Sunday, June 19, 2016

Hồng Kông : Nhân viên nhà sách dẫn đầu biểu tình chống Trung Quốc


mediaÔng Lam Wing-kee ( đội mũ giữa) dẫn đầu đoàn biểu tình chống Trung Quốc tại Hồng Kông ngày 18/06/2016.REUTERS/Bobby Yip
Hôm nay, 18/06/2016, một nhân viên nhà sách bị Trung Quốc bắt giam đã dẫn đầu một cuộc biểu tình tuần hành thách thức Bắc Kinh, vào lúc áp lực gia tăng đòi chính phủ phải trả lời các câu hỏi liên quan đến vụ này.



Lam Wing-kee là một trong năm nhân viên nhà sách đã mất tích vào năm ngoái. Cả 5 người đều làm việc cho một nhà xuất bản nổi tiếng với nhiều đầu sách về đời tư của các lãnh đạo Trung Quốc hoặc về các cuộc đấu đá nội bộ trong chế độ Bắc Kinh.
Lam Wing-kee đã được thả ra gần đây với yêu cầu phải trở lại Hoa lục ngày 17/06, nhưng ông đã quyết định ở lại Hồng Kông và mở cuộc họp báo ngày 16/06 để tiết lộ nhiều chi tiết về vụ bắt cóc và giam giữ ông.
Ông Lam Wing-kee kể lại rằng ông đã bị bắt khi đang đi qua biên giới giữa Hồng Kông và một thành phố gần Thâm Quyến vào tháng 10/2015. Sau đó, họ bịt mắt ông và dẫn ông về Thượng Hải bằng tầu hỏa. Tại đây, ông bị giam giữ trong vòng 5 tháng trong một căn phòng nhỏ, bị thẩm vấn liên tục. Ông cũng cho biết đã bị ép thú tội trên đài truyền hình Trung Quốc hồi tháng 02/2016.
Những tiết lộ của ông Lam Wing-kee trong tuần này khiến nhiều người dân Hồng Kông thêm lo ngại về sự kiểm soát ngày càng tăng của Bắc Kinh đối với đặc khu hành chính này.
Trả lời hãng tin AFP hôm nay, ông Lam Wing-kee cho biết ông không cảm thấy sợ hãi dù đã tiết lộ những chi tiết về vụ bắt giam ông, cũng như đã từ chối trở lại Hoa lục.
Các dân biểu thuộc phe dân chủ ở Hồng Kông đang đòi chính quyền cựu thuộc địa của Anh quốc trả lời rằng họ đã làm những gì để giúp đỡ các nhân viên tiệm sách. Họ chỉ trích chính quyền Hồng Kông chỉ là con rối trong tay Bắc Kinh. Còn về phần Bắc Kinh thì từ chối trả lời những cáo buộc của ông Lam Wing-kee, chỉ nói rằng ông này đã vi phạm luật pháp Trung Quốc.
Theo RFI,Thanh Phương

Saturday, June 18, 2016

Mỹ-Nhật-Ấn họp về an ninh hàng hải với trọng tâm là Trung Quốc

mediaQuần đảo Senkaku-Điếu Ngư nơi tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản và Trung Quốc. ( Ảnh chụp 9/2012).REUTERS/Kyodo/File Photo
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á Thái Bình Dương Daniel Russel sẽ đến Tokyo để tham gia hội đàm với đại diện hai nước Nhật Bản và Ấn Độ về hợp tác và an ninh hàng hải, với trọng tâm chắc chắn sẽ là Trung Quốc.
Hôm qua, 17/06/2016, bộ Ngoại giao Mỹ thông báo là ông Daniel Russel sẽ thăm Tokyo trong 3 ngày kể từ Chủ nhật và sẽ cùng với trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Nam và Trung Á Nisha Biswal hội đàm với các quan chức chính phủ Nhật và Ấn Độ để bàn về hợp tác ba bên và các vấn đề của khu vực.
Các cuộc thảo luận ba bên này chắc chắn sẽ đề cập đến tình hình Biển Đông, nơi mà Trung Quốc đang ráo riết xây dựng các đảo nhân tạo nhằm áp đặt chủ quyền của họ trên vùng này, gây lo ngại cho các nước trong khu vực. Đại diện ba nước cũng sẽ bàn về tình hình biển Hoa Đông, vùng tranh chấp giữa Bắc Kinh với Tokyo.
Hôm thứ Năm (16/06), các quan chức bộ Quốc phòng Nhật Bản tố cáo, một tàu do thám của Trung Quốc trước đó một hôm đã xâm nhập hải phận Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Đây là lần thứ hai một tàu chiến của Trung Quốc xâm nhập hải phận Nhật Bản kể từ sau Đệ nhị Thế chiến.
Theo hãng tin Kyodo, chiếc tàu nói trên của Trung Quốc dường như muốn theo dõi hai chiến hạm của Ấn Độ đã đi vào hải phận Nhật Bản để tham gia cuộc tập trận chung Malabar cùng với Nhật và Mỹ.
Trong những năm gần đây, Tokyo đã tăng cường quan hệ quốc phòng với New Dehli, xem Ấn Độ là « đối tác chiến lược », đồng thời cam kết sẽ đẩy mạnh hợp tác về an ninh.
 theo RFI

Nếu có khóc, hãy khóc cho ngư dân chúng tôi

ảnh : minh hoạ  1 trong những ngư dân bị "tàu lạ" đâm chết

Cái chết nào cũng đầy đau xót. Hàng ngày đọc báo vẫn thấy hình ảnh các ngư dân chết do bị tàu lạ đâm, cướp cá, cướp tài sản. Suy cho cùng nếu chúng ta chỉ dành riêng sự thương xót khi suy tôn các quân nhân là không công bằng khi lãng quên và im lặng với các ngư dân tử nạn vì bám biển khi bị tàu lạ đâm chết. Stt của anh bạn:
"Nếu có khóc, hãy khóc cho ngư dân chúng tôi. Chính những đồng bào tay không tất sắc này không hề rung sợ trước họng pháo của kẻ thù ngày đêm bám biển để khẳng định chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc. Trang bị của họ chỉ là tay lưới, mái chèo, là những chiếc thuyền gỗ thô sơ chứ chẳng phải là máy bay có trang bị vũ khí hiện đại trăm tỉ. Họ sẵng sàng đối mặt đơn độc với tàu chiến của kẻ thù ngang ngược trong lãnh thổ của tổ tiên để rồi ngày trở về của những người hùng này chỉ là môt cái xác ko hồn trong hầm đá ướt lạnh đúng ra là phải đầy ấp cá tôm. Và ngày trở về đất mẹ của họ chỉ đơn sơ đến vậy, ko kèn, ko trống, ko một lá cờ tổ quốc phủ lên nấp quan tài. Vậy các bạn phải nên biết có một sự trớ trêu là chính những ngư dân tay ko tất sắt đó, những ngư dân ko hề được trang bị những phương tiện vô cùng hiện đại đấy mới là những người đã cứu sống và tìm thấy xác của những người được gọi là anh hùng nhưng đúng ra những người đó phải bảo vệ và cứu ngư dân trước sự bạo tàn và mất nhân tính của kẻ thù. Những dòng này thay lời thương tiếc trước những ngư dân anh hùng. Họ là đồng bào tôi."
Đây là một trong rất ít những hình ảnh ngày trở về của họ trên mạng internet, trên các nguồn báo lề phải. Tôi đã khóc.
Xin cúi đầu trước vong linh các anh

Get paid to share your links!