Chẳng biết con Chó nhà ông hàng xóm bị bịnh gì mà nó kêu ăng ẳng từng cơn ra vẻ đau đớn lắm. Mỗi lần nó lên cơn đau là nó tru lên làm cho tất cả các con Chó trong xóm xúm lại thay nhau sủa inh ỏi!
Hai con Chó nhà tôi từ sáng đến giờ đứng sát tường rào chõ mõm qua nhà ông hàng xóm sủa hậm hực. Tôi kêu gì nó cũng không chịu về, đến bữa ăn nó cũng không về ăn. Bực mình, tôi lấy xích ra kéo cả 2 con về cột trước hiên nhà, nhưng nó vẫn không chịu ăn, mà cứ nhìn qua nhà ông hàng xóm. Thỉnh thoảng lại sủa vống lên!
Chợt nhớ lại câu mà ông bà ta thường nói: "Một con Ngựa đau, cả Tàu bỏ cỏ". Câu tục ngữ này xuất xứ từ giai đoạn lịch sử nào đó, chuyện rằng: "Có một bầy Ngựa sống chung một chuồng. Một hôm, trong bầy ngựa có một con bị đau không ăn được, thế là cả bầy Ngựa đó buồn rầu cũng bỏ (cỏ) không ăn"
Ông bà ta truyền lại câu tục ngữ này có ý nhắc nhở chúng ta phải biết tương thân, tương ái. Phải biết chia sẻ hoạn nạn giữa con người và con người với nhau.
Thời tiểu học, chúng tôi được dạy những câu ca dao, thành ngữ.. nói về tình nhân loại.Ví dụ: "Bầu ơi thương lấy Bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn". Câu này nhắc nhở ta phải thương yêu, đùm bọc Dân Tộc của mình. Cho dù: người Kinh, người Nùng, người Mán...không cùng màu da, không cùng ngôn ngữ (khác giống) nhưng cùng chung một Tổ Quốc (Một giàn). Hoặc câu: "Chị ngã, Em nâng" Câu này nói lên sự giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
Con Chó của tôi nó không có học hành, nó không biết thế nào là ca dao, là thành ngữ, là tục ngữ.... Nó không được ai rao giảng đạo đức cái con mẹ gì! Nhưng. Nó biết thương yêu đồng loại của nó! Đồng loại nó bị ốm đau, nó lo lắng, nó không ăn, nó luôn nhìn về hướng đồng loại của nó đang nằm rên ư ử để dõi theo từng giờ.
Những sinh vật của 2 tấm hình bên dưới này chẳng biết có phải cùng loại với nhau hay không? Nếu, đúng đây là đồng loại với nhau thì loại này nó còn tệ hơn loại Chó. Cụ thể là thua xa cả 2 con Chó nhà tôi, Thật!
Ngô Trường An
No comments:
Post a Comment