sao mà còn Phọt thêm 1 cú nữa!? Nếu nó diễn tuồng cá chết bãi thượng hải một lần nữa rồi sao? $500 triệu đô bỏ túi lần 2 vì kiện thì 30 năm sau cũng chưa thấy... xã hội chủ nghĩa ở nơi mô?!

Cách tốt nhất là đóng cửa Formosa!
Formosa cút khỏi Việt Nam!
No more Formosa!

Nhưng không, anh thủ ma dzê in chuồng lợn lại phán một câu như cám thúi ba ngày lợn nái còn chê: “sai về môi trường thì rõ rồi, phải xử lý nghiêm. Họ đã cúi đầu nhận tội, cam kết không tái diễn. Nếu tái diễn thì đóng cửa”.

Anh thủ nói chẳng khác gì: “nó hiếp dâm mụ vợ tui thì rõ rồi, phải xử nghiêm bằng cách móc túi nó 500 triệu để vợ tui đi vá lại cái màn trinh và đổi nghề. Nó đã cúi đầu nhận tội, cam kết không tái nạm gầu gân sách mụ vợ tui nữa. Nó mà tái nạm tiếp thì tui cấm nó chui vào mùng vợ tui”!

- Vậy tại sao giờ vẫn để nó nằm trong mùng!?

- Dạ, đảng tui đã lỡ cấp giấy phép cho nó nằm đó rên mé đìu hiu đến 70 năm!
Có như vậy mới được Dương Khiết Trì chọn làm thái thú của tỉnh dziệt nam chứ!


Get paid to share your links!