Wednesday, July 13, 2016

Thêm một âm mưu hiểm độc của tình báo Hoa Nam ở Hà Nội?

Toà nhà 8B Lê Trực vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt” sau 8 tháng bị “xử lý”.
Vụ sai phạm ở toà nhà số 8B Lê Trực của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phát triển Kinh Đô (Kinh Do TCI Group) đã khiến báo chí tốn rất nhiều giấy mực. Với chiều cao 69m, vượt quá 16m (tương đương 5 tầng) so với giấy phép xây dựng, toà nhà mang tên Discovery Complex II cao gần gấp đôi lăng Hồ Chí Minh và sừng sững như một toà tháp canh khổng lồ nhòm xuống khu trung tâm đầu não Ba Đình, có thể giám sát mọi động tĩnh xung quanh khu vực đặc biệt nhạy cảm về an ninh chính trị này.
Mặc dù vụ việc bắt đầu được báo chí nêu lên 10 tháng trước, Bộ Xây dựng thì đã chính thức kiến nghị Thủ tướng xử lý nghiêm vụ việc được 9 tháng, và gần 8 tháng đã trôi qua kể từ thời điểm việc xử lý sai phạm bắt đầu diễn ra, nhưng toà tháp canh đó vẫn cứ “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ chiều 30/6 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ lại một lần nữa phải lên tiếng: “Hà Nội có nghiêm túc ‘đập’ nhà 8B Lê Trực không, hay vẫn cứ để trơ trơ như thế?”
Không phải ngẫu nhiên mà chủ đầu tư dự án tại địa chỉ 8B Lê Trực lại dám ngang nhiên thách thức cả công chúng lẫn hệ thống công quyền như thế:Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải, người phê duyệt dự án trong vai trò Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế kiêm Trưởng ban Chỉ đạo Quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng Thủ đô, nay đã trở thành Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội.
Đây không phải là dự án duy nhất nhạy cảm về an ninh của Kinh Do TCI Group, mà tập đoàn đầy mờ ám này còn ít nhất 2 dự án đặc biệt nhạy cảm về an ninh khác trên địa bàn thủ đô.
Dự án thứ nhất là Capital Garden tại ngõ 102 Trường Chinh, bao gồm 2 tòa tháp với khu trung tâm thương mại là khối đế 2 tầng, khu căn hộ chung cư cao cấp từ tầng 3 đến tầng 25; diện tích lô đất của dự án là 5.065m2. Dự án thứ hai là Hoàng Quốc Việt Towers, gồm 2 tòa tháp, trong đó tòa tháp văn phòng cao 46 tầng và tòa tháp chung cư cao 50 tầng với 5 tầng hầm, 5 tầng trung tâm thương mại, 4 tầng cây xanh và tiện ích và 40 tầng căn hộ (theo giới thiệu trên trang web của Kinh Do TCI).
Dự án Hoàng Quốc Việt Towers nằm ở góc đường Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng, tức chỉ cách trụ sở mới đồ sộ của Bộ Công an vài trăm mét.
Trong khi đó, dự án Capital Garden sắp sửa hoàn thành và vị trí của nó cũng chỉ cách khu vực Bộ Tư lệnh Phòng không Không quân vài trăm mét theo đường chim bay.
Vị trí 2 toà tháp Capital Garden và Bộ Tư lệnh PKKQ trên bản đồ.
Vị trí 2 toà tháp Capital Garden và Bộ Tư lệnh PKKQ trên bản đồ.
Nguy hiểm hơn, dự án này lại do một nhà thầu Trung Quốc là Tập đoàn Xây dựng Quảng Châu (GMC) làm nhà thầu chính (đơn vị thi công là Cty CP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình).
Tập đoàn Xây dựng Quảng Châu (Trung Quốc) là nhà thầu chính của Capital Garden. Ảnh chụp từ website của Kinh Do TCI Group.
Tập đoàn Xây dựng Quảng Châu (Trung Quốc) là nhà thầu chính của Capital Garden. Ảnh chụp từ website của Kinh Do TCI Group.
Dự án Capital Garden sắp hoàn thành.
Dự án Capital Garden sắp hoàn thành.
Hai toà tháp Capital Garden (bên phải) nhìn từ bên trong cổng chính Bộ Tư lệnh PKKQ.
Hai toà tháp Capital Garden (bên phải) nhìn từ bên trong cổng chính Bộ Tư lệnh PKKQ.
Với chiều cao hơn 115m (25 tầng), 2 toà tháp Capital Garden có chiều cao vượt trội so với các toà nhà khác trong khu vực và có thể giám sát được mọi động tĩnh bên trong Bộ Tư lệnh Phòng không Không quân. Từ vị trí bao quát với khoảng cách gần như thế, đối phương có thể sử dụng kỹ thuật nghe lén bằng tia laser hoặc các kỹ thuật tinh vi khác để theo dõi các cuộc trao đổi, điện đàm diễn ra bên trong Bộ Tư lệnh PKKQ.
Khi chiến sự xẩy ra, Bộ Tư lệnh PKKQ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất mà đối phương muốn tiêu diệt, và thật nguy hiểm nếu họ kiểm soát được một toà cao ốc mà từ đó họ có thể hoặc là gây nhiễu hệ thống phòng thủ, thông tin liên lạc, hoặc thậm chí là sử dụng súng phóng tên lửa để tấn công.
Xem ra dự án Capital Garden tại 102 Trường Chinh lại là một chiến tích ngoạn mục khác của đội quân tình báo Hoa Nam ở Hà Nội.
* Ảnh và bài: Lê Anh Hùng

Biển Đông : Bắc Kinh bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng Tài

media

Trụ sở Tòa Án Trọng Tài Thường Trực ở La Haye, Hà Lan (Ảnh minh họa).

wikipedia
Không có gì ngạc nhiên, ngay sau khi Tòa Trọng Tài Thường Trực tại La Haye ra phán quyết phủ nhận các “quyền lịch sử” và yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc tại Biển Đông, hôm nay, 12/07/2016, Bắc Kinh đã thông báo “không công nhận và không chấp nhận” quyết định của Tòa.
Theo Tân Hoa Xã, “ Trung Quốc đã nhiều lần nói rõ là Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye (CPA) không có thẩm quyền pháp lý nào trong lĩnh vực này ”. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng ra tuyên bố khẳng định : “ Trung Quốc không chấp nhận và không thừa nhận ” quyết định của CPA.
Trang mạng của bộ Ngoại Giao Trung Quốc hôm nay đã đăng một tuyên bố dài khẳng định lại “các quyền lịch sử của Trung Quốc trên biển Hoa Nam ” (tức Biển Đông). Tuyên bố của bộ Ngoại Giao Trung Quốc còn nhấn mạnh : “ Trung Quốc kiên quyết phản đối một số quốc gia có hành động xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp một số đảo và bãi cạn thuộc quần đảo Nam Sa (tên Bắc Kinh gọi quần đảo Trường Sa) và phản đối các hoạt động xâm hại đến các quyền và lợi ích của Trung Quốc ” .








Tại Trung Quốc, trong những ngày qua, chính quyền đang cố gắng khơi dậy tinh thần dân tộc chủ nghĩa trong dân chúng, chứng tỏ quyết tâm không từ bỏ tham vọng ở Biển Đông dù CPA ra phán quyết bất lợi cho Trung Quốc.
Thông tín viên Heike Schmidt tại Bắc Kinh cho biết thêm tình hình :
« Cứ mỗi ngày Chủ nhật, tinh thần yêu nước lại như lên cơn sốt trên đường phố. Tiểu liên khoác trước ngực, hàng chục phụ nữ mặc áo dài hoa diễu hành qua các đường phố Bắc Kinh dưới lá cờ Trung Quốc. Mặc dù đó chỉ là những khẩu súng nhựa nhưng những phụ nữ hừng hực khí thế này có vẻ sẵn sàng bảo vệ tổ quốc như chủ tịch của họ, ông Tập Cận Bình mong đợi : Nhân dân trung Quốc không sợ những kẻ xâm lược. Chúng ta không gây rối nên chúng ta cũng không sợ gì. Đừng có nước nào hy vọng chúng ta sẽ phải nhịn nhục khi chủ quyền, an ninh và sự phát triển của chúng ta bị xâm phạm. 
Không có chuyện nhượng bộ trên biển Hoa Nam (Biển Đông), nơi họ vẫn đưa tàu tuần tra tới và xây dựng các cảng quân sự. Giọng điệu dân tộc chủ nghĩa có chủ ý như vậy làm hài lòng người dân, theo nhận định của bà Yanmai Xie, thuộc tổ chức phi chính phủ International Crisis Group : Người Trung Quốc ủng hộ đường lối cứng rắn. Họ coi đó như là một bằng chứng cho thấy Trung Quốc có khả năng và quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Thêm vào đó là giáo dục dạy rằng người Trung Quốc đã sống trong nhục nhã suốt 100 năm dưới ách đô hộ của Nhật Bản và đế quốc phương Tây. Cuối cùng họ có thể tự hào là người Trung Quốc. 
Theo một thăm dò dự luận gần đây, 88% người Trung Quốc ủng hộ việc chính phủ của họ bác bỏ phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực ra ngày hôm nay 12/07 liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ với Philippines».
Theo RFI

Châu Á sẽ nóng thêm sau phán quyết về vụ kiện Biển Đông

media

Người dân Philippines và Việt Nam biểu tình tại Manila hoan nghênh phán quyết của Tòa Án Trọng Tài, ngày 12/07/2016

TED ALJIBE / AFP
Tờ Financial Review của Úc hôm nay, 12/07/2016, đã trích dẫn ý kiến của nhiều chuyên gia châu Á báo động về tác động của phán quyết về vụ kiện Biển Đông lên tình hình châu Á. Những ý kiến này được trích ra từ các cuộc phỏng vấn được trang Asialink của Đại học Melbourne, Úc đăng tải.




Đối với chuyên gia Termsak Chalermpalanupap, thuộc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á- Yusof Ishak, Singapore, việc Tòa Án Trọng Tài Thường Trực bác bỏ bản đồ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc sẽ khiến Bắc Kinh thêm giận dữ và càng đẩy nhanh việc bồi đắp xây dựng đảo nhân tạo tại các vùng đang tranh chấp ở Biển Đông.
Bà Elina Noor, giám đốc nghiên cứu an ninh và chính sách đối ngoại của Viện Nghiên cứu và Chiến lược Quốc tế, Malaysia, cũng quan ngại là sau phán quyết của Tòa hôm nay, căng thẳng ở Biển Đông sẽ gia tăng và trầm trọng thêm, với việc Trung Quốc tiếp tục xây đảo nhân tạo, một hành động theo bà là “vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC”. Bà Elina Noor cũng dự báo Bắc Kinh sẽ tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông và đưa thêm nhiều tàu xâm nhập các vùng đặc quyền kinh tế của những nước tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.
Về phần mình, ông Ngeow Chow Bing, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Đại học Malaya, Malaysia, thì lo ngại là một phán quyết có lợi cho Philipines sẽ đẩy Trung Quốc đến tâm lý “một mình đương đầu với nhiều người”, với Philippines và rồi các nước tranh chấp khác trong ASEAN liên kết với hai đối thủ truyền thống của Bắc Kinh là Mỹ và Nhật tạo thành một mặt trận chống Trung Quốc. Theo vị chuyên gia này, điều đó sẽ dẫn đến những hậu quả tai hại về địa chính trị.
Cũng quan ngại không kém, ông Suchit Bunbongkarn, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn của Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, Thái Lan, dự báo là việc Trung Quốc không tuân thủ phán quyết sẽ có tác động tiêu cực đến an ninh khu vực. Theo ông, phán quyết của Tòa Án Trọng Tài sẽ không giải quyết xung đột mà sẽ làm vấn đề thêm gay gắt.
Từ góc độ của Jakarta, ông Evan Laksmana, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược Indonesia, cho biết nước này sẽ theo dõi sát phản ứng của Trung Quốc và sự leo thang căng thẳng có thể xảy ra ở Biển Đông. Dầu sao thì Jakarta sẽ tìm cách khai thác phán quyết ra hôm nay vì phán quyết này củng cố vị thế của Indonesia nếu nước này cũng đệ đơn kiện về những vụ đánh cá trái phép của tàu Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.
Còn chuyên gia Lee Poh Ping, thuộc Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Đại học Malaya, thì lo ngại về một phán quyết hoàn toàn bất lợi cho Trung Quốc. Ông cũng sợ rằng Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ dùng phán quyết này để thi hành chiến lược “bao vây” Trung Quốc, với lý do Trung Quốc là một quốc gia “côn đồ”, xem thường luật pháp quốc tế. Trong trường hợp đó, Bắc Kinh sẽ phản pháo bằng cách lôi kéo các nước Đông Nam Á khác.
Giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển và Chiến lược, Philippines, ông Herman Kraft cũng dự đoán là sau phán quyết hôm nay, Trung Quốc sẽ gia tăng các hoạt động trên Biển Đông, đi xa hơn những gì mà họ đã làm để xác quyết chủ quyền trước khi có phán quyết. Theo chuyên gia này, nếu Việt Nam và Philipines đáp trả cái mà họ xem như là chiến thuật hù dọa của Trung Quốc, cộng thêm với việc hải quân Hoa Kỳ can dự nhiều hơn, điều này có thể tại ra một môi trường thù nghịch mà trong đó mọi quyết định vội vã có thể dẫn đến khủng hoảng.
Phó chủ tịch Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nayang, Singapore, chuyên gia Ong Keng Yong thì quan ngại cho sự đoàn kết nhất trí của khối ASEAN vì phản ứng của Trung Quốc sau phán quyết hôm nay sẽ gây khó khăn cho việc thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC, việc thực thi DOC trên nguyên tắc sẽ dẫn đến một bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông COC, có tính chất ràng buộc pháp lý hơn. Tân chính phủ Philippines có thể sẽ buộc có thái độ cứng rắn hơn với Trung Quốc và điều này sẽ gây mất đoàn kết nội bộ ASEAN, cản trở sự đồng thuận trong việc ra các quyết định của khối này.
Theo Thanh Phương/RFI

Get paid to share your links!