Wednesday, June 22, 2016

LÃNH ĐẠO NHƯ.....

Lãnh đạo Cộng sản nói chung từ lớn đến nhỏ từ già đến trẻ,...chúng có thể khác nhau về giớ tính, khác nhau về chức vụ, cấp bậc... nhưng nhìn chung chúng đều có một số đặc điểm chung là: chúng vô trách nhiệm; chúng coi mạng người như cỏ với rác; đặc biệt là khi xảy ra chuyện, chúng không bao giờ nhận trách nhiệm mà chúng gây ra. Ngược lại, chúng luôn lấy lí do này lí do nọ để trốn tránh trách nhiệm. Ngành y luôn đòi hỏi những người không những có tài mà còn phải có đức đi đôi, nhưng nghe ông lãnh đạo bệnh viện này phát biểu, không biết trong tương lai sẽ có bao nhiêu mạng người bị chết trong cái bệnh viện ông ta quản lí nữa đây? sau đây là bài báo được đăng trên Tuổi trẻ online

Sao chưa tư vấn đã chích thuốc bỏ thai?


TTO – Đó là câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi đọc thông tin một thai phụ không được bác sĩ thông báo, tư vấn về việc bỏ thai chết lưu sau khi siêu âm. Sau khi y tá tiêm thuốc chị mới biết đó là thuốc bỏ thai.
Lãnh đạo bệnh viện cho biết y tá tiêm thuốc cho thai phụ là người đang học việc và không biết y tá đó tên gì.
Bệnh viện cũng khẳng định các bác sĩ, y tá đều xử lý không sai. Vấn đề sai sót khi không đưa bệnh nhân đi siêu âm bằng xe đẩy và chưa tư vấn cho bệnh nhân và người nhà đã được lãnh đạo bệnh viện họp và kiểm điểm kíp trực.
Nên tư vấn cho bệnh nhân và người nhà
TS.BS Huỳnh Thị Thu Thủy, một người có nhiều năm kinh nghiệm làm việc với các thai phụ, cho biết bà không đánh giá về mặt chuyên môn nhưng về quản lý có những điểm chưa thật sự hợp lý trong trường hợp này.
Theo TS.BS Huỳnh Thị Thu Thủy, vấn đề tư vấn cho bệnh nhân và người nhà rất quan trọng bởi tất cả những can thiệp như uống, tiêm, đặt, truyền dịch… đều xâm hại đến cơ thể bệnh nhân.
Khi bác sĩ tư vấn và nhận được sự đồng ý của bệnh nhân thì mới được thực hiện. Theo BS Huỳnh Thị Thu Thủy, bỏ qua khâu tư vấn là một sai sót lớn.
Quan điểm của BS Lê Quang Hào (Viện Dinh dưỡng quốc gia) là việc bỏ thai là một quyết định rất lớn đối với thai phụ và người nhà. Do đó, phải hỏi ý kiến và thảo luận cụ thể cùng với thai phụ và người nhà trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Bên cạnh đó, bệnh nhân có quyền biết được tình trạng của mình, của thai nhi như thế nào. Khi người mẹ và người nhà bệnh nhân chưa biết tình trạng thai nhi thế nào mà y tá đã đến tiêm thuốc bỏ thai là không đúng quy trình.
Đồng tình với quan điểm này, BS Phạm Quý Trọng (ĐH Y dược TP.HCM) cũng cho rằng dù biết thai chết lưu nhưng bác sĩ vẫn nên thông báo, tư vấn và hỏi ý kiến bệnh nhân trước khi tiến hành những động tác điều trị khác.
“Những thủ thuật xâm lấn và gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh đều phải có sự đồng ý của bệnh nhân, người giám hộ hoặc người nhà bệnh nhân trước khi bác sĩ tiến hành, trừ khi đó là trường hợp cấp cứu và bệnh nhân không tự xét đoán được”, BS Phạm Quý Trọng nói.
BS Huỳnh Thị Thu Thủy phân tích cụ thể trong trường hợp quá nguy cấp như bệnh nhân ra huyết ồ ạt, nguy hiểm đến tính mạng thì các bác sĩ có thể xử lý nhanh chóng để cứu bệnh nhân.
“Còn nếu bệnh nhân không rơi vào tình trạng cấp cứu, vẫn còn tỉnh táo thì nhiệm vụ bác sĩ là phải thông báo tình trạng thai nhi thế nào, đưa ra những tư vấn về phương pháp điều trị và bệnh nhân có quyền lựa chọn của mình. Đây là khâu không thể thiếu trong quá trình xử lý”, BS Huỳnh Thị Thu Thủy chia sẻ.
Mặt khác, BS Huỳnh Thị Thu Thủy cho rằng khi phân công người chích thuốc phải biết rõ đó là ai và trách nhiệm thế nào vì bất kể loại thuốc nào cũng có thể gây sốc, dị ứng… lên bệnh nhân.
Bệnh nhân rất cần bác sĩ nói chuyện
Từ kinh nghiệm của mình, TS.BS Huỳnh Thị Thu Thủy cho rằng lời nói của bác sĩ với bệnh nhân và người nhà là vô cùng cần thiết. Những lời bác sĩ nói thường được bệnh nhân lắng nghe rất chú tâm như thể “nuốt từng câu từng chữ”.
“Khi thăm khám, chỉ cần một vài câu nói của bác sĩ cũng có thể giúp bệnh nhân an tâm phần nào. Ngược lại, bệnh nhân sẽ có sự thắc mắc, lo lắng. Một vài phút thông báo tình trạng bệnh, trò chuyện, tư vấn, an ủi hoặc chia sẻ… là những liệu pháp tinh thần tốt cho cả bệnh nhân và người nhà, bên cạnh việc chữa trị bằng chuyên môn thuốc thang”, BS Huỳnh Thị Thu Thủy nói.
Theo BS Lê Quang Hào, bác sĩ phải tôn trọng bệnh nhân và xem họ “còn hơn thượng đế” khi thăm khám, trò chuyện và tư vấn bởi mỗi bệnh nhân là một hoàn cảnh, một nỗi niềm riêng và họ đặt niềm tin rất lớn vào bác sĩ điều trị cho mình.
BS Phạm Quý Trọng đánh giá việc trò chuyện, tư vấn, hỏi ý kiến bệnh nhân và người nhà của họ là việc phải làm để đảm bảo ý nghĩa về mặt nghề nghiệp, y đức và cả luật pháp.
“Về mặt nghề nghiệp, những tác động lên người bệnh nhân đều phải trong tình trạng thoải mái và có sự ưng thuận. Về mặt luật pháp, trước khi bác sĩ thực hiện thủ thuật, cần phải có chữ ký đồng ý từ phía bệnh nhân hoặc gia đình bệnh nhân. Có khi về chuyên môn anh không sai nhưng cũng không có nghĩa anh đúng về quy trình làm việc”, BS Phạm Quý Trọng phân tích cụ thể.
http://tuoitre.vn/tin/ban-doc/tieu-diem/20160622/sao-chua-tu-van-da-chich-thuoc-bo-thai/1121722.html

TL.

Công ty của con giám đốc sở làm giả hồ sơ

TTO - Công ty do ông Trương Đăng Vũ Thụy, con trai ông Trương Đăng Tuyến - nguyên giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Khánh Hòa đã làm giả nhiều hồ sơ về du lịch.
Ngày 21-6, ông Nguyễn Văn Tuấn - tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch - đã ký quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đã cấp cho Công ty TNHH thương mại và du lịch Silent Bay (gọi tắt là Silent Bay, trụ sở tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) do có nhiều vi phạm.
Đây là công ty do ông Trương Đăng Vũ Thụy, con trai ông Trương Đăng Tuyến - nguyên giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Khánh Hòa (vừa nghỉ hưu tháng 4-2016), làm giám đốc (Tuổi Trẻ ngày 14-6).
Thông tin từ Tổng cục Du lịch cho biết các sai phạm của Silent Bay là: sử dụng giấy tờ, tài liệu giả mạo khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế; sử dụng người nước ngoài làm việc tại công ty không tuân thủ những quy định của pháp luật; không thực hiện chế độ lập, lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định; không làm thủ tục đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế khi thay đổi người đại diện theo pháp luật; không cung cấp được xác nhận kinh nghiệm của người điều hành...
Trước đó vào tháng 2-2016, ông Wang Tao - phó tổng giám đốc Công ty du lịch quốc tế Chengdu (Trung Quốc) - có đơn gửi Bộ Công an và UBND tỉnh Khánh Hòa nhờ can thiệp việc người của Silent Bay đòi tiền “bảo kê” 500.000 USD trong một hợp đồng đưa 300.000 khách Trung Quốc đến Nha Trang trong năm 2016, trong đó Silent Bay đảm bảo cung cấp chứng chỉ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và thủ tục tạm trú hợp pháp, an toàn cho đội ngũ hơn 90 hướng dẫn viên và nhân viên người Trung Quốc.
Liên quan đến vụ việc này, thường trực Tỉnh ủy Khánh Hòa đã chỉ đạo UBND tỉnh gấp rút kiểm tra hoạt động của Silent Bay, đồng thời xem xét ông Trương Đăng Tuyến có vi phạm Luật phòng chống tham nhũng hay không trong việc để vợ và con trai góp vốn, điều hành công ty trên khi ông còn là giám đốc sở.
theo Tuổi Trẻ  online, DUY THANH

TQ dọa rút khỏi Công ước Luật biển nếu có phán quyết bất lợi về Biển Đông

Ảnh tư liệu: Tàu tuần duyên Trung Quốc rượt đuổi một tàu Việt Nam (không có trong hình) ngoài khơi Biển Đông.
Các nguồn tin ngoại giao hôm 20/6 cho hay Trung Quốc đã nói với các nước châu Á rằng nước này có thể rút khỏi Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển để đáp trả nếu phán quyết của tòa trọng tài quốc tế về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đi ngược lại quan điểm của Trung Quốc. Dự kiến tòa sẽ đưa ra phán quyết trong vài tuần tới.
Trong khi đó, cũng hôm 20/6, Thủ tướng Campuchia Hunsen nói nước này sẽ không ủng hộ bất cứ phán quyết nào của Tòa Trọng tài ở La Haye về việc Philippines khiếu nại các tuyên bố của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông Hunsen phát biểu như vậy tại một lễ tốt nghiệp ở Phnom Penh. Đây là lần đầu tiên ông đứng về phía Trung Quốc một cách rõ ràng về vấn đề này, cho dù lâu nay Campuchia vẫn được coi là thân Trung Quốc.
Trước đó, có tin Tổng thống đắc cử của Philippines Rodrigo Duterte nói sẽ không có đối thoại song phương giữa Philippines và Trung Quốc trong vòng hai năm tới về tranh chấp ở Biển Đông. Tin này được cựu ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói với báo chí hôm 17/6.
Trong vụ kiện của Philippines, Trung Quốc quan tâm nhiều nhất đến phán quyết về việc áp dụng đường 9 đoạn, còn gọi là đường lưỡi bò, mà Trung Quốc dùng để phân giới một cách mập mờ và đòi chủ quyền đối với hầu hết vùng biển có tranh chấp.
Philippines đã nộp đơn lên Tòa Trọng tài Thường trực ở La Haye vào năm 2013 để bác bỏ giá trị của đường phân giới này.
Theo các nguồn tin, Trung Quốc cho rằng kết quả tệ hại nhất sẽ là việc tòa căn cứ vào Công ước về Luật Biển 1982 (UNCLOS) để phán quyết rằng tuyên bố của Trung Quốc về “quyền lịch sử” đối với Biển Đông là không có cơ sở pháp lý quốc tế và bác bỏ giá trị của đường lưỡi bò. Trung Quốc đã nói với các nhà ngoại giao của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á rằng nước này không loại trừ khả năng rút khỏi công ước nếu điều đó xảy ra.
Nhiều chuyên gia tin rằng phán quyết sẽ không có lợi cho Trung Quốc trong tranh chấp ở Biển Đông. Vùng biển này là nơi có nhiều tranh chấp giữa các bên gồm Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Trung Quốc phê chuẩn UNCLOS năm 1996. Lâu nay nước này vẫn nói sẽ không chấp nhận hay tôn trọng phán quyết sắp tới của tòa trọng tài, đồng thời khẳng định tòa không có thẩm quyền về vụ việc.
Ngược lại, hành động khiếu nại của Philippines được nhiều nước hậu thuẫn, kể cả Mỹ và Nhật Bản. Việt Nam không công khai ủng hộ song nêu quan điểm rằng Việt Nam quan tâm đến vụ khiếu nại và đề nghị tòa lưu ý đến những quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam.
Mặc dù vụ khiếu nại được nhiều bên quan tâm, song có một thực tế là Tòa Trọng tài ở La Haye không phân xử về những tuyên bố chủ quyền của các bên tranh chấp ở Biển Đông mà chỉ phân xử về các quyền hải dương gắn với các tuyên bố đó.
Các chuyên gia cho rằng tòa có thể tuyên bố đường lưỡi bò không có hiệu lực pháp lý hoặc chất vấn về nó theo những cách thức buộc Trung Quốc phải làm rõ cơ sở pháp lý, điều mà Trung Quốc vẫn né tránh. Nhiều chuyên gia cũng tin rằng tòa có thể sẽ phán quyết rằng một số đảo nhân tạo do Trung Quốc xây không có quyền đòi có lãnh hải xung quanh.
Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc không có thẩm quyền buộc thực thi các phán quyết. Nhưng nếu phán quyết có lợi cho Philippines, Trung Quốc có nguy cơ bị tổn hại về uy tín và bị xa lánh trong khu vực nếu họ bỏ ngoài tai phán quyết của tòa và tiếp tục đòi chủ quyền.
Nếu phán quyết bất lợi cho Trung Quốc, nước này có thể tìm cách trừng phạt Philippines, như áp dụng những biện pháp không chính thức để hạn chế khách du lịch hoặc hàng hóa nhập khẩu.
Nguy cơ lớn nhất là Trung Quốc phản ứng mạnh đối với một phán quyết bất lợi và quyết định leo thang những tham vọng quân sự của họ ở Biển Đông bằng cách tuyên bố quyền kiểm soát bầu trời trong vùng hoặc tìm cách xây đảo nhân tạo ở bãi cạn Scarborough mà Philippines đã đòi chủ quyền.
Để đề phòng những phản ứng hung hăng hơn của Trung Quốc, Mỹ đã đưa nhiều thiết bị quân sự đến khu vực, bao gồm các việc tàu sân bay và chiến đấu cơ ghé thăm Philippines. Thông điệp gửi đi là bất cứ động thái gì của Bắc Kinh trên bãi cạn Scarborough cũng sẽ gặp sự đáp trả đáng kể của Mỹ.
Theo VOA, Japantimes.co.jp, Ft.com, Thestar.com, Asia.nikkei.com

Get paid to share your links!