Sống ở Việt Nam, chi phí đắt đỏ, cái xe ô tô nhỏ xíu với giá 84 triệu đồng thì về đất nước yên bình của chúng ta nó lên tới hơn 400 triệu đồng, gấp 5 lần con số thực.
Với một chiếc xe khoảng 20.000 USD thì về Việt Nam được bán ra khoảng 60.000 USD - 80.000 USD. Một con số khủng khiếp.
Trong khi đời sống đa phần người dân của Việt Nam đều rơi vào ở mức nghèo, thuộc các nước thế giới thứ ba, tức các quốc gia đang phát triển với mức thu nhập là trung bình thấp trở xuống (khoảng 2.000USD/người/năm).
Ô nhiễm môi trường ở hàng báo động đỏ cấp nguy hiểm/nguy hại từ thực phẩm (vấn nạn quốc gia), nước (nhiễm nhiều độc tố, hay có cặn bẩn, vỡ ống dẫn), không khí (gấp 5 lần chỉ số tiêu chuẩn WHO công bố) đến tiếng ồn (gấp 1.5-3 lần ngưỡng nghe, 60dB). Giá nhà đất ở thành phố đắt hàng đầu toàn cầu (thuộc 10 nước có giá đất đắt nhất hành tinh). Giá xăng cũng thường xuyên tăng mà mức giá bán ra thị trường luôn ở mức cao so với thế giới (cao hơn 3-5 lần nhiều bang ở Mỹ). Trong khi nền sản xuất của chúng ta không có giá trị nào, kể cả làm ra một con ốc vít hoàn chỉnh cũng chưa thể làm được cho khoa học.
Khi biển bị huỷ hoại diện rộng trên hàng trăm kilomet, người dân chật vật đi khởi kiện để đòi bồi thường thiệt hại thì dễ dàng bị vu cho là gây rối an ninh trật tự, chống phá nhà nước để rồi bị đánh đến máu me be bét, bị ngăn cản và phải từ bỏ việc khởi kiện ấy tại toà án.
Vào một dịp khác, người dân đến nơi tưởng niệm hàng vạn chiến sỹ đã hy sinh vì bảo vệ tổ quốc (1979), tưởng nhớ công lao những người ngã xuống để bảo vệ đảo Hoàng Sa (1974) của chế độ khác (VNCH) thì bị cấm cản, phá rối một cách công khai. Mà giặc đánh chiếm chúng ta đều là chính quyền bành trướng hung hãn Trung Quốc.
Chính quyền đang làm gì với dân chúng vậy?
Điều đó chỉ làm xấu đi sự quản trị của quốc gia đối với chính quyền, khi họ không muốn cho người dân thực thi quyền khởi kiện của mình theo Hiến định và pháp luật; không cho người dân (hoặc mặc nhiên để cho những kẻ thực hiện hành vi phá rối người dân năm này qua năm khác diễn ra công khai mà không giải quyết) đến nơi tưởng niệm thắp hương để tri ân công lao những người đã hy sinh vì bảo vệ tổ quốc và ôn cố lịch sử bi tráng của dân tộc trong công cuộc chống giặc Trung Quốc xâm lược.
Những thứ đó làm tổn thương không những hình ảnh quốc gia, xâm hại luật pháp, mà còn gây tổn thương giá trị lịch sử, tổn thương hai thế hệ, cả người ngã xuống và những người còn sống muốn ghi ơn và quan trọng hơn cả là gây ra hao hụt niềm tin của tất thảy mọi người vào những hành động của cả hai phía, của người dân lẫn chính quyền đang trị vì đất nước.
Luân Lê
No comments:
Post a Comment