Thursday, June 9, 2016
Hai anh em người Việt ra mắt dịch vụ ngủ trưa di động Nappify
Logo Google tại văn phòng ở Toronto, Canada. Google là một trong số nhiều công ty hiện đang khuyến khích văn hóa ngủ trưa đối với nhân viên.
08.06.2016
Hai anh em người Mỹ gốc Việt vừa mới ra mắt dịch vụ ngủ trưa di động đầu tiên trên thế giới ở Mỹ với tên gọi là Nappify. Kevin Pham và Ken Pham đã nảy ra ý tưởng dịch vụ này sau khi được truyền cảm hứng từ người cha về tầm quan trọng của việc ngủ trưa.
Kevin nói: “Người Việt và người Nhật thường ngủ trưa từ 1 giờ đến 2 giờ trưa mỗi ngày. Mọi người ngủ trưa để lấy sức cho hoạt động trong nửa ngày còn lại, tỉnh táo và tập trung. Người Mỹ cũng đã bắt đầu chú ý đến điều này. Các tập đoàn lớn như Google, Nike, British Airways cùng nhiều công ty khác đều khuyến khích văn hóa ngủ trưa, và đã đạt được thành công lớn nhờ hiệu suất công việc gia tăng và sự hài lòng của nhân viên”.
Theo kế hoạch, Kevin sẽ đưa Nappify đến các công ty và trường học địa phương để quảng bá và phục vụ mọi người. Anh vừa là chủ, vừa là người lái xe và điều hành dịch vụ. Kevin cho rằng ý tưởng khởi nghiệp này có độ rủi ro thấp do chi phí đầu tư không quá nhiều, quản lý tương đối đơn giản và không cần nhiều nhân viên.
Kevin nói về dịch vụ mới ra mắt này: “Các phòng đều có thiết bị đánh thức khách hàng bằng đèn thông minh do nhân viên điều khiển. Khi hết 45 phút, ánh đèn nhẹ sẽ sáng dần lên và thay đổi màu sắc theo ý thích của khách hàng để đánh thức họ dậy. Nếu khách hàng muốn, họ có thể tiếp tục ở lại phòng để học tập hay làm việc. Chúng tôi sẽ dọn phòng sạch sẽ sau mỗi lượt khách”.
Chiếc xe Nappify dài 5 mét, gồm 4 phòng có trang bị tivi, bàn, loa nghe nhạc, wifi, nước uống, tường cách âm và chi phí cho giấc ngủ trưa 45 phút là 12.99 đôla.
Sau thành công bước đầu, Kevin và Ken cũng dự tính mở rộng việc kinh doanh với việc thiết kế thêm nhiều xe tải với số lượng phòng ngủ tăng gấp đôi những vẫn đảm bảo gọn nhẹ. Hai anh em cũng muốn tạo ra một phần mềm để hỗ trợ khách hàng.
Theo VOA, VnExpress, WTVY, Nappify
Trung Quốc : Bị "hất hủi", doanh nghiệp châu Âu giảm đầu tư
RFI
Thời sự châu Á nổi bật với kết quả điều tra của Phòng Thương mại châu Âu kết hợp với văn phòng Roland Berger về môi trường kinh doanh tại Trung Quốc. « Chấm dứt thời kỳ vàng son cho doanh nghiệp châu Âu tại Trung Quốc »là nhận định của nhật báo kinh tế Les Echos.
Vào lúc Trung Quốc ồ ạt đầu tư vào châu Âu, thì các doanh nghiệp châu Âu đang hoạt động tại quốc gia đông dân nhất thế giới phải chịu hai bất lợi : tăng trưởng của nền kinh tế thứ hai thế giới bị chững lại và ngày càng bị phân biệt đối xử so với các doanh nghiệp địa phương. Ba lĩnh vực bị tác động nặng nề nhất do khó thâm nhập vào thị trường là cơ khí, dược phẩm và truyền thông đại chúng.
Trong số những người trả lời cuộc thăm dò, 56% nhận định hoạt động kinh doanh của họ tại Trung Quốc ngày càng khó khăn hơn, tăng thêm 5% so với năm 2015 ; 57% cho rằng các pháp chế về môi trường được áp dụng để chống các doanh nghiệp nước ngoài ; 70% cảm thấy không được chào đón nhiệt tình như cách đây 10 năm.
Nguyên nhân đầu tiên được Les Echos nêu bật là tác động của việc chính quyền kiểm soát truy cập internet gây bất bình trong giới doanh nhân nước ngoài. Bản báo cáo ghi rõ : « Dường như Bắc Kinh luôn phản ứng theo hướng ngược lại khi ban hành các đạo luật về an ninh, thường rất mơ hồ và bóp nghẹt việc truy cập internet đến mức trừng phạt các công ty trong nước cũng như quốc tế ».
Lý do thứ hai là quyền sở hữu trí tuệ. Dù có một đạo luật quy định vấn đề này nhưng không được tôn trọng trên thực tế. Trong bối cảnh này, không có gì ngạc nhiên khi các doanh nghiệp châu Âu và Hoa Kỳ chỉ dám tin một cách hạn chế vào những lời hứa mở cửa của chính phủ hay cam kết giảm sản xuất dư thừa công nghiệp, từ ngành công nghiệp nặng như lĩnh vực thép, than, xi-măng đến ngành sản xuất xe hơi hay phân phối. Lý do thứ ba là Trung Quốc đang mất dần khả năng cạnh tranh do lương của người lao động tăng cao và giá bất động sản ngày càng đắt.
Trái với một châu Âu rộng tay chào đón các nhà đầu tư Trung Quốc, Bắc Kinh lại ngày càng bảo hộ doanh nghiệp nội địa. Les Echos cho biết Liên Hiệp Châu Âu đang đàm phán với bắc Kinh một hiệp ước về đầu tư. Washington cũng đi theo cách này và thảo luận vấn đề trên trong cuộc đối thoại chiến lược Mỹ-Trung để yêu cầu Bắc Kinh mở cửa cho các doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc.
Subscribe to:
Posts (Atom)